“Khai dân trí” phải đi liền với “chấn dân khí”
Trước hiện trạng truyền thông mạng đang nhiễu loạn với các thông tin lá cải tràn ngập, soi mói đời tư, gián tiếp và trực tiếp xúc phạm đến con người (loạt bài “Truyền thông: những chuyện không tử tế” Tuổi Trẻ), TS Bùi Văn Nam Sơn chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ...
Theo dõi báo chí, nhất là chuyên đề “Truyền thông: những chuyện không tử tế” trên báo Tuổi Trẻ, tôi thấy hiện tượng trên không còn ở mức đáng báo động nữa mà đã thật sự trở thành một thảm họa. Nó phá hoại xã hội, nhiễm độc văn hóa, đe dọa những thành tựu vốn ít ỏi của giáo dục. Tuy nhiên, phản hồi sôi nổi của bạn đọc hoan nghênh loạt bài kịp thời trên đây và đồng thanh chia sẻ sự bất bình, phẫn nộ cho thấy sức đề kháng của xã hội và dư luận còn rất mạnh. Vậy tại sao hiện tượng ấy vẫn chưa thấy thuyên giảm, trái lại vẫn lấn tới và còn tỏ ra thách thức dư luận?
Tôi nghĩ cần phải thẳng thắn nhìn rõ thực trạng và nguyên nhân. Trong hệ thống truyền thông chính thức, phần lớn bài chính luận thường xơ cứng, ít sức thuyết phục. Nhiều vấn đề nóng bỏng của thời cuộc và thiết thân với đời sống nhân dân được ghi nhận mờ nhạt. Lối thoát đương nhiên là những câu chuyện tưởng là vô thưởng vô phạt, rồi ngày càng được dung dưỡng, trở nên nhảm nhí và nguy hại như một bệnh dịch.
Vì thế, nếu không thay đổi đường lối và cung cách truyền thông, và nhất là nếu không nhận rõ và khắc phục sự mù quáng của một lối sống và làm ăn kinh tế theo kiểu chủ nghĩa tư bản hoang dại thì khó mà đẩy lùi tình trạng đồi bại này được.
Vào cuối thập niên 1960 ở miền Nam, trước nguy cơ băng hoại xã hội và văn hóa, nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo đã thành lập Mặt trận bảo vệ văn hóa dân tộc. Nhà phê bình văn hóa Lữ Phương đã dùng một từ đích đáng để vạch mặt chỉ tên tệ nạn lúc bấy giờ: “nền văn nghệ đĩ bợm”!
Dùng chữ gì cho tình trạng hiện nay của chúng ta thì tôi chưa nghĩ ra (có thể khó mà hay hơn!), nhưng cách thức vẫn còn giá trị: không thể không vận động dư luận để đấu tranh quyết liệt!
“Khai dân trí” phải đi liền với “chấn dân khí”, thiết tưởng đó là nhận định rất sáng suốt của nhà khai minh vĩ đại Phan Châu Trinh. Truyền thông hiện nay đang làm bại hoại dân khí, trong khi tưởng nhầm rằng đang “khai dân trí’ bằng những tin... “lộ hàng” và soi mói đời tư!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015