Kịch "Tôi và Chúng ta"

07:10 SA @ Thứ Sáu - 10 Tháng Hai, 2012

Tôi và chúng ta là vở kịch rất nổi tiếng của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được sáng tác vào năm 1984 và nhiều lần được dàn dựng lại. Tôi và chúng ta ra đời trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, nên đã góp phần cổ vũ và dự báo phong trào đổi mới toàn diện đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

Tôi và chúng ta gồm tất cả 9 cảnh, đặt bối cảnh vào những năm 80 của thế kỷ 20, khi đất nước còn gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế bao cấp còn tồn tại. Nội dung chính của vở kịch phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi, giữa hai lực lượng: bảo thủ và đổi mới.

  • Phe bảo thủ, mà đại diện là các nhân vật Nguyễn Chính (phó giám đốc), Trương (quản đốc phân xưởng) cùng sự hỗ trợ của Trần Khắc (đại diện Ban thanh tra của Bộ) với tư tưởng hết sức bảo thủ, khư khư giữ lấy các nguyên tắc, quy chế đã thành cứng đờ, lạc hậu, kiên quyết không chấp nhận đổi mới.
  • Phe đổi mới, mà đại diện là Hoàng Việt (giám đốc xí nghiệp), Thanh (kíp trưởng phân xưởng 1), Lê Sơn (kỹ sư) cùng đại đa số anh chị em công nhân với tinh thần dám nghĩ dám làm, phá bỏ các quy định giáo điều, lạc hậu, khao khát đổi mới để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người.

Thể hiện sự xung đột giữa hai phía này, Lưu Quang Vũ đã khẳng định: trong cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa đổi mới và bảo thủ, cái mới có thể tạm thời thất bại nhưng cuối cùng, cái mới nhất định thắng.

Tôi và chúng ta khẳng định rằng không thể có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp của thời cũ trước sự chuyển biến sinh động của cuộc sống. Cái "chúng ta" được hình thành từ nhiều cái "tôi" cụ thể, vì vậy cần quan tâm, chăm sóc quyền lợi, hạnh phúc của từng cá nhân con người. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần có những con người có trí tuệ, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm.

(Nguồn: Wikipedia)

Trích đoạn 1:
- Ông Quých: Thưa bác, tôi là công nhân lâu năm nhất của xí nghiệp này, tôi xin được nói ạ.
- Bộ trưởng: Vâng, mời bác.
- Ông Quých: Nhưng mà... thôi ạ
- Bộ trưởng: Sao lại thôi?
- Ông Quých: Người ta bảo: Sự thật mất lòng, mà sự thật rõ ràng hơn nữa thì mang vạ vào thân ạ.
- Bộ trưởng: Đã yêu sự thật thì không sợ mang vạ vào thân, đã là lẽ phải thì không phải sợ gì hết! Tôi xin đảm bảo với bác như vậy.
- Ông Quých: Vâng, nghe bác nói tôi rất yên tâm.Tôi làm thợ 30 năm nay mà đây là lần đầu tiên được đứng trước mặt vị Bộ trưởng, lại là Ủy viên TƯ Đảng. Quả là chúng tôi rất kính trọng những người như các bác, nhưng ở dưới các bác còn nhiều người lợi dụng chức quyền làm khổ chúng tôi, làm ảnh hưởng đến uy tín của các bác, mà các bác như giời ấy, giời ở cao quá, không đến được...
- Bộ trưởng: Sao lại không đến được, nếu như bác muốn đến? Tôi đã đến xí nghiệp này không chỉ một lần, còn các bác thì có thèm đến chỗ chúng tôi bao giờ đâu.
- Ông Quých: Dạ thưa bác đến thế nào được ạ. Vẫn biết các bác là đầy tớ của nhân dân nhưng đến nhà các ông đầy tớ... khó lắm!


Trích đoạn 2:
- Hoàng Việt: Tôi muốn xí nghiệp thoát khỏi tình trạng bế tắc. Tôi căm ghét cái nghèo, cái trì trệ, nhưng quan trọng hơn là tôi rất thương và rất tin các công nhân của tôi. Nhờ có họ mà tôi đã dám làm.
- Bộ trưởng: Cậu đã trả lương rất cao cho các công nhân. Niềm tin của cậu có giá đấy chứ?
- Hoàng Việt: Đúng, bởi không ai uống nước lã đi theo ta. Mác nói: Vật chất quyết định ý thức, vật chất cho người ta có một tí là lại đòi người ta ý thức phục vụ tuyệt vời vô điều kiện. Tôi đã mạnh dạn làm. Tôi nhớ là, từ khi tôi đi theo Đảng, Đảng không hề cấm tôi làm một việc gì trừ một việc: không được làm bậy, tôi không được lấy tiền bỏ vào túi mình. Tôi không có tội gì.
- Bộ trưởng: Có đấy. Tội đã đi sớm quá.
- Hoàng Việt: Cũng phải có người đi trước chứ anh?
- Bộ trưởng: Ngoài mặt trận chưa có lệnh mà đã nổ súng, người ta gọi là cướp cò. Rất có thể phải kỉ luật anh lính đó.
- Hoàng Việt: Tôi nghĩ là đã có lệnh. Chính các anh đã ra lệnh ấy. Tôi vẫn nhớ lời anh thường nói: Hăng hái xông lên tìm tòi sáng tạo. Trước kia anh đã dạy tôi như vậy.
- Bộ trưởng: Với cương vị người thầy. Còn bây giờ với cương vị người lãnh đạo… chức giám đốc của cậu chưa to, chức Bộ trưởng và Uỷ viên TƯ Đảng của tôi cũng chưa to, người ta có thể cách chức cậu, và thay thế tôi. Chúng ta chỉ là những chiến sĩ trên một cuộc đấu tranh rộng lớn: chiến đấu chống lại những cái cũ, cái bảo thủ, trì trệ của một đất nước nông nghiệp lạc hậu. Gần đây chúng ta bắt đầu nói đến tác hại của sự “bao cấp”. Bao cấp có nghĩa là gì cậu biết không? Không phải bao cấp với cái máy với thửa ruộng mà là với con người. Bao cấp chính là sự không tin vào con người, những chủ thể sáng tạo. Và tác hại của hệ thống quan liêu bao cấp của cơ chế cũ không phải chỉ làm cho năng suất kém, đời sống thấp mà tác hại đáng sợ nhất là làm sa sút phẩm chất con người, làm hư hỏng con người, phá hoại những mối quan hệ giữa con người với con người, dung túng cho thói quan liêu ích kỉ, hèn nhát, ỷ lại, tối tăm, ngu muội, phải chống lại nguy cơ đó.
- Hoàng Việt: Nhưng sẽ đụng chạm tới nếp suy nghĩ của nhiều người.
- Bộ trưởng: Phải, sẽ có những người bảo vệ cơ chế cũ, họ quên rằng họ chỉ bảo vệ những biện pháp mà bỏ quên hẳn mục đích. Chủ nghĩa xã hội của họ là một thứ CNXH hình thức, về thực chất là giả dối, khô cằn, tàn héo. Bài học nào cũng có cái giá phải trả. Cái giá cậu phải trả ấy là việc người ta chống lại cậu. Không phải chỉ những kẻ xấu chống lại cậu đâu, cả những người tốt, những người có tâm huyết chống lại cậu! Đó là cái giá. Và cả tôi, tôi cũng phải có gan trả giá nếu như tôi bênh vực cậu, anh học trò cũ của tôi ạ, tôi rất yêu cậu!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân dân

    01/07/2015Hữu ThọNgày 25/5/1987 là ngày mở đầu chuyên mục “Những việc cần làm ngay” trên báo Nhân Dân của tác giả N.V.L. Nghiên cứu bối cảnh ra đời của chuyên mục nổi tiếng này, để hiểu rõ hơn ý định của tác giả...
  • Cách mạng Tháng Tám và giá trị của độc lập, tự do

    19/08/2013TS. Nguyễn Sĩ DũngNếu chúng ta không vươn lên để đuổi kịp các nước đi trước, chúng ta khó lòng bảo đảm được một cách đầy đủ quyền độc lập của mình...
  • Người tử tế và “chuyện tử tế”

    09/02/2012NSƯT Nguyễn ThướcNăm 1985, nhà biên kịch - đạo diễn Nguyễn Sỹ Chung cùng nhà quay phim Đồng Xuân Thuyết (1940 – 1986) vào TP.HCM để thực hiện bộ phim tài liệu nhựa “Cùng một dòng suy nghĩ”, một bộ phim về những vấn đề của tiểu thủ công nghiệp thành phố...
  • Lưu Quang Vũ tâm hồn trở gió

    11/08/2011Phạm Xuân NguyênĐây là bài viết dịp kỷ niệm 10 năm mất anh chị Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. Nay lại cộng thêm 10 năm nữa vào ngày mất của hai nhà thơ tài tình và tài hoa của đất Việt...
  • Cần phải tiến hành những cuộc cải cách cơ bản

    22/07/2011Nguyễn Trần BạtTrong các phiên họp quốc hội, có thể thấy một hiện tượng là nhiều Bộ trưởng khi trả lời chất vấn dường như đều muốn chuyền trách nhiệm về cho Thủ tướng. Sự lười biếng và né tránh trách nhiệm ấy là một biểu hiện quan trọng của sự tha hoá. Cho nên phải dân chủ hoá. Mà dân chủ nghĩa là gì? Dân chủ không phải là nói chuyện chơi chơi, dân chủ nghĩa là đa nguyên chính trị, và để cầm quyền tiếp tục thì những người cộng sản Việt Nam buộc phải phấn đấu để trở thành những người tiên tiến nhất trong đời sống chính trị. Đấy là lối thoát duy nhất...
  • Sự lẽo đẽo của tư duy

    09/01/2011TS. Nguyễn Sĩ DũngMột triết gia đã từng khẳng định: “Mọi thứ dẫn con người đến hành động đều phải đi qua cái đầu của anh ta”. Nghĩa là anh ta phải nhận thức được vấn đề trước khi phản ứng lại với nó. Nhận thức đi trước là một điềm lành, là điều kiện thuận lợi để phản ứng mạch lạc, hiệu quả đối với các thách thức của cuộc sống...
  • Hoa cẩm chướng trong mưa

    05/01/2011Lưu Quang VũNgười hát rong mù loà
    Đi trên đường nắng gắt
    Hoa cẩm chướng xanh
    Rơi trên bậc đá bến tàu...
  • "Mỗi bước tiến của thực tế quan trọng hơn một tá cương lĩnh"

    03/10/2010Trần Đông thực hiện"Mỗi bước tiến của cuộc vận động thực tế còn quan trọng hơn là một tá cương lĩnh". Điều đó có nghĩa là Đảng ta nên tập trung trí tuệ và sức lực vào các bước tiến trong thực tế. Những bước tiến trong thực tế mới chính là cái mà nhân dân ta cần trong lúc này. Sỡ dĩ cần như thế là vì hiện nay màu xám của lý luận còn đang cách xa màu xanh của thực tế đất nước" - đó là những đóng góp xây dựng của GS. TS. Dương Phú Hiệp...
  • Xã hội nào, tính cách ấy

    03/04/2008Thục Linh - Quốc KhánhNói đến tính cách, phải nói đến phương thức sống của xã hội vào thời kỳ đó. Phương thức sống ở đây hiểu theo nghĩa là sự thể hiện trên quy mô xã hội và mang tính chất tổng hợp của các phương thức tồn tại vật chất, sản xuất tinh thần, giao tiếp xã hội và quản lý xã hội...
  • Nói và Làm

    21/12/2005Phan Hồng Giang...một chân lý mà ai cũng dễ thấy: sống trên đời này để lời nói đi đôi với việc làm thật khó lắm thay!
  • xem toàn bộ