Mô hình phát triển nào cho Việt Nam

04:44 CH @ Thứ Tư - 05 Tháng Mười Một, 2014

Câu chuyện về cái đuôi định hướng

Một ngày cuối năm 2013, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận được một câu hỏi của nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: “Quy luật chính của kinh tế thị trường là gì?”. Ông Thiên, sau một hồi suy nghĩ, đáp ngắn gọn “cạnh tranh”.

Ông Tuyển cần làm rõ ý này vì đang chuẩn bị bản thảo “thông điệp đầu năm mới” của Thủ tướng. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận trước đó làm ông băn khoăn vì nhiều người nói quy luật đó là quy luật cung - cầu. Song, ông Tuyển có vẻ không thông: “Tôi nghĩ cung - cầu là quy luật của một nền sản xuất hàng hóa chứ không phải là kinh tế thị trường. Tôi vẫn nghĩ đó phải là quy luật lợi nhuận và cạnh tranh. Quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng phải là cạnh tranh”.

Câu chuyện trên được cả ông Thiên kể, và ông Tuyển xác nhận lại tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu vừa diễn ra. Bản thân nó cho thấy, giới nghiên cứu vẫn còn chưa thông tỏ với khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - mà mô hình kinh tế theo khái niệm đó đã được Việt Nam theo đuổi kể từ sau Đổi mới. Ông Thiên thừa nhận: “Tôi chưa hề nghe định nghĩa cụ thể nào về khái niệm này từ bất kỳ ai bấy lâu nay”. Chuyên gia Lê Đăng Doanh bổ sung thêm: “Sau 30 năm đổi mới chúng ta vẫn nợ khái niệm này”.

Nếu muốn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành có hiệu quả thì cấu trúc sở hữu và quy luật vận hành phải đảm bảo nguyên tắc thị trường, phân bổ nguồn lực cơ bản phải theo nguyên tắc thị trường.

Đó là một câu chuyện dài. Cho đến khi chuẩn bị văn kiện cho Đại hội IX năm 1999, những người thuộc tổ biên tập đưa ra khái niệm rất dài dòng về mô hình kinh tế cho Việt Nam “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên của tổ biên tập, nhớ lại: “Định nghĩa đó dài quá, nên mọi người mới cô đọng lại chỉ còn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ”.

Tuy nhiên, ngay cả nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là thành viên của tổ biên tập cũng không hề hình dung được nội hàm của nó. Ông Lưu Bích Hồ kể: “Bản thân tôi cũng không nhận thức hết. Mãi sau này không rõ, tôi mới hỏi, vậy nội hàm của định hướng xã hội chủ nghĩa là gì, kinh tế thị trường là gì? Không ai giải thích được”, ông kể lại với giọng tiếc nuối.

Hệ lụy

Chuyên gia Võ Đại Lược nhận xét, Việt Nam là nền kinh tế thị trường duy nhất trên thế giới lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo, cùng với quan điểm kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Đây là quan điểm kinh tế thị trường được hiểu theo hướng làm biến dạng và méo mó, gia tăng vai trò can thiệp hành chính, mệnh lệnh của Nhà nước. Khu vực kinh tế quốc doanh có tỷ trọng quá lớn tới khoảng 34% GDP, nắm giữ phần lớn nguồn lực song làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ thất thoát lớn. Bên cạnh đó, chế độ sở hữu đất đai được xác định là sở hữu toàn dân, trở thành “cái ô” cho các nhóm lợi ích lợi dụng.

Theo đó, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh thêm: “Chúng ta chưa bao giờ xác định được thế nào là định hướng xã hội chủ nghĩa để xem Nhà nước có thể can thiệp đến đâu. Rút cuộc là Nhà nước đã trở nên ôm đồm, không có luật chơi, không có định hướng”.

Vậy, nền kinh tế hiện nay đã thiên lệch về phía nào, tiến lên kinh tế thị trường hay vẫn còn ở vế xã hội chủ nghĩa. Ông Thiên giải thích: “Chúng ta đang chuyển sang cơ chế thị trường do có quyết tâm hội nhập rất cao. Nhưng có nghịch lý là cách thức, mô hình phát triển lại giữ kinh tế ở mức rất thấp trong thời gian. Chúng ta theo thị trường, nhưng cạnh tranh lại ít, thiếu động cơ, động lực cho phát triển. Có nghĩa bản thân chúng ta rất mâu thuẫn”.

Đây chính là nguyên nhân sâu thẳm làm cản trở tiến trình tái cơ cấu kinh tế trên ba trụ cột là cải cách doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng, và đầu tư công vốn được coi là đổi mới lần 2 của Việt Nam. Có vô số lập luận cho nhận định này. Ông Thiên nói: “Chúng ta thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa bằng nỗ lực giữ cơ chế phi thị trường: là cơ chế xin - cho, là doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Chúng ta vào WTO với hy vọng làm gia tăng chất kinh tế thị trường, thì lạ lùng thay, chúng ta lại gia tăng mạnh can thiệp hành chính để đối phó với khó khăn. Chúng ta muốn có kinh tế thị trường nhưng lại không muốn tạo ra cơ chế cạnh tranh. Giá lao động, giá vốn, giá nhiên liệu, giá đất vẫn không theo thị trường. Cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân không thể xác lập... Rốt cuộc, cơ cấu kinh tế ngày càng phát triển sai lệch do các yếu tố phi thị trường”.

Một bản báo cáo của đoàn giám sát của Quốc hội về chủ đề tái cơ cấu cũng đưa ra quan điểm như vậy: “Việc đạt được mục tiêu “bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế” vào cuối kế hoạch năm năm 2011-2015 là hết sức khó khăn, kết quả này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020”.

Nỗ lực tiếp nối

Trong bối cảnh này, nhu cầu có một định nghĩa rõ ràng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại một lần nữa được đặt ra. Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung, trong một buổi thuyết trình cho Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh - người phụ trách tổ biên soạn kinh tế cho văn kiện đại hội tới, đã nói rất rõ điều này.

Ông Cung nói: “Khác biệt của kinh tế thị trường hiện đại và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở chính vai trò của Nhà nước nhiều hơn, tốt hơn trong phát triển và giải quyết các vấn đề xã hội”. Ông khẳng định, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải là nền kinh tế thị trường hiện đại. Trên cơ sở đó, định hướng xã hội chủ nghĩa bằng việc Nhà nước làm nhiều hơn và thực hiện tốt hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, như tạo nhiều hơn cơ hội phát triển cho người dân; đảm bảo công bằng hơn về cơ hội phát triển; chú ý nhiều hơn đến tăng trưởng toàn diện, bao trùm. Bên cạnh đó, Nhà nước đầu tư phát triển vào các vùng, lĩnh vực mà kinh tế tư nhân không làm, hoặc không làm được; Nhà nước không đầu tư kinh doanh, đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận. Nhà nước chi tiêu nhiều hơn cho phát triển giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân và an sinh xã hội; Nhà nước vì dân phục vụ nhiều hơn.

Ông nói đầy tha thiết: “Làn sóng cải cách lần thứ hai này phải thị trường hơn, và Nhà nước đương nhiên phải thay đổi. Kinh tế thị trường có thể không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng không chuyển sang kinh tế thị trường thì cũng không giải quyết được gì cả”.

Nhận xét của ông Cung được hầu hết các nhà kinh tế chia sẻ. Ông Lưu Bích Hồ nói: “Chủ nghĩa xã hội xét cho cùng là vì con người, vì xã hội, vì sự công bằng, và tiến bộ...”.

Còn ông Trần Đình Thiên nói: “Kinh tế thị trường trước hết phải có cấu trúc sở hữu, các nguyên tắc vận hành phải tôn trọng nguyên tắc thị trường. Còn định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là những đặc điểm nó hướng tới, như kinh tế thị trường xã hội chẳng hạn, là Nhà nước dùng những quyền lực để can thiệp vào đảm bảo cân đối của cải công bằng hơn.

Nếu muốn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành có hiệu quả thì cấu trúc sở hữu và quy luật vận hành phải đảm bảo nguyên tắc thị trường, phân bổ nguồn lực cơ bản phải theo nguyên tắc thị trường. Nếu Nhà nước can thiệp vào quá trình ấy thì phải phân bố nguồn lực theo theo cơ chế thị trường, chứ không phải dùng ý chí của mình như hiện nay”.

Liệu những băn khoăn của họ sẽ được làm rõ trong quá trình chuẩn bị văn kiện cho đại hội tới? Đó là câu hỏi then chốt giúp tạo đường ray cho tiến trình đổi mới lần 2 cần được phát động.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội

    26/07/2019Nguyễn Trọng ChuẩnÝ thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu là môi trường vô cùng thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả quê hương, đất nước và cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của xã hội.
  • Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    29/11/2014Lê Nguyễn Hương TrinhCuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp...
  • Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa

    14/09/2014Từ xưa đến nay giới nghiên cứu của chúng ta cũng như giới báo chí chưa đặt ra vấn đề chủ nghĩa tư bản là gì, chủ nghĩa xã hội là gì. Vì không có một định nghĩa rõ ràng về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội cho nên chúng ta cũng không biết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì...
  • Chút ít lương tri trong thời kỳ kinh tế thị trường

    24/02/2014Cao Xuân HạoThời kinh tế thị trường là một giai đoạn tất yếu mà nước ta phải trải qua để tiến xa hơn nữa, hướng tới một trật tự cao hơn nữa, một xã hội công bằng và văn minh hơn. Trong thời kỳ này, người dân, trong đó có giới trí thức nói chung và giới văn nghệ nói riêng, sống trong một không khí rất khác với giai đoạn trước đây, khi toàn dân còn phải tiến hành hai cuộc kháng chiến ác liệt, cái thời kỳ mà về sau người ta quen gọi là thời “bao cấp”.
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Phát triển kinh tế tư nhân - xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    06/09/2008Đặng Minh TiếnPhát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng ta...
  • Toàn cầu hoá, kinh tế thị trường và sự nghèo đói

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đói với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Về thực chất của bước chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    21/06/2007Nguyễn Hữu VượngNền kinh tế nước ta hiện đang ở giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền kinh tếthị trường. Do vậy, thực chất của giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền kinh tếthị trường. Do vậy, thực chất của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta, đương nhiên là một vấn đề đặc biệt có ý nghĩa, rất cần phải được nghiên cứu, xem xét...
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường

    21/05/2007Đỗ Lan HiềnKinh tế thị trường đi liền với cuộc sống hối hả chạy đua, người giàu mải miết làmăn, tiền bạc có thể dư thừa nhưng thời gian dành cho gia đình, con cái lại khan hiếm, sự giáo dục gia đình bị suy giảm, phó thác cho giáo dục nhà trường và xã hội, người nghèo mải vật lộn kiếm sống, ít nghĩ đến nhân phẩm, đạo đức.
  • Về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

    14/05/2007Đoàn Quang ThọQuan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, song ở đây, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
  • Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

    04/05/2007Lê Thị Tuyết BaTừ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh rất nhiều cái được, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực.
  • Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

    20/10/2006Nguyễn Ninh ThựcGiống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • xem toàn bộ