Tự do ứng cử & tinh thần công dân

12:00 SA @ Thứ Hai - 19 Tháng Ba, 2007

Đến hết ngày 8/3/2007 tại TP.HCM ta có gần 90 người nhận hồ sơ tự ứng cử QuốcHội... Đáng chú ý là trong những người tự ứng cử, ngoài 46% là doanh nhân, còn có nhiều ngành nghề khác nhau: trí thức, công nhân, sinh viên, bảo vệ, kế toán, giáo viên, cán bộ hưu trí... Số người dưới 40 tuổi chiếm 46%, có 13 phụ nữ tự ứng cử. Số luợng tự ứng cử chắc chắn sẽ tăng lên ở TP.HCM cũng như trong cả nước. Có nhiều động cơ không hoàn toàn giống nhau giữa những người tình nguyện đứng ra gánh vác việc nước, song hiện tượng đáng mừng nói trên là một làn gió mới rất lành mạnh thổi vào cuộc sống đất nước, làm khởi sắc tinh thần công dân, một nhân tố rất quan trọng của sự nghiệp phát triển đất trước khi tiến trình hội nhập đang đi vào chiều sâu.

Quả thật khó có thể hình dung trước được những bất ngờ diễn ra dồn dập trong một quãng thời gian ngắn song chặng đường của hội nhập và phát triển đạt được lại khá dài như vừa qua đã là nguyên nhân tạo ra những nét mới cho cuộc bầu cử sắp tới mà hiện tượng tự ứng cử nói trên là một ví dụ.

Những đột phá của hoạt động đối ngoại đưa tiến trình hội nhập đi vào chiều sâu, đòi hỏi và thúc đẩy các hoạt động đối nội, như những tương tác truyền lực trong một cỗ máy đang hoạt động tăng tốc. Với việc gia nhập WTO, đất nước đã được đặt vào trong một quỹ đạo mới của phát triển với những sức hút và lực đấy mới chưa từng có. Chính những thành tựu ấy làm khởi sắc ý thức trách nhiệm và tinh thần công dân trước vận nước đang lên. Những chuyển động của guồng máy tinh tế làm nền cho những khởi sắc trong hoạt động xã hội. Chưa lúc nào tính đồng thuận xã hội được thể hiện mạnh mẽ như hiện nay. Trong bối cảnh có nhiều nét phong phú đa dạng của đời sống đất nước khi thế và lực của dân tộc đang tăng lên, tầm vóc của Việt Nam được nhìn nhận như "một ngôi sao mới nổi” cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII được triển khai.

Rõ ràng thời điểm bầu cử Quốc hội lần này khác hẳn 10 lần trước kể từ Quốc Hội khóa II. Điều đó đòi hỏi phải có những đổi mới căn bản nhằm nâng cao chất lượng dân chủ của tiến trình triển khai cuộc bầu cử. Từ khâu chuẩn bị, nội dung và cách thức các cuộc "hiệp thương” giới thiệu danh sách ứng cử và bầu cử, khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân tự ứng cử thực hiện việc giới thiệu cương lĩnh tranh cử của các đại biểu được giới thiệu, đặc biệt là các đại biểu tự ứng cử, đều phải thể hiện một bước phát triển một tương thích với bối cảnh mới so với những kỳ bầu cử trước đây.

Không đổi mới, vẫn cứ theo lối mòn quen thuộc trước đây, sẽ là sự quay lưng lại một hiện thục sống động, làm mất lòng dân. Tiến trình ấy sẽ quyết định ý nghĩa của lá phiếu của cử tri bỏ vào thùng phiếu, thực hiện quyền tự do và trách nhiệm công dân của mình. Tiến trình đó phải là tiến trình dân chủ hóa xã hội được thể hiện trong tất cả các khâu của hoạt động chuẩn bị cho ngày bầu cử Quốc hội ngày 20/5/2007 tới thật sự là "ngày hội toàn dân”.

Phải làm cho ý thức trách nhiệm và tinh thần công dân được phát huy mạnh mẽ chứ đừng để thui chột đi. Gánh nặng đang đặt trên vai những người đang cầm trịch cho tiến trình dân chủ, đòi hỏi những quyết đoán mau lẹ và mạnh dạn. Thời gian đang thúc giục.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đại biểu Quốc hội có nhất thiết phải am hiểu luật?

    09/01/2006Đoàn Tiểu LongCác đại biểu Quốc hội vì thế không nhất thiết là luật gia, mà trước hết phải là chính khách. Điều quan trọng nhất họ cần nắm được, đó là tâm tư, nguyện vọng của các cử tri đã tín nhiệm cử họ làm đại diện...