Không cao nhưng phải hợp lý

TS (ghi)
09:42 SA @ Thứ Sáu - 30 Tháng Tư, 2010

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn, người ta nói nhiều về vấn đề lương của giới khoa học. Có ý kiến cho rằng, khó mà làm khoa học trong điều kiện lương bổng như hiện nay, đồng thời lại có ý kiến cho rằng nhà khoa học phải biết dấn thân và hy sinh để làm nghiên cứu. GS Hoàng Tụy đã có cuộc trao đổi với Tia Sáng chung quanh chủ đề này.

Không cao nhưng phải hợp lý

Không nhà khoa học nào đòi hỏi đời sống vật chất cao mới làm việc - những người như thế cũng không thể làm khoa học. Nhưng nhà khoa học mà phải chạy ăn hàng ngày hoặc phải làm thêm mới đủ sống thì cũng không thể làm chuyên môn tốt được. Lương của nhà khoa học vì thế cần bảo đảm cho họ một mức sống hợp lý, trên mức trung bình của xã hội, để họ được giải phóng khỏi nỗi lo cơm áo gạo tiền.

Đồng lương thấp dễ gây ra chảy máu chất xám. Các nhà khoa học có tài sẽ ra nước ngoài sống hoặc không về nước sau khi được gửi đi đào tạo. Tuy nhiên tôi không nghĩ những người đó là không yêu nước. Với đồng lương thấp, họ không yên thể tâm làm việc, giao thiệp quốc tế khó khăn; trong khi ở nước ngoài lương cao, điều kiện làm việc tốt, năng lực của họ tiếp tục được phát triển - việc họ không quay về cũng là chính đáng. Thay vì phê phán họ, chúng ta nên có chính sách thiết thực để tránh mất dần đội ngũ cán bộ khoa học có tài.

Mặt khác, đồng lương thấp cũng khó giữ tài năng cho các nhà khoa học trẻ. Muốn làm khoa học có kết quả, ít nhất trong 10 năm đầu, nhà khoa học trẻ phải dành toàn tâm, toàn ý và toàn thời gian cho nghiên cứu. Nếu không được như vậy, năng lực của họ sẽ bị phân tán và mai một.

Hai phần tách bạch

Phải thấy rằng, ngoài nhu cầu vật chất như bất kỳ người bình thường nào, nhà khoa học còn có những nhu cầu đặc thù khác.

Trước hết, đó là nhu cầu trao đổi với bạn bè đồng nghiệp, nhu cầu được làm việc trong những nhóm khoa học để cùng nhau hình thành nên những ý tưởng độc đáo. Điều kiện sống chưa dư dả rõ ràng là một nguyên nhân khiến lâu nay trong nước chưa hình thành được các nhóm khoa học mạnh, bên cạnh nguyên nhân không ít nhà khoa học có tài đã chọn sống và làm việc ở nước ngoài. Tôi biết ở Pháp có một nhóm các nhà toán học trẻ hằng năm gặp nhau cả tháng trời để cập nhật tình hình và để... phê phán nhau triệt để. Ở Việt Nam thì khó mà làm như vậy, nếu không có nhà nước tài trợ, nhà khoa học lấy đâu ra kinh phí để vào Huế hay Sài Gòn họp với đồng nghiệp trọn tháng.

Ngoài ra, bất kỳ nhà khoa học nào cũng đều có nhu cầu giao du với bạn bè quốc tế. Nếu mức sống giữa họ và các bạn đồng nghiệp nước ngoài quá chênh lệch sẽ dễ nảy sinh ra những mặc cảm. Ví dụ, tôi được bạn mời nhưng đến khi muốn mời lại bạn thì tôi không có tiền. Trước đây mấy chục năm, các bạn hiểu cho ta thôi và chúng tôi cũng không thấy có vấn đề gì nhưng ngày nay, những mặc cảm đó, giống như những gì các nhà khoa học Đông Âu từng trải nghiệm trong mối quan hệ với đồng nghiệp Tây Âu một thời, không phải ai cũng dễ dàng vượt qua.

Nhà khoa học còn có nhu cầu đăng bài trên các tập san quốc tế. Viết báo thông thường thì được nhuận bút, trong khi viết các bài khoa học đã tốn công sức mà không bao giờ có nhuận bút, đó là chưa kể một số tập san còn đòi trả hàng trăm đô mới đăng bài. Với các nhà khoa học nước ngoài có kinh phí kinh phí nghiên cứu thì không thành vấn đề, nhưng các nhà khoa học của ta hầu như chưa có khoản đó, mà nếu có, lại thường được coi như khoản bù đắp thêm cho chi phí sinh hoạt.

Bất kỳ ai làm khoa học đều phải lo lưu trữ tư liệu. Ở các nước tiên tiến, các nhà khoa học vững rồi đều có thư ký giúp việc, ít thì cũng 3-4 nhà khoa học chung một thư ký. Nếu nhà khoa học tự làm lấy mọi việc thì sẽ mất thời gian cho khoa học và năng suất nghiên cứu sẽ giảm. Trước đây từng có một so sánh về năng suất làm việc giữa giáo sư Liên Xô và giáo sư Mỹ chỉ ra rằng năng suất của giáo sư Liên Xô kém giáo sư Mỹ một phần do ở Mỹ, những việc không cần đến trí óc của giáo sư thì đều có người khác làm thay, trong khi ở Liên Xô, chỉ những nhà khoa học làm lãnh đạo mới được hưởng điều kiện đó.

Vì nhiều lẽ như thế, chính sách về lương cho nhà khoa học cần tách bạch thành hai phần, phần để bảo đảm điều kiện sinh hoạt bình thường, phần để bảo đảm điều kiện nghiên cứu. Ở ta, trong khoa học cơ bản mãi gần đây mới thực hiện việc đó nhưng bản chất vẫn nhằm tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho nhà khoa học.

Không thể đòi hỏi ai cũng là Perelman

Cái nhìn thực tế là như vậy. Khi bàn vấn đề chính sách lương cho cán bộ khoa học, tôi không bao giờ nhằm đến hai đối tượng: một là những người quá chú trọng tiền tài, đặt tiền tài lên trước sự nghiệp; hai là những người dấn thân bất chấp mọi trở ngại (nhân đây, tôi xin nói thêm, theo tôi, dấn thân không có nghĩa là chấp nhận làm việc trong những điều kiện sống và làm việc tồi tệ). Hai đối tượng này đều thuộc số ít, trong khi theo tôi làm chính sách là phải hướng đến số đông của cộng đồng.

Một chính sách về khoa học chỉ nhằm vào những người có tinh thần hy sinh thì chính sách đó không thực tế, chỉ là hô hào suông; nó đồng thời cũng hết sức vô lý khi đòi hỏi sự hy sinh đơn phương từ phía các nhà khoa học, một vấn đề không được đặt ra với các ngành nghề khác.

Mới đây, nhà toán học nổi tiếng người Nga Grigori Perelman từ chối giải thưởng trị giá 1 triệu USD của Viện Toán học Clay với tuyên bố: "Tôi không cần gì hết. Tôi đã có tất cả những gì mình muốn", mặc dù ông sống trong căn hộ quá sức giản dị. Trong khoa học luôn có những con người đáng nể phục như vậy, tuy nhiên lấy đó làm gương để theo thì bản thân tôi, một người làm khoa học mấy chục năm, thú thật là không thể. Nếu ở địa vị của ông ấy, tôi không làm như vậy và tôi không mặc cảm hay xấu hổ gì khi nói ra điều này. Không nên và không thể đòi hỏi nhà khoa học nào cũng phải như Perelman, coi thường vật chất đến cực đoan.

Cách đây ít lâu, tôi nghe kể một vị lãnh đạo khi bàn về vấn đề lương cho các nhà khoa học đã nói đại ý, lương của lãnh đạo như ông mới được 7-8 triệu một tháng thì lương nhà khoa học làm sao có thể 10-112 triệu/tháng được. Có lẽ vị lãnh đạo đó chưa biết, ngay ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, lương của ông Chủ tịch Viện Hàn lâm đã cao ngang lương Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tôi nhớ, ông Trần Bạch Đằng từng viết trong một bài báo rằng, lương nhà khoa học cao ngang lương Chủ tịch nước hay Thủ tướng cũng là bình thường bởi đóng góp trí tuệ của họ là nền tảng cho các tiến bộ trong xã hội.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo sư Hoàng Tụy: Giáo dục không thể đổi mới vụn vặt

    16/07/2019GS Hoàng TụyCăn nhà GD đã cũ nát…nhưng cứ loay hoay nay cơi nới chỗ này, mai sửa chữa chỗ kia, rốt cuộc thành ra căn nhà “dị dạng” chẳng ai muốn ở. Gia đình nào có khả năng đều tìm cách gửi con em ra nước ngoài để “chạy trốn” GD trong nước - GS Hoàng Tụy
  • Để có lớp trí thức xứng đáng

    12/05/2018Hoàng TụyThời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới.
  • Giáo sư không phải "giá trị quốc gia"

    28/03/2018GS Hoàng TụyGS, PGS là 1 nhiệm vụ ở cơ sở ĐH cụ thể, chứ đâu phải "giá trị quốc gia" đến mức phải để Bộ trưởng GD-ĐT bổ nhiệm?". GS Hoàng Tụy thất vọng khi cầm trên tay bản quy định mới về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm GS, PGS ban hành ngày 31/12/2008. Trao đổi với VietNamNet, ông cho rằng đây là "cải tiến nửa vời, có nhiều điều không hợp lý, không hiệu quả".
  • Bệnh giả dối đang thành nỗi nhục lớn

    02/06/2015Bùi Hoàng TámSự giả dối hiện nay đang có nguy cơ trở thành nỗi nhục trong khi truyền thống dân tộc Việt Nam không phải là dân tộc giả dối. Ngành giáo dục càng không thể là ngành giả dối
  • Khó chữa căn bệnh “thâm căn, cố đế” trong giáo dục

    24/08/2009Hoàng Anh ThắngNhững nỗ lực cải cách giáo dục để vượt qua khỏi trì trệ, bảo thủ đã được Giáo sư Hoàng Tụy gửi đến các cơ quan cao nhất của Chính phủ, Quốc hội. Thẳng thắn nhìn lại những tồn tại trong vấn đề giáo dục hiện nay, ông đã có buổi trò chuyện với phóng viên Đại Đoàn Kết xung quanh vấn đề này.
  • Về triết lý giáo dục

    28/07/2009Nguyên NgọcTheo tôi, nguyên nhân đầu tiên, sai lầm đầu tiên và bao trùm là ở chính vấn đề quan trọng nhất, cơ bản nhất của giáo dục: ở triết lý giáo dục. Nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Tôi cho rằng đang có vấn đề hết sửa nghiêm túc ở chỗ này, nơi lâu nay ta tưởng mọi sự đã chẳng còn có chuyện gì phải bàn nữa.
  • Hoàng Tụy (1927 - 2019)

    27/06/2009Ông là một GS toán học nổi tiếng, Viện trưởng Viện toán, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam. Ông đặc biệt quan tâm và có nhiều đóng góp để chấn hưng, cải cách và hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà...
  • Nền giáo dục Việt Nam: Đang ở tọa độ nào, và định vị ra sao?

    17/07/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Như nhiều lần đăng đàn, Giáo sư Hoàng Tụy tuy trong tư cách của một trí thức hàng đầu, một nhà giáo dục lâu năm này lại tiếp tục có nhiều ý kiến tâm huyết để tiếp tục chấn hưng giáo dục nước nhà…
  • Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá

    09/06/2008GS. Hoàng TuỵBài diễn thuyết của GS Hoàng Tuỵ với chủ đề: "Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hoá" được trình bày và thảo luận tại Viện IDS ngày 6/6/2008.
  • Không nên vô cảm trước sự tụt hậu

    15/07/2006GS. Hoàng TụyTrong kiến nghị gửi lên Trung ương và Chính phủ, chúng tôi đề nghị cần phải xây dựng lại giáo dục (GD) từ gốc. Vì sao?
  • 7 kiến nghị cấp bách về phát triển giáo dục Đại học

    21/06/2006GS Hoàng TụyTrước đây ta xây dựng Đại học theo mô hình Liên xô cũ, nay nềnĐại học đó không còn thích hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, song những biện pháp sửa đổi chắp vá thời gian qua đã phá vỡ tính hệ thống của nó, rốt cuộc tạo ra cảnh tượng lộn xộn, không còn chuẩn mực, không theo quy củ, tuỳ tiện, và kém hiệu quả. Muốn thoát ra khỏi tình trạng này, cần có thời gian và một lộ trình hiện đại hoá thích hợp.
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • “Lương, cỡ nào cũng sống được - thế mới lạ!”

    23/03/2006Mai LanGiáo sư Hoàng Tụy vẫn thường kêu lên như thế mỗi khi ông phải giải đáp băn khoăn của tôi về những sự việc “không thể hiểu” được trong giáo dục và khoa học. Lần này cũng thế, khi đề cập đến tệ nạn tham nhũng ông lại bắt đầu gọn lỏn: lương thế này thì chống tham nhũng sao nổi!
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Không coi giáo dục là hàng hóa, không có nghĩa là không có lợi nhuận!

    07/10/2005Căn nhà giáo dục của chúng ta đã quá cũ và chật chội. Chúng ta từng sửa nhiều lần nhưng càng sửa càng cũ. Vì thế, muốn sửa thì phải sửa từ móng. Đó là cuộc cải cách sâu rộng, có thể coi là cuộc cách mạng.
  • Các giáo sư vẫn “bán” mình!

    15/08/2005Mai Minh (thực hiện)Nổi cộm trong đội ngũ giáo sư (GS) hiện nay, vấn đề lương đã trở thành một bức xúc không thể giải toả. Dư luận thì eo xèo GS có sống bằng lương đâu mà phải kêu! Quả thật, theo một kết luận của Hội đồng chức danh GS nhà nước, thu nhập thấp nhất của một GS cũng cao gấp ít nhất 1,5 đến 3 lần mức lương quy định.
  • Giáo dục đang đi về đâu?

    30/06/2005Giáo sư Hoàng TụyTừ nhiều năm nay, hầu như kỳ họp nào của Quốc hội cũng sôi nổi khi bàn đến giáo dục. Nhưng rồi vẫn không thấy có chuyển biến gì thật sự đáng kể, đến kỳ họp sau lại cũng trở lại quanh quẩn bấy nhiêu vấn đề. Người dân cảm thấy hết kiên nhẫn và mong muốn có những giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ để cho giáo dục xứng đáng là quốc sách hàng đầu.
  • xem toàn bộ