Duy tân?

08:22 CH @ Thứ Tư - 13 Tháng Tám, 2014

Theo Hán Việt từ điển, học giả ĐàoDuy Anh giải thích “duy tân”: điều gì cũng sửa lại mới (réformer). Sau này, nhà Hán – Nôm học Phan Văn Các bằng phương pháp thu thập các từ tố và từ ngữ HánViệt trong tiếng Việt hiện đại đã biên soạn cuốn từ điển Từ điển từ Hán Việt đãgiải thích “duy tân”: cải lương theo cái mới (động từ).

GS Phan Ngọc không giải thích như vậy, ông viết rằng: “các nhà Nho hay lấy hai chữ “Duy tân” trong “Đại học” để giải thích rằng Khổng tử chủ trương đổi mới. Nhưng đọc toàn bộ “Luận ngữ” không bao giờ thấy Khổng tử tin vào thế hệ mới màchỉ thấy ông lo thế hệ này sẽ phá vỡ mất cái đẹp từ xưa để lại [….].

Chỉ đến thế kỷ XVIII trước sự xuất hiện của nền tái sản xuất mở rộng, các nhà tư tưởng mới nói đến tiến bộ khôngngừng, nhưng ngay trong giai đoạn này, J.J. Rousseau, một nhà tư tưởng lỗi lạc đương thời vẫn còn chủ trương xã hội (hiện đại) làm hư hỏng con người, conngười phải quay trở về thời đại xưa. “Tân” trong “Duy tân” có nghĩa là “cái đầu tiên”, không có nghĩa là “mới” điều mà ta thấy trong “tân nguyệt” là “trăng non”, “tân niên” là “đầu năm”, “tân nương” chỉ cô gái “nguyên xi”*.Và cũng theo GS Phan Ngọc, do nhu cầu đổi mới có thực trong lòng mọi người, nên khi tiếp xúc với Châu Âu, các học giả cách mạng hiểu “duy tân” mang ý nghĩa là“đổi mới”, điều mà Khổng tử không hề nghĩ đến.

Nói đến các cuộc “duy tân” ở nước tađầu thế kỷ XX, cho đến nay vẫn còn nhiều người lẫn lộn các khái niệm: Phong trào Duy tân, Duy tân hội (Hội Duy tân)Khởi nghĩa Duy Tân, kể cảcác bậc trí thức, các nhà nghiên cứu. Xin được nêu ví dụ: trên tạp chí NghiênCứu Văn Học, số 11 năm 2008, GS Phong Lê có viết: “… chí sĩ trong phong tràoDuy tân và Đông Kinh nghĩa thục như Phan Bội Châu (1867 – 1940), Phan Chu Trinh(1872 – 1926), Lương Văn Can (1854 – 1927)…, những người tuy vẫn gốc gác và cốtcách nhà Nho nhưng lại có sứ mệnh kết thúc lịch sử và lịch sử văn học trung đạivà mở đầu thời kỳ hiện đại”. Viết như vậy vô hình trung làm cho người đọcngộ nhận 3 chí sĩ trên cùng trong một tổ chức chính trị, cùng một phong trào,cùng mục đích và chủ trương cứu nước giống nhau. Thực ra, các cụ đều là nhữngtrí thức hết lòng vì nước, vì dân nhưng mục đích và con đường cứu nước của cáccụ hoàn toàn không giống nhau. Góp phần nói rõ các khái niệm trên đây, ngườiviết bài này xin được nêu lại:

- Phong trào Duy tân: do bộ ba Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp khởi xướng ở Quảng Nam vàlàm cuộc Nam du vận động theo khẩu hiệu: “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” và chủ trương xu hướng bất bạo động.

- Hội Duy tân (Duy tân hội):Phan Bội Châu cùng với Nguyễn Thành (Tiểu La, Nguyễn Hàm), Đỗ Đăng Tuyển, Tăng Bạt Hổ, Đặng Thái Thân, Đặng Tử Kính… thành lập cũng tại Quảng Nam và tôn CườngĐể làm Hội chủ với chủ trương: “cốt sao khôi phục Việt Nam độc lập”, ý tưởng vềchế độ quân chủ lập hiến theo xu hướng vũ trang bạo động và xuất dương sang Nhật cầu viện, sau đó gọi là phong trào Đông Du.

- Khởi nghĩa Duy Tân: sau khi phong trào Đông Du tan rã do Chính phủ Nhật trục xuất các du học sinh, Phan Bội Châu về Trung Quốc tập hợp lực lượng cách mạng để thành lập Việt Nam Quang phục hội. VNQPH đã lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa mà tiêu biểu hơn cả là cuộc Khởi nghĩa Duy Tân do Trần Cao Vân, Thái Phiên, Lê Đình Dương, Lê Ngung trên danh nghĩa Vua Duy Tân và chính vị vua yêu nước này cũng tham gia.

- Đông Kinh nghĩa thục: làtrường học kiểu mới do Lương Văn Can làm hiệu trưởng, đồng thời là tên củaphong trào yêu nước ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc được những nhà cách mạng từ các phong trào Duy tân và phong trào Đông Du ủng hộ và tham gia.

Ngoài ý nghĩa về mặt từ ngữ, hiểu được các cụm từ đã nêu sẽ góp phần phân biệt được bản chất lịch sử cũng như chủ trương của từng phong trào, tránh những sai sót không đáng có.

Đôi lời được trao đổi.

-----------

Ghi chú: *: Phan Ngọc, “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, NXB Văn học, 2002.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu từ bạo động cách mạng sang đấu tranh ôn hòa

    26/12/2017Đỗ Minh Tứ (*), Hoàng Thị Thu Huyền (**)Phan Bội Châu đã có quá trình chuyển biến tư tưởng từ cách mạng bạo động sang đấu tranh ôn hòa của Phan Bội Châu. Tác giả cũng đề cập tới hai khuynh hướng ủng hộ và phê phán - trong thái độ của người đương thời trước bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu, nêu ra một số ý nghĩa trong bước chuyển tư tưởng của Phan Bội Châu...
  • Nguyễn An Ninh – người “đánh thức” các thế hệ thanh niên “mê ngủ”*)

    14/08/2017GS. Trần Văn GiàuỞ Nam Bộ những năm trước 1930 có một người đã có công đánh thức cả một thế hệ thanh niên còn mê ngủ. Bản thân tôi những năm trẻ tuổi đi vào con đường cách mạng, tôi được nhiều người dẫn dắt, mà người dẫn dắt trước hết, sâu sắc nhất, quyết định nhất, chính là người đó – anh Nguyễn An Ninh...
  • Di sản Hồ Chí Minh: Mười hai chữ vàng

    19/08/2016GS. NGND Nguyễn Ngọc Lanh“Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa” - Hồ Chí Minh. Hai tuần sau khi giành chính quyền, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có bản Tuyên ngôn Độc lập với thế giới, mà tác giả chính là Hồ Chí Minh...
  • Bài học lịch sử

    16/11/2015Nhà văn Thiếu Sơn (1908-1978)Bỏ được chiếc ngai vàng là một bước tiến vĩ đại giúp cho nhà lãnh đạo phải thân dân, chịu sự kiểm soát của dân. Nhưng cũng do đó mà họ có sự hậu thuẫn thường xuyên của dân tộc. Thiếu sự hậu thuẫn đó hay làm mất sự hậu thuẫn đó, họ sẽ bị lạc lõng cô đơn. Nếu họ không bị nhân dân quật ngã thì họ cũng bị ngoại bang chi phối...
  • Trần Trọng Kim với Việt Nam Sử Lược

    16/03/2014Mai Khắc ỨngTôi nhận biết một Trần Quốc Vượng bên trong Trần Quốc Vượng trên bục giảng của đời sống hiện đại. Theo chỉ bảo của thầy Vượng, tôi nghiền ngẫm cuốn sách "Việt Nam Sử lược" và mãi cho đến nay, mỗi lần cần viện đến chứng cứ lịch sử, tôi vẫn phải nhờ Trần Trọng Kim...
  • Phan Văn Trường - kiến trúc sư của “Yêu sách của nhân dân Việt Nam”

    09/07/2011Tiến sĩ luật Cù Huy Hà VũCuối năm 1908, sau khi Đông Kinh Nghĩa Thục mà ông tham gia bị chính quyền thực dân đàn áp, Phan Văn Trường sang Pháp là “để khỏi phải chứng kiến những cảnh đau lòng trong đời sống thuộc địa” như sau này ông thổ lộ, nhưng suy cho cùng cũng là để tìm phương tiện đấu tranh mới cứu đồng bào mình khỏi chế độ thực dân hà khắc và tàn bạo. Và một trong những phương tiện đó chính là kiến thức pháp luật. Thực vậy, ngay sau khi đến Paris ông đã theo học ngành luật tại Đại học Sorbonne nơi ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về luật hình và do đó trở thành tiến sĩ luật học đầu tiên của Việt Nam...
  • Cuộc hội ngộ 5 nhân vật phi thường ở Mác-xây

    25/06/2011Bùi Quang Minh (giới thiệu)... đây là một tư liệu lịch sử hiếm có về nhiều nhân vật tầm cỡ lập nước có giao thoa sự nghiệp (hội ngộ tại một thời điểm) mà chúng ta vẫn còn rất thiếu thốn tư liệu về họ, và chưa được tổ chức nghiên cứu và đánh giá chu đáo, đầy đủ, công khai... Mặt khác qua tư liệu duy nhất này, bậc tiền bối còn để lại nhiều thông điệp quan trọng cho hậu thế... Chúng ta được chứng kiến các đường lối cứu nước, thực thi cách mạng Việt Nam gần 100 năm trước do các nhân vật lịch sử đưa ra bàn bạc, cọ xát, suy xét vì lợi ích của dân tộc ra sao.
  • Văn hóa, nhân cách lãnh đạo và vận mệnh đất nước

    31/01/2011Trần Văn ThọNhững quyết định về chính trị hay quân sự của người ở vị trí lãnh đạo thường đưa đến những hệ quả lớn đối với vận mệnh của một đất nước, một dân tộc. Người lãnh đạo nếu có trình độ văn hóa cao, có tố chất nhân văn cao cả hay ít nhất có bên mình những quân sư, cố vấn thông hiểu lịch sử và quy luật vận động phức tạp của xã hội, của tâm tình con người, của biến chuyển trên thế giới thì các quyết định thường đem lại một thời đại xán lạn của dân tộc, của đất nước sau đó, hay ít nhất là tránh được những hiểm họa...
  • GS. Vũ Đình Hòe - Từ sinh viên đại học Đông Dương đến Bộ trưởng của nước Việt Nam độc lập

    31/01/2011Minh ThưCụ Vũ Đình Hòe - vừa từ trần ngày 29/1/2011, tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), hưởng thọ 100 tuổi (Cụ sinh năm 1913). Cụ Vũ Đình Hòe là trí thức lớn của dân tộc. Cụ là Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục đầu tiên trong Chính phủ Lâm thời tháng 8/1945, là Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong suốt 15 năm từ tháng 3/1946 đến năm 1960. Đồng thời, cụ là vị đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 của Thủ đô Hà Nội...
  • “Ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc, Đảng không có lợi ích gì khác!"

    11/01/2011Đỗ Hoàng LinhTừ khi lãnh đạo Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng một chính đảng trong sạch vững mạnh :” Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”...
  • xem toàn bộ