Nhìn lại thị trường chứng khoán: Đâu là thực, đâu là hư?
Đang được đánh giá là những “phiên chợ chiều” kể từ ngày thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đi vào hoạt động, vậy mà năm 2006, TTCK bất ngờ tăng tốc với sự kiện hàng loạt các “đại gia” lên sàn, đẩy giao dịch bước vào thời kỳ nóng, với giá trị cổ phiếu giao dịch đạt ngưỡng theo dự kiến đến năm 2010 mới có được. Sự phát triển nóng này có đúng thực chất hay chỉ là những giao dịch “ảo” làm lợi cho một nhóm người nào đó, đang là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm?
Một màu chói sáng
Từ chỗ trong suốt gần 10 năm trời, chỉ có vài chục cổ phiếu, chứng chỉ được đưa lên Sàn giao dịch chứng khoán, thì đến năm 2006, theo thống kê có trên 117 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của các Công ty và quỹ đầu tư niêm yết trên 2 Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGD-CK) Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với tổng giá trị văn hoá đạt 10 tỷ USD (bằng 17%
Tuy nhiên, điều kỳ lạ trong số 117 Công ty hiện có, chủ yếu mới đưa chứng khoán đã phát hành ra niêm yết là chính, rất ít doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn. Nghĩa là hầu hết các doanh nghiệp mới dừng lại ở khâu mang cổ phiếu ra TTGD để đánh bóng "hình ảnh", mà chưa chú trọng đến công tác huy động vốn. Bởi thế, chỉ một tỷ trọng nhỏ trong tổng số giá trị vốn hàng hoá 10 tỷ USD trên là nguồn vốn thực sự được đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra giá trị giatăng cho nền kinh tế (chưa phải là TTCK đích thực, nơi tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế). Vậy tại sao, trong năm qua, TTCK lại "nóng" đến vậy? Nhiều người nhờ đómà “hót bạc", tuy không ít người trắng tay.
Bàn tay vô hình: Đầu cơ?
Quản lý một nềnkinh tế phát triển ở mức cao đã khó, quản lý nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi cũng khó hơn, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã tâm sự như thế, và đối với TTCK Việt Nam trong việc quản lý cũng vậy. Thế nên, một điều hiển nhiên, ngoài các yếu tố khác, sự phát triển quá nóng của TTCK hiện tại không thể không tính đến việc đầu cơ của các tổ chức và một nhóm người nào đó, như nhận định của các chuyên gia kinh tế. Việc cổ phần hoá khép kín cũng là mộttrong những nguyên nhân gây ra sự đầu cơ đó.
Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước khép kín, bằng việc phát hành cổ phần ưu đãi trong Công ty (ít phát hành ra bên ngoài), đã nảy sinh vấn đề một số người có chức, quyền dùng tiền mua gom hết cổ phần. Sau khi cổ phiếu đã được phát hành, cùng với nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước hậu cổphần hoá, doanh nghiệp được thế ăn nên, làm ra...trở nên có tiếng tăm. Và đúng vào thời điểm "tiếng tăm" nhất, DN đưa nhau ra sàn...với các thông số về tài chính, lợi nhuận và một vài thủ thuật, có thể là vừa bán vừa mua, đẩy thị trường “sục sôi" nhà đầu tư (không có liên đới) thấy thế cũng nhảy vào. Kết quả, chỉ số chứng khoán tăng vù vù giá trị giao dịch cũng vậy. Và người hưởng lợi nhất, chính là người nắm giữ cổ phiếu bán ra nhiều nhất.
Cạnh việc đầu cơ từ phần "nguồn" như đã phân tích ở trên, còn có sự đầu cơ của những nhà đầu cơ chuyên nghiệp (có tiền). Tức là họ biết lợi dụng cơ chế chính sách về chứng khoán chưa hoàn thiện và quá mới mẻ đối với Việt
Nếu chiếu
Chờ đợi gì?
Với việc thực thi cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về tỷ lệ giữ cổ phần, cổ phiếu của người nước ngoài trong các Công ty, nên trong năm qua có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài "nhảy" vào TTCK Việt Nam. Chính sự tham gia cuộc chơi của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng là nhân tố giúp TTCK trở nênnóng và sôi động hơn. Tuy nhiên, về kinh nghiệm, chắc chắn họ sẽ có thừa. Hiện một số Công ty lớn của nước ngoài đã và đang rục rịch chiến dịch mua cổ phiếu của doanh nghiệp Việt
Cùng với việc Luật Chứng khoán đã có hiệu lực, Chính phủ cũng đã ban hành xong Nghị định triển khai và việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK hy vọng sẽ thiết lập lại trật tự ở thị trường này. Trên nền tảng những gì đã đạt được trong năm qua, năm 2007, TTCK vẫn và sẽ hoạt động sôi nổi, thậm chí nóng, nhưng là cái nóng thực của một thị trường bậc cao như chức năng vốn có của nó, chú không phải nóng do một nhóm người tạo ra như công luận và các nhà kinh tế đặt dấu hỏi!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường