Khó chữa căn bệnh “thâm căn, cố đế” trong giáo dục

04:10 CH @ Thứ Hai - 24 Tháng Tám, 2009

Những nỗ lực cải cách giáo dục để vượt qua khỏi trì trệ, bảo thủ đã được Giáo sư Hoàng Tụy gửi đến các cơ quan cao nhất của Chính phủ, Quốc hội. Thẳng thắn nhìn lại những tồn tại trong vấn đề giáo dục hiện nay, ông đã có buổi trò chuyện với phóng viên Đại Đoàn Kết xung quanh vấn đề này.

Cần nhìn nhận sự hợp lý nhưng không lãng phí

PV: Giáo sư có nhận xét gì về thực trạng giáo dục nước ta hiện nay?

Giáo sư Hoàng Tụy: Những nỗ lực cải cách lâu nay, ít nhiều đã có tác động tốt và tích cực. Tuy nhiên, đứng trên phương diện khách quan, có thể nói giáo dục nước ta đang trải qua khủng hoảng.

Nhìn lại giáo dục trong vòng một năm, nhất là vừa trải qua hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học, rất dễ nhận thấy những yếu kém giáo dục vẫn tồn tại, kéo dài. Căn bệnh “thâm căn, cố đế” mà khuyết điểm nhất vẫn là bệnh “hư học”, làm tồn tại những suy nghĩ coi trọng kỳ thi tốt nghiệp, lấy bằng chứ không phải “thực học”.

Kỳ thi THPT năm nay phức tạp hơn vì có thay đổi là đặt ra tổ chức thi cụm, đã xuất hiện nhiều ý kiến phản ánh về những mặt còn bất hợp lý. Điển hình là chuyện tốn kém của học sinh, phụ huynh khi phải “cơm đùm, cơm nắm” có khi đi xa tới 100km để dự thi. Nếu mỗi học sinh phải chi tốn thêm vài chục ngàn đồng, thì với 1,3 triệu học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp sẽ lãng phí số tiền khổng lồ hàng chục tỉ. Riêng khâu ra đề thi, những năm trước, chúng tôi đã lên tiếng quá nhiều về chủ trương hình thành “bộ đề thi”. Đề thi năm nay tuy là đổi mới nhưng gần như đã quay trở lại về hình thức, biến tướng thành “cấu trúc đề thi” hạn chế chỗ này, chỗ kia trong giáo trình. Tuy nhiên, tiến bộ cơ bản đề thi năm nay là đề môn văn đã ra theo hình thức “mở”, đưa phần tự luận tăng tính sáng tạo cho học sinh. Trước kia, tôi học trường thời Pháp thuộc, hàng loạt kiến thức đồ sộ được học nhưng khi thi không phải là viết về “Corner, Yersin” mà chỉ đơn giản là “Anh (chị) hãy cho biết làm sao để là người có văn hóa?”.

Phương thức ra đề thi như thế, không phải là kiểm tra lại kiến thức toán, văn, sử học sinh đã học suốt 12 năm như thế nào, mà để đánh giá tổng thể sau 12 năm, đợt “vượt Vũ môn” này, con người ta đã được đào tạo, hoàn thiện đến đâu, nhận thức về văn hóa, xã hội đến đâu?

Giáo sư đánh giá như thế nào về cuộc “cách mạng” giáo dục chống tiêu cực, bệnh thành tích trong vài năm trở lại đây?

- Tôi đánh giá, kỳ thi cách đây 3 năm khá nghiêm túc, tuy nhiên hai năm trở lại đây đã giảm dần. Nguyên nhân vì bản thân đã bị “cơ chế” từ những vấn nạn giáo dục tồn tại gây hạn chế.

Về việc thi đại học, trước thi riêng, sau này nhập lại “3 chung, 2 chung”, rồi tiến tới “2 trong 1”. Tôi ủng hộ việc bỏ bớt một kỳ thi (kỳ thi chung tốt nghiệp THPT,ĐH). Thực tế, vấn đề thi cử không đơn giản, việc chống gian lận thi cử, kết hợp 2 kỳ thi, thay đổi cấu trúc ra đề, chấm theo cụm đều chỉ là vấn đề bề ngoài, không giải quyết được vấn đề cơ bản.

Thi tốt nghiệp phải là kiểm tra văn hóa tổng thể

Vậy, theo ông một kỳ thi tốt nghiệp cần đảm bảo tiêu chí gì?

Giáo sư Hoàng Tuỵ từng viết 2 bản tham luận, kiến nghị các vấn đề cải cách giáo dục (trong đó có bản tham luận góp mặt của 24 nhà nghiên cứu , do giáo sư Hoàng Tụy chủ trì) gửi Chính phủ năm 2004, hiện đã được Ban điều trần phổ biến và nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong dư luận. Gần đây nhất, nhóm giáo sư trường ĐH Harward (trường New school thuộc ĐH Harward) đã xây dựng đề án “nâng cấp các trường ĐH mang tầm Quốc tế”, trong đó sử dụng khá nhiều ý tưởng, tư liệu từ các tham vấn, nghiên cứu của giáo sư Hoàng Tuỵ.

- Tôi đảm bảo, thi như Việt Nam thì không... nước nào có! Tôi xin lấy ví dụ: sản xuất một chiếc ti-vi cần nhiều khâu như chế tạo linh kiện, lắp ráp rồi mới xuất xưởng. Mỗi bộ phận linh kiện trước khi đưa vào lắp ráp đều đã được kiểm định chất lượng. Khi xuất xưởng chỉ kiểm tra hoạt động chiếc ti-vi đó có chạy tốt không mà thôi. Không ai đợi đến khi lắp ráp xong rồi mới mang ra “mổ xẻ”, kiểm tra lại từng bộ phận, từng chi tiết! Việc học và thi cũng tương tự. Học nhiều môn, học đến đâu, kiểm tra đến đó, đạt yêu cầu thì cho lên lớp. Vậy nên, thi tốt nghiệp phải là đợt tổng kiểm tra văn hóa tổng thể mà học sinh đã thu thập trong 12 năm học. Nếu chỉ thực hiện kiểm tra kiến thức những môn chính, môn phụ sẽ bị bỏ qua. Quan niệm “thế nào là có văn hóa” là vậy, tức kiểm tra xem anh đã lĩnh hội thế nào.

Trên phương diện là nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp lớn nhằm cải cách giáo dục nước nhà, cá nhân ông có ý tưởng gì đối với việc tổ chức thi cử hiện nay?
- Theo tôi, có thể áp dụng việc thi cử theo 3 hình thức, mà trên thế giới, nhiều nước đã thực hiện có kết quả tốt.

Hình thức thứ nhất, học xong môn nào, thi ngay môn đó, đủ điều kiện thì lên lớp, tốt nghiệp. Hình thức thứ 2, học sinh đạt đủ yêu cầu thì 5 tháng cuối năm lớp 12 cho làm tiểu luận, không phải thi tốt nghiệp. Đây là hình thức tiểu luận tự chọn, dài khoảng 20 đến 30 trang. Học sinh phải tập phong cách viết, vận dụng sáng tạo như một nhà nghiên cứu thực sự. Thầy giáo sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn học sinh phong cách, sự phân tích, cảm nhận, thẩm thấu vấn đề. Học sinh sau đó phải trình bày tiểu luận trước Hội đồng nhà trường, khi được Hội đồng kiểm định, đánh giá thông qua nghĩa là đạt yêu cầu, sẽ được cấp bằng tốt nghiệp. Thực ra, đây không phải là hình thức “bỏ thi”, mà hằng năm, thi học kỳ, thi lên lớp đều phải có sự giám sát chặt chẽ, nghiêm túc của Thanh tra. Riêng việc ra đề thi ở nước ta đã phát sinh sự tốn kém. Tốn kém hàng chục ngàn tỉ đồng cho mỗi kỳ thi THPT, nhất là trong điều kiện lạm phát. Hình thức thứ 3 sẽ thi một số môn cơ bản, nhưng là kiểm tra kiếm thức trên góc độ tổng thể. Vì thế mà có những nước, thi môn văn chỉ mất tròn 30 phút.

Một vấn đề quan trọng nữa là việc định hướng học sinh trong việc phát huy môn học sở trường, yêu thích ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT.

- Xin cảm ơn giáo sư!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những nghịch lý giáo dục

    30/09/2015Hoàng TụyVì sao con em ta giỏi toán mà đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta về nhiều mặt lại thể hiện một cung cách làm ăn không hề biết tính toán? Vì sao trẻ em ta có tinh thần kỷ luật cao, mà đời sống công cộng của người lớn trong xã hội lại biểu lộ một ý thức kỷ luật, trật tự thấp kém không thể chấp nhận được ở một nước cần hướng tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa? Vì sao trẻ em được dạy bảo phải thật thà, trung thực, mà xã hội người lớn có quá nhiều gian dối, tham nhũng, buôn lậu? Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu nghịch lý nhức nhối.
  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách

    21/05/2014Nguyễn Trần BạtCuộc sống nối tiếp nhau bằng các thế hệ và thế hệ đi trước chuẩn bị cho thế hệ sau bằng con đường giáo dục. Hay nói cách khác, sứ mệnh quan trọng của giáo dục là chuẩn bị lực lượng cho tương lai. Đó có thể là việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới, lực lượng chính trị mới hay con người mới nói chung...
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Về triết lý giáo dục

    28/07/2009Nguyên NgọcTheo tôi, nguyên nhân đầu tiên, sai lầm đầu tiên và bao trùm là ở chính vấn đề quan trọng nhất, cơ bản nhất của giáo dục: ở triết lý giáo dục. Nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Tôi cho rằng đang có vấn đề hết sửa nghiêm túc ở chỗ này, nơi lâu nay ta tưởng mọi sự đã chẳng còn có chuyện gì phải bàn nữa.
  • Hoàng Tụy (1927 - 2019)

    27/06/2009Ông là một GS toán học nổi tiếng, Viện trưởng Viện toán, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam. Ông đặc biệt quan tâm và có nhiều đóng góp để chấn hưng, cải cách và hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà...
  • Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người

    30/03/2009"Phải làm triệt để. Tất cả các em đến tuổi phải học hết tiểu học, học đàng hoàng, và phải dạy đạo đức sao cho khi các em tốt nghiệp tiểu học phải xứng đáng là những thiếu niên ham học hỏi, hiền ngoan, có thái độ và hành động đúng mực ở nơi công cộng và đối với các quan hệ xã hội". - GS Trần Văn Thọ
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Nền giáo dục Việt Nam: Đang ở tọa độ nào, và định vị ra sao?

    17/07/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Như nhiều lần đăng đàn, Giáo sư Hoàng Tụy tuy trong tư cách của một trí thức hàng đầu, một nhà giáo dục lâu năm này lại tiếp tục có nhiều ý kiến tâm huyết để tiếp tục chấn hưng giáo dục nước nhà…
  • Cải cách giáo dục

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtAi cũng biết phát triển con người phải thông qua giáo dục, từ ngàn năm trước người ta cũng đã biết như vậy nhưng vấn đề là giáo dục như thế nào? Nếu một nền giáo dục không vì con người mà vì những lợi ích chính trị nhất thời, thiển cận và vụ lợi thì còn tệ hại hơn, nó sẽ làm chậm sự phát triển...
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Trao đổi về “giải pháp cứu ngành giáo dục” của giáo sư Hoàng Tụy

    16/12/2003Chưa có bao giờ, chưa có ngành nào lại bị dư luận lớn tiếng chê trách nặng lời như ngành Giáo dục trong thời gian gần đây. Người ta chê trách: Những khoản tiền khổng lồ từ ngân sách Nhà nước, từ đi vay nước ngoài, từ đóng góp của nhân dân đổ vào cái thùng không đáy. Tiền càng nhiều, chất lượng càng sa sút. ...
  • Cải cách giáo dục phải làm lại từ đầu

    10/11/2003Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, cuộc cải cách giáo dục (CCGD) của ta đến nay đã qua hơn hai mươi năm. Thế nhưng những gì chúng ta làm được cho cuộc cách mạng này xem ra chưa đâu vào đâu cả. Nhiều chương trình, dự án tốn bạc tỷ, thậm chí hàng chục, hàng trăm tỷ, tưởng đã xong, nhưng đưa ra thực thi, bị chính các GS, TS các NGND, NGƯT danh tiếng trong ngành và dư luận xã hội phản ứng gay gắt, quyết liệt, buộc phải huỷ bỏ. Trong khi đó, nhiều vấn nạn giáo dục, nhân cơ hội đó mọc lên như nấm. Cuộc đấu tranh giữa một nền giáo dục dân tộc, văn minh, tiến bộ với nền giáo dục thương mại hoá ngày một gay gắt...
  • Giáo sư Hoàng Tụy và Giải pháp cứu ngành giáo dục.

    17/10/2003“Thực trạng giáo dục nước ta hiện nay có thể nói là đang rất nguy kịch. Trước thực trạng này, hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc phải quy trách nhiệm chính cho ông Bộ trưởng Bộ giáo dục và cách chức ông ta. Riêng tôi lại nghĩ khác ” – trả lời phỏng vấn Tạp chí Ngày Nay, giáo sư toán học Hoàng Tụy, nguyên là Viện trưởng Viện Tóan học, người từng được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đã phát biểu như vậy 
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • Quốc hội thảo luận: Giáo dục bức xúc còn hơn cả tham nhũng!

    11/02/2003Ý đồ cải cách giáo dục là đúng nhưng cách làm rất lung tung"...
  • Những bất cập trong việc xã hội hóa giáo dục

    08/02/2003Bài viết của Giáo sư Hoàng Tụy đăng trên báo Nhân Dân điện tử ngày 18-5-2000 nêu ra: chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa là nhiệm vụ cấp bách nhất của ngành giáo dục hiện nay.
  • xem toàn bộ