Về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

04:36 CH @ Thứ Hai - 14 Tháng Năm, 2007

Quan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, song ở đây, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.

Chúng ta đều biết, khi nghiên cứu xã hội tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn đó là cơ sở sâu xa làm nảy sinh các mâu thuẫn khác và quy định sự vận động phát triển của xã hội tư bản. Từ đó, các ông đi đến dự báo về sự thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bằng chế độ công hữu. Việc thay thế chế độ tư hữu bằng chế độ công hữu, theo quan điểm của các ông, không thể tiến hành ngay một lúc, mà phải là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên, vào giai đoạn lịch sứ đó, các ông chưa chỉ ra mô hình cụ thể về chế độ công hữu.

Khi vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen vào điều kiện cụ thể ở nước Nga, V.I.Lênin đá chỉ ra hai con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đối với các nước tư bản phát triển, sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, sẽ chuyển trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Đối với các nước lạc hậu, con đường đó phải trải qua nhiều khâu trung gian, nhiều bước quá độ khác nhau. Ngay sau cách mạng tháng Mười, trong tác phẩm "Về bệnh ấu trĩ "tả khuynh" và tính tiểu tư sản", V.I.Lênin đã cực lực phê phán những tư tưởng nóng vội muốn xác lập ngay chế độ công hữu. Đặc biệt, trong chính sách kinh tế mới, ông đã đưa ra tư tưởng về nền kinh tế nhiều thành phần, về các hình thức kinh tế quá độ, đặc biệt là vấn đề sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước với tư cách là "sự chuẩn bị vật chấtđầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờđi vàochủ nghĩa xã hội", là "nấc thang lịch sử", là "bước tiến lên" chủ nghĩa xã hội.

Sau khi V.I.Lênin mất, Liên đã đi vào thực hiện công nghiệp hoá, đẩy mạnh quốc hữu hoá và tập thế hoá, thực hiện quản lý kinh tế theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Mô hình đó đá phát huy tác dụng tích cực trong điều kiện Liên bị các nước tư bản bao vây, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Từ đó dẫn đến quan điểm tuyệt đối hoá mô hình kế hoạch hoá tập trung, tuyệt đối hoá công hữu được hình thức: toàn dân và tập thể. Thậm chí, vào những năm 80 của thế kỷ XX, ở Liên đã không ít người cho rằng, hình thức sớ hữu tập thể đang từng bước chuyển thành sở hưu toàn dân. Như vậy, vào giai đoạn lịch sử đó đã xuất hiện quan niệm cho rằng, chế độ công hữu phát triển đến đỉnh cao se trớ thành một hình thức sở hữu duy nhất là sở hữu toàn dân. Song, giờ đây, trên thực tế, mô hình đó đã sụp đổ còn chủ nghĩa tư bản thì vẫn tiếp tục phát triển. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại mô hình sở hữu xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, mớicó thể đi đến một quan niệm nhất quán về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Muốn có câu trả lời đúng cho vấn đề này, trước hết phải có phương pháp tiếp cận đúng.Chúng ta không thể lấy ý muốn chủ quan thay thế các quy luật khách quan. Theo quy luật thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển cửa lực lượng sản xuất. Trong lịch sử, sự phát triển của lực lượng sản xuất là quá trình không ngừng đổi mới và hoàn thiện công cụ lao động, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ người lao động, là quá trình hình thành, phát triển phân công lao động xã hội, chuyểền từ lực lượng sản xuất có tính chất cá nhân lên lực lượng sản xuất có tính chất xã hội. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò to lớn, lực lượng sản xuất đã mang tính quốc tế, quá trình chuyển biến đó ngày một rõ ràng hơn.

Cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, các chế độ sở hữu cũng như các hình thức sở hữu cũng thay đổi. Trong lịch sử phát triền của nhân loại, các chế độ sở hữu đã lần lượt thay thế nhau: từ chế độ công hữu nguyên thuỷ đến chế độ chiếm hưu nô lệ, phong kiến, chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa. Lịch sử phát triển của nhân loại cũng cho thấy, không có một chế độ sở hữu nào là thuần nhất một hình thức sở hữu, mà nó là sự đan xen nhiều loại hình, nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Tuy nhiên, trong đó có một loại hình sở hữu đóng vai trò chi phối, quy định bản chất của chế độ sở hữu trong từng giai đoạn lịch sử. Xu hướng phát triển của nhân loại không phải đi đến chỗ đơn nhất hoá mà ngược lại, ngày càng đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Nếu như trong xã hội nguyên thuỷ chỉ mới có công hữu nguyên thuỷ thì ngày nay, trong các nước đều đan xen rất nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Xu hướng phát triển đó là tất yếu, phù hợp với quá trình xã hôi hoá của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất có tính xã hội đòi hỏi quan hệ sản xuất cung phải có tính xã hội. Tính xã hội ở đây thể hiện trong tính đa dạng của nó, chính tính đa dạng đó mới tạo ra sự kết hợp tối ưu các yếu tố của lực lượng sản xuất. Trước đây, nói đến chế độ công hữu là nói đến quá trình biến tư liệu sản xuất thành sở hữu toàn dân và tập thể, và cuối cùng, đi đến một hình thức sở hưu duy nhất là sở hưu toàn dân. Từ đó dẫn đến công hữu hoá ồ ạt, càng nhanh càng tốt. Song thực tiễn đã cho thấy, đó là quan điểm sai lầm. Chế độ cônghưu xã hôi chủ nghĩa khônghề gạtạtbỏ tínhđa dạng cáchình thức sở hữu mà ngược lại, chúng thống nhất vớinhau. Trong tínhđa dạng các hính thức sở hữu, công hữu phải giữ vai trò chiphối. Điều đó cho phép phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đồng thời giữ vững được bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi "phải trải quamột thòi kỳ quáđộ lâu dàivới nhiều chặng đường, nhiềuhình thức tổ chức kinh tế xã hội có tính chất quá độ và trong thời kỳ quá độ ấy có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế". Trong đường lối kinh tế, Đảng ta đề ra: "Đẩymạnh công nghiệphoá, hiện đạihoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tựchủ, đưanước ta trở thànhmột nước công nghiệpưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồngthời xây dựng quanhệ sản xuân phùhợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề rất mới mẻ về lý luận và thực tiễn. Phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là chúng ta chưa thể có ngay chủ nghĩa xã hội theo đúng nghĩa của nó, mà đó là một quá trình, là mục tiêu mà chúng ta phải đạt tới. Trong quá trình đó, phải từng bước xác lập chủ nghĩa xã hội, phải tạo ra những điều kiện, những tiền đề để phát triển theo đúng quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội, tránh nguy cơ chệch hướng. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế với mục tiêu xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường nhằm thực hiện "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, Đảng ta chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Và "từ các hình thức sở hữu cơ bản: sớhữu toàndân, sở hữu tập thể và sở hữutư nhânhình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp". Để đạt được điều đó, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu đài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân".

Theo đó, có thể nói, quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải kếthợp chặt chẽ giữa hai mặt: mộtmặt, phảiđa dạng hoá cáchình thức sớhữu và coiđó là một trongnhững điều kiện tất yếu của kinh tế thị trường, mặt khác,phải không ngừng củng cố và hoàn thiện sở hữu toàn dân và sở hữu tậpthể. Đó là yếu tố quyết địnhđảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa về mặt kinh tế.Việc kết hợp hai mặt đó là nét đặc thù của quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    29/11/2014Lê Nguyễn Hương TrinhCuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp...
  • Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

    20/10/2006Nguyễn Ninh ThựcGiống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...