Một số vấn đề về thực trạng và định hướng phát triển đời sống tinh thần ở nước ta
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, hầu hết các lĩnh vực của đời sốngtinh thần ở nước ta đều có những thay đổi sâu sắc. Tuy nhiên, vẫn còn có những lĩnh vực tinh thần chậm chuyển đổi, chưa phản ánh kịp thời những thay đổi của đời sống vật chất - xã hội. Việc xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, hiện đại, phát triển theo hướng hài hoà, đồng bộ đang trở thành nhu cầu cấp thiết, nhằm đáp ứng kịp thời
Có thể khẳng định rằng trong những năm gần đây, đời sống tinh thầnở nước ta, vềcơ bản, đã phản ánh chân thực và kịp thời những thay đổi của đời sống vật chất – xã hội.
Điều đó được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực tư tưởng chính trị. Trước xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, đồng thời, nhận thấy rõ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của xã hội, nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất, Đảng ta đã kịp thời đề ra chủ trương xây đựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đi đôi với chủ trương đổi mới kinh tế, Đảng ta còn chủ trương đổi mới và dân chủ hoá tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó lĩnh vực (đời sống) tinh thần được đặc biệt quan tâm.
Như chúng ta đã biết,
Rõ ràng, trong giai đoạn hiện nay, nhờ có sự đổi mới tư duy (tư tưởng) chính trị của Đảng mà đất nước ta có sự đổi mới toàn diện trong đó đổi mới kinh tế được ưu tiên hàng đầu. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng định: “Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có sự đổi mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế..."
Ngoài lĩnh vực tư tưởng chính trị, sự biến đổi để nhận thấy nhất trong đời sống tinh thần là các lĩnh vực khoa họe và giáo đục. Do có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và sự thúc đẩy mạnh mẽ của nhu cầu phát triển kinh tế mà khoa học phát triển khá nhanh về chất lượng và quy mô, nhất là khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, công nghệ. Nhiều thành tựu mới của khoa học và công nghệ đã được ứng dụng kịp thời vào hầu hết các ngành sản xuất, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế, nhất là ở các ngành nông nghiệp và viễn thông.
Tất nhiên, tiền đề của sự vượt trước đó chính là đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ. Nói cách khác, tư tưởng chính trị của Đảngluôn có sự phản ánh vượt trướcso với trìnhđộ phát triển
Bên cạnh những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ, lĩnh vực giáo dục cũng có những chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục - đào tạo có được nâng lên, đáp ứng tương đối khá nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều dáng lưu ý là sự đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo đã thực sự góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, tạo điều kiện thực hiện sự bình đẳng trong học tập và làm tăng thêm đáng kể số lượng trí thức - nguồn lực quan trọng của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Văn hoá tinh thần với tính cách là một bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần cũng có những biến đổi sâu sắc. Các giá trị và các hoạt động văn hoá truyền thống được khôi phục mạnh mẽ - từ các giá trị đạo đức đến các giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ, từ các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng đến các hoạt động tình cảm như hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa…
Trong những năm gần đây,một số lĩnh vực của đời sống tinh thần ở nước ta phản ánh chệch hướng và chưa kịp thời những thay đổi của đời sống vật chất và xã hội. Trước hết, trong lĩnh vực khoa học, mặc dù có một số yếu tố phát triển khá nhanh, song nhìn
Trong lĩnh vực giáo dục, nhiều khâu vẫn chậm đổi mới, nhiều nơi, nhiều lúc chỉ chú trọng đến số lượng, xem nhẹ chất lượng và biểu hiện rõ tính chất "thương mại hoá". Điều đáng lo ngại là hiện tại, một số biểu hiện tiêu cực khá trầm trọng, trái với (nếu không muốn nói là chống lại) đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chăng nạn, tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn còn lan tràn (dưới hình thức biến tướng - "ép" phụ huynh học sinh viết đơn đề nghị cho con em được học thêm, mở lớp "bồi dưỡng" học sinh giỏi, ) nhất là ở bậc tiểu học, mặc dù từ năm 1996 Đảng và Nhà nước đã có chủ trương nghiêm cấm dạy thêm, học thêm và ban hành chính sách tăng lương cho ngành giáo dục.
Lĩnh vực văn hoá tinh thần tuy có những chuyển biến rõ rệt nhưng vẫn còn không ít hiện tượng trì trệ, lạc hậu và tiêu cực, phản ánh sai lệch đời sống hiện thực và chệch khỏi bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong các yếu tố đạo đức lối sống và trong một số hoạt động tinh thần mang tính chất truyền thống như cưới xin, ma chay, lễ hội, đình đám...Đặc biệt, "sự suy thoái về đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có cả cán bộ có chức có quyền" là một trong nhưng nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự suy giảm và xói mòn niềm tin trong ý thức cá nhân và trong đời sống dư luận xã hội về chế độ xã hội.
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, Đảng ta đã chủ trương phát triển một số lĩnh vực cơ bản của đời sống tinh thần, trong đó đáng lưu ý nhất là Văn kiện Hội nghị TW lần thứ II (khóa VIII) và văn kiện lần thứ V (khóa VIII). Để góp phần làm rõ cơ sở lý luận của những đường lối, chủ trương nói trên của Đảng, từ góc độ triết học, chúng tôi xin được đề xuất một số định hướng cơ bản nhằm phát triển đời sống tinh thần ở nước ta hiện nay.
Bảo đảm sự phát triển đồng bộ, hài hòa tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần.Cũng như đời sống vật chất, đời sống tinh thần là một chỉnh thể thống nhất và bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc phân chia đời sống tinh thần thành các lĩnh vực khác nhau mang ý nghĩa rất tương đối. Có thể có nhiều cách phân chia khác nhau về đời sống tinh thần, song người ta buộc phải thừa nhận một điều rằng đời sống tinh thần bao gồm nhiều lĩnh vực (yếu tố) khác nhau như tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục, khoa học, văn học - nghệ thuật, tâm lý, tình cảm…
Các lĩnh vực tinh thần nằm trong một chỉnh thể thống nhất nhưng lại thường xuyên tác động lân nhau, kết hợp với nhau theo mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, để đảm bảo được tính chỉnh thể, toàn vẹn của đời sống tinh thần cần có sự phát triển đồng bộ, hài hoà tết cả các lĩnh vực tinh thần. Việc tăng cường phát triển khoa học, giáo dục phải gắn với việc xây dựng môi trường đạođức trong sạch và lối sống lành mạnh. Việc định hướng nội dung và tăng cường chất lượng trong sáng tác văn học - nghệ thuật đi đôi với việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ tư tưởng chính trị và trình độ khoa học - văn hoá...Sự phát triển thiếu đồng bộ, thiếu hài hoà giữa các lĩnh vực khác nhau của đời sống tinh thần sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn, sự suy thoái về đạo đức, lối sống sẽ ảnh hưởng xấu đến tư tưởng chính trị và niềm tin của không ít thành viên trong xã hội, đến chất lượng, hiệu quả của các hoạt động khoa học, giáo dục, lý luận…
Kếthợp việc phát triển đồng bộ,hài hoà tất cả các lĩnh vực tinh thần với việc phát triển trọngđiểm mộtsố lĩnh vực tinh thần.Để quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh chóng trở thành hiện thực, bên cạnh việc và phát triển đồng bộ, hài hoà tất cả các lĩnh vực tinh thần, cần phải đẩy mạnh phát triển một số lĩnh vực tinh thần trọng điểm. Trước hết, lĩnh vực tư tưởng chính trị (cụ thể là tư tưởng chính trị của Đảng) phải luôn được quan tâm phát triển, bổ sung và hoàn thiện, nhằm phản ánh kịp thời những thay đổi của đời sống kinh tế -xã hội và tiên lượng được những đường hướng phát triển mới phù hợp với tiềm năng của đất nước và xu thế của thời đại. Các lĩnh vực khoa học và giáo dục cấn được ưu tiên phát triển hơn nữa, bởichúng là nhân tố quan trọng và hàng đầu tạo ra nguồn trí lực và nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc xây dựng ột nền đạo đức lành mạnh , một lối sống cao đẹp cũng đang là nhiệm vụ cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân. Thực hiện tốt nhiệm vụ đó sẽ không chỉ góp phần làm lành mạnh hoá toàn bộ đời sống tinh thần, mà còn góp phần thúc đẩy việc thực hiện công bằng và dân chủ hoá trong đời sống kinh tế, chính trị.
Bảo đảm sự cân đối và thống nhấttrong cáchoạt động sản xuất, phânphối, trao đổivà tiêu thụ sảnphẩm tinh thần.Tương tự như đời sống vật chất, đời sống tinh thần, cũng bao gốm các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ (những sản phẩm tinh thần ). Các hoạt động này nằm trong một chu trình thống nhất và giữa chúng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Để đời sống tinh thần luôn giữ vững tính chỉnh thể và có sự phát triển đồng bộ, hài hoà, một trong những biện pháp quan trọng là bảo đảm sự cân đối, thống nhất giữa các hoạt động tinh thần nói trên. Nếu một trong các hoạt động tinh thần đó bị phá bỏ hoặc đạt hiệu quả thấp thì sẽ tác động xấu đến các hoạt động tinh thần khác. Chăng hạn, hoạt động phân phối sản phẩm tinh thần bị phá bỏ sẽ làm cho hoạt ộng sản xuất tinh thần bị ngưng trệ. Hơn nữa, một trong các hoạt động tinh thần đó bị phá bỏ hoặc ngưng trệ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực tinh thần khác.Chẳng hạn, hoạt động sán xuất tinh thần bị ngưng trệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các lĩnh vực khoa học, giáo dục, văn học - nghệ thuật...
Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta, việc duy trì sự cân đối, thống nhất giữa các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm tinh thần cũng là một trong những nhiệm vụ cần thiết. Trước hết, muốn cho sản xuất tinh thần phát triển, ngoài việc các hoạt động phân phối, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm tinh thần phải luôn giữ được sự thông suốt, còn cần phải tăng cường đầu tư nguồn trí lực và tài lực. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách miễn giá hoặc trợ giá đối với một số sản phẩm tinh thần được truyền bá, tiêu thụ ở những bộ phận dân cư nghèo và ở những vùng sâu, vùng xa.
Tóm lại, trải qua hơn một thập kỷ tiến hành đổi mới, đời sống tinh thần của xã hội ta đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nêu có sự định hướng đúng đắn và kịp thời hơn nữa, bước sang thế kỷ XXI, đời sống tinh thần của xã hội ta chắc chắn sẽ phát triển lành mạnh và vững chắc hơn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh