Nếu cứ không phải việc của mình sẽ không làm thì xã hội sẽ đi đến đâu?

05:39 CH @ Thứ Tư - 10 Tháng Mười, 2018

Có nhiều người tự đặt ra tiêu chí sống cho mình theo kiểu: Luôn làm tốt những phần của mình, ngoài ra không quan tâm đến bất kì việc gì khác cho lành...

LTS: Trong cuộc sống, ngoài làm tốt công việc của bản thân, một số người còn quan tâm đến cuộc sống của những người khác.

Họ sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn mà không cần sự báo đáp. Nhiều người cho rằng đó là những việc bao đồng, có khùng điên mới làm.

Cô giáo Phan Tuyết chia sẻ những gương người tốt để thấy rằng cuộc sống đâu chỉ có biết đến mỗi bản thân mình.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Có nhiều người tự đặt ra tiêu chí sống cho mình theo kiểu: Luôn làm tốt những phần việc của mình, ngoài ra không quan tâm đến bất kì việc gì khác cho lành.

Chỉ cần làm tốt công việc của mình

Trong môi trường giáo dục, một số thầy cô lo hoàn thành tốt công việc giảng dạy của mình trên lớp. Chăm lo giáo dục học sinh của lớp mình, hết giờ ở trường coi như đã làm tròn trách nhiệm, bổn phận của người giáo viên.

Nhưng nhiều người trong số đó lại có thái độ thờ ơ, vô cảm, dửng dưng với những học sinh không phải lớp mình dạy.

Hay lại có thái độ dè bỉu, đàm tiếu với những đồng nghiệp đang bỏ sức ngoài giờ giúp những học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, về học lực để các em hòa nhập chung cùng các bạn.

Có những thầy cô nhìn thấy học sinh đánh nhau nhưng không phải học sinh lớp mình chủ nhiệm cũng chỉ ngó lơ và đi qua.

Khi được hỏi, thầy cô ấy cũng chẳng ngần ngại mà trả lời: “Không phải việc của mình đừng can dự vào là tốt nhất đỡ mang phiền toái đến cho bản thân”.


Vẫn còn nhiều lắm những tấm lòng cao đẹp luôn biết nghĩ cho người khác. (Ảnh minh họa: Tienphong.vn)

Một đồng nghiệp buồn rầu kể: “Khi thấy một nhóm học sinh trong lớp có nhu cầu học thêm nhưng một số học sinh lại quá nghèo nên em đã tranh thủ dạy phụ đạo mà không nhận một đồng thù lao.

Biết chuyện, không ít người đã gán cho biệt danh là dở hơi, nghèo mà còn sĩ… nên cũng bất mãn lắm”.

Lại có giáo viên dạy thêm miễn phí nhưng cứ phải dặn đi dặn lại học sinh của mình rằng: “Các em không được nói điều này cho ai biết cả nhé”.

“Khùng” mới làm việc bao đồng

Những người luôn làm những công việc “của thiên hạ” được mọi người cho là “Ôm rơm rặm bụng” và “Làm việc bao đồng”, không ít người trong số đó được đặt cho cả biệt danh là ‘khùng”, là “điên”.

Nhiều người ở khu phố 4 - phường Phước Lộc - thị xã La Gi - tỉnh Bình Thuận gọi người đàn ông tên Tuấn là ông khùng.

Tiếp xúc với ông, tôi mới vỡ lẽ, bị mọi người gọi thế bởi vì hằng ngày cứ vào mỗi buổi sáng, ông Tuấn thường ra khu vực cảng biển, nơi người dân quanh vùng xả rác thải để gom rác gọn lại vừa đốt, vừa chuyển ra đường cho xe bốc hốt.

Xong việc, ông mới đi lượm ve chai để kiếm sống qua ngày. Mặc dù nhiều người thuê ông về nhà làm việc hay cho ông tiền để ông đỡ phải đi lượm ve chai, ông cũng nhất định không lấy.

Nhưng cứ tầm 4 giờ chiều ông lại về bên bãi rác để dọn dẹp tiếp.

Nơi đây, chỉ vắng ông vài ngày là rác lại chất thành đống ngổn ngang, bốc mùi đến khó chịu, cái mùi thum thủm phát khiếp lan tỏa khắp một vùng.

Người qua kẻ lại đông như nêm, những gia đình sống ở quanh đó cũng chỉ biết than thở và kêu trời chứ tuyệt nhiên không có một ai làm hay lên tiếng ngăn cản người khác đừng đổ rác, phóng uế.

Khi được hỏi, ai cũng có câu nói giống nhau: “Đâu phải việc của mình, đó là việc của khu phố, của xã phường...”. Nhờ có người đàn ông tình nguyện nhặt rác như thế mà khu vực đó trở nên sạch sẽ và thơm mát hơn nhiều.

Người đàn bà bị tai biến ngồi xe lăn ở xã Tân Hải thị xã La Gi lại không thể ngồi yên khi hằng ngày chứng kiến từng tốp học sinh đi học trên con đường đầy ổ voi, ổ gà.

Ngày nắng bụi bay mù mịt còn ngày mưa các em bị những vũng nước bẩn bắn tung tóe lên người ướt hết cả áo quần.

Thương các em, bà đã vận động nhiều người dân sống quanh con đường này cùng san lấp cho mặt đường đỡ gồ ghề nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối vì “Đó là việc của thôn xóm, của chính quyền”.

Không từ bỏ, hằng ngày, bà tự đẩy xe lăn đi chở từng bao sỏi nhỏ một cách vất vả để đổ vào những ổ gà, ổ voi trên đường ấy.

Nhiều người thấy vậy còn chửi: “Thân mình lo chưa xong còn bày đặt lo những chuyện bao đồng. Đúng là khùng”. Và cái tên bà Bảy khùng đã thay thế cho tên thật Nguyễn Thị Nga của bà hồi nào cũng không rõ.

Nếu xã hội này thiếu vắng những người luôn “làm chuyện bao đồng” hay “vác tù và hàng tổng” như thế thì sẽ đi đến đâu?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức

    19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
  • Bệnh vô cảm

    26/01/2019Hồng VănSếp tôi hay nói nửa đùa nửa thật với các nhân viên, đại ý rằng có một số nhân viên trong nhiều trường hợp đã vô cảm trước những sự việc, hiện tượng bức xúc xảy ra ngoài xã hội, ngoài cộng đồng và xem nó như trách nhiệm của ai đó, ở cơ quan nào đó chứ không phải liên quan tới nghề nghiệp của mình...
  • Vô cảm là lớp cặn nổi trên bề mặt xã hội

    07/05/2018Hà Loan (Thực hiện)Càng ngày, chúng ta càng phải chứng kiến những câu chuyện đau lòng, những vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Người ta không khỏi bàng hoàng về sự suy đồi đạo đức mà biểu hiện rõ nhất là sự vô cảm của con người. Người ta lo ngại “bệnh vô cảm” đang có sức lây lan rất lớn, len lỏi khắp mọi ngóc ngách của đời sống xã hội.
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • “10 điều giới trẻ lãng phí” gây xôn xao cộng đồng mạng

    31/10/2016Nhân HoàngSức khỏe, thời gian, tiền bạc, tuổi trẻ, không đọc sách, cơ hội, nhan sắc, sống độc thân, không đi du lịch, không học tập. Đây là 10 điều mà nhiều bạn trẻ có thể ít quan tâm, được nhóm Art & Design Center đề cập đến trong bộ tranh của mình...
  • “Tôi và chúng ta”...

    29/08/2016Tiến HảiĐó là chuyện và kịch xưa, đã cách đây gần 30 năm, nhưng mỗi khi ngẫm lại thấy vẫn còn mang ý nghĩa nhân văn...
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Người Việt quá duy tình, sao lại nói vô cảm?

    14/04/2016Dân HùngTrong mối quan hệ mang tính Nhà nước, hay còn gọi là công việc, thỉnh thoảng, người ta thường hay nhắc đến từ"tội" mỗi khi có chuyện phê bình, kỷ luật xử lý một cá nhân nào đó,chữ tình hay được xét đến đầu tiên sau đó mới đến lý, mới đến quy định, pháp luật.
  • Vô cảm

    14/04/2016Lê Ngọc SơnKhi truyền thống bàn nhiều đến chuyện người đi đường thấy tai nạn không dừng lại giúp đỡ, hay thấy đánh nhau nhưng chẳng can ngăn… liền quy kết cho thói vô cảm của người đời, hay sự thờ ơ của lối sống thị dân. Trong thời đại mà các giá trị thay đổi một cách chóng vánh như hiện nay, thì đó cũng là điều dễ hiểu...
  • Rất nhiều người Việt ham tiền, vô cảm, hèn nhát

    24/02/2016Hà Nhi (Thực hiện)GS.NGND Nguyễn Lân Dũng chỉ ra 5 tính xấu của không ít người Việt Nam đó là: Ham tiền, hiếu danh, coi thường danh dự, vô cảm và hèn nhát, coi nhẹ ý nghĩa "đồng bào"...
  • Nhận Dạng một Cộng Đồng

    15/05/2015Nguyễn Tất ThịnhNếu mạnh dạn nhìn vào điểm xấu thì như uống thuốc Kháng sinh (không thích, nhưng cần thiết). Tôi liệt kê sơ nhận xét của mình về 10 phương diện lớn của một Cộng Đồng Việt Nam…(mỗi phương diện gắn tạm với 3 dấu hiệu chính…được gọi bằng chính cách nói của Cộng Đồng, mang tính hình ảnh và liên tưởng…)
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Tôi và chúng ta

    25/09/2014Đức UyBây giờ ta trưởng thành, không ngây thơ ăn bột nhạt lại bảo mặn nhưng thấy người sắm quần bò cũng cố sắm, dù ít tiền. Nói chung, chúng ta luôn ảnh hưởng đến nhau một cách vô hình, nhiều khi không thấy. Bình thường không sao, nhưng thấy anh hàng xóm khuân bộ xa lông về, mình bỗng thấy phải sắm, tay sắm về chưa biết kê vào đâu. Thấy người ta sắm tủ ly về, có người cũng chạy vạy đi mua...
  • Kịch "Tôi và Chúng ta"

    10/02/2012Lưu Quang VũTôi và chúng ta là vở kịch rất nổi tiếng của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được sáng tác vào năm 1984 và nhiều lần được dàn dựng lại. Tôi và chúng ta ra đời trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, nên đã góp phần cổ vũ và dự báo phong trào đổi mới toàn diện đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ...
  • Sự nhẫn tâm, vô cảm và trách nhiệm

    25/10/2011Nguyễn Văn NhậtHơn lúc nào hết, sự vô cam cần được nhận diện đúng nơi, đúng chỗ. Nếu không, từ những chuyện nhỏ như sự kiện trong mẩu tin trên, nếu không được xử lý đến nơi đến chốn, nó có thể gây thành những trận cuồng phong vô cảm cuốn phăng dân tộc này!
  • Trẻ thành thị có vô cảm với láng giềng?

    27/06/2009Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức - Giảng viên tâm lý học Nguyễn Văn CôngBài viết của hai chuyên gia giáo dục và tâm lý học dưới đây có thể sẽ gây ra những phản ứng đa chiều trong dư luận. Dù ở cực nào, đồng tình hay phản đối thì cũng cho thấy vấn đề rất đáng quan tâm. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến tranh luận để có thể tiệm cận được gần nhất với vấn đề mà gần đây không ít nhà văn hoá, xã hội học đã báo động: trẻ em ở thành thị có đời sống tình cảm nghèo hơn trẻ ở nông thôn
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • Chia sẻ về sự phát triển của một cộng đồng, xã hội, dân tộc

    03/02/2009Nguyễn Tất ThịnhĐã có rất nhiều tác giả, các bài viết về văn hóa của một cộng đồng, dân tộc hay xã hội. Ở đây tôi đi sâu chú giải theo cách nhìn khác: những điều cơ bản nhất làm nên nền văn hóa đó, được hình thành, tích lũy và phát triển theo suốt chiều dài của mỗi Cộng đồng/ Dân tộc/ Xã hội...
  • Không vô cảm

    03/12/2008Đỗ Chí NghĩaMột lần nữa cái tên Đỗ Việt Khoa lại nóng lên trên các trang báo. Một câu chuyện có vẻ lặt vặt, chỉ là những xử sự của con người cụ thể với nhau, mà nhuốm nỗi buồn. Một bên là "người đương thời" Đỗ Việt Khoa, với lời tố cáo bị đe dọa hành hung bị cướp máy tính chỉ vì - như mọi lần- đã dám lên tiếng về những khoản thu không đúng quy định ở một trường THPT...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • xem toàn bộ