Việt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?

Bộ Giáo dục và Đào tạo
03:21 CH @ Thứ Bảy - 04 Tháng Bảy, 2009

Từ hơn một trăm năm nay, vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế là làm thế nào để một nước nghèo đuổi kịp nước giàu về trình độ phát triển, trước hết là về thu nhập bình quân đầu người.

Báo cáo phát triển công nghiệp năm 2005 của UNIDO (Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc) chỉ ra rằng, cách thức mà các nước dùng để thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế với các nước đi trước là rất đa dạng. Vấn đề không chỉ là bắt chước các định chế, quy định, công nghệ của các nước phát triển; cũng không thể chỉ trông cậy vào động lực của kinh tế thị trường. Có rất nhiều yếu tố đan xen về thể chế, giáo dục, khoa học - công nghệ, văn hóa, địa lý, lịch sử... mà mỗi nước cần xử lý một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của mình nhằm phát huy lợi thế của nước đi sau.

Cuộc đua về giáo dục

sự thần kỳ về kinh tế của Nhật Bản, sự cất cánh của các “con rồng” châu Á và thành công của Trung Quốc trong những thập niên nửa sau thế kỷ XX đã gửi đi một thông điệp chung về vai trò của giáo dục trong việc nâng cao tri thức của toàn dân và giới lãnh đạo.

Tuy nhiên, bài học lịch sử chỉ là một tham số càn xem xét trong hoạch định chính sách phát triển. Trong bức tranh chung của thế giới, sự vận động tạo nên bước chuyển khác biệt về chất từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI là việc chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế công nghiệp tri thức. Vì vậy, hội nhập kinh tế tri thức toàn cầu mở ra cơ hội chưa từng có trong lịch sử để các nước nghèo thực hiện bước nhảy vọt trong phát triển. Bất kể xuất phát điểm ở đâu trong lộ trình phát triển, nước nào cũng cần và có thể phát triển kinh tế tri thức. Như vậy, muốn đuổi kịp các nước phát triển về kinh tế, trước hết phải đuổi kịp về tri thức.

Xét ở góc độ đó, các nước đều có cơ hội để phát triển. Đó là cơ hội dựa vào nguồn lực con người là chính. Cơ hội đó đặt giáo dục vào vị trí ưu tiên, trong đó các quốc gia đều ý thức về sự gia tăng vai trò chiến lược của giáo dục trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bởi thế, trong hợp tác và cạnh tranh kinh tế, thương mại và khoa học-công nghệ ngày nay trên thế giới đều ẩn chứa cuộc chạy đua và giáo dục trong từng quốc gia.

Thế và lực của giáo dục VN

Một chỉ tiêu giáo dục đang được sử dụng phổ biến là kỳ vọng đời sống học đường, tức là số năm học trung bình mà một đứa từ 5 tuổi hy vọng được ngồi trên ghế nhà trường trước khi bước vào cuộc sống lao động. Bảng dưới đây mô tả sự thay đổi về kỳ vọng đời sống học đường ở Việt Nam từ 1990 đến 2004, trong tương quan với một số nước trong khu vực, có đối chiếu với giá trị trung bình của các nước phát triển, các nước chuyển đổi và các nước đang phát triển. Như vậy, trong vòng 14 năm kỳ vọng đời sống học đường ở Việt Nam đã tăng thêm 3 năm, một bước chuyển lớn nhất xét trong tương quan so sánh. Tuy nhiên, xu thế chuyển dịch tích cực này chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu 1990-1998, và có biểu hiện chậm lại trong giai đoạn sau 1998-2004.

Việc tăng kỳ vọng đời sống học đường của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2004 chủ yếu là kết quả của việc thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học trong giai đoạn này. Sự tăng chậm lại vào những năm cuối phản ánh trạng thái đáng lo ngại về phát triển giáo dục của Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Căn cứ vào các số liệu hiện có của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) thì vấn đề cơ bản trong tốc độ phát triển của giáo dục Việt Nam là ở sự trì trệ của tỷ lệ theo học đại học ở Việt Nam. Để làm rõ hơn vấn đề này, Global Education Digest 2006 đã đưa ra các số liệu về kỳ vọng đời sống học đường đại học, tức là số năm học trung bình mà một thanh niên tuổi 17 có thể hy vọng theo học trong trường đại học trước khi bước vào lao động trong giai đoạn từ 1999 đến 2004, kỳ vọng đời sống học đường đại học trên thế giới đã tăng từ 0,9 năm lên 1, 1 năm; Đông Á từ 0,7 năm lên 1,0 năm; Trung Quốc từ 0,3 năm lên 1,0 măm; Thái Lan từ 1,6 năm lên 2,1 năm... ; riêng Việt Nam vẫn đứng nguyên ở con số 0,5 năm.

Dĩ nhiên, để sự phát triển giáo dục đại học phát huy hiệu quả đối với tăng trưởng kinh tế, cần rất nhiều yếu tố quan trọng khác, như thể chế khuyến khích sáng tạo và canh tân, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hiệu quả của hoạt động khoa học - công nghệ, mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Giáo dục cùng với tập hợp các yếu tố trên, trong kinh tế học ngày nay, được gọi là năng suất yếu tố tổng hợp (total factor productivity, TFP). Đó là một khái niệm mới dùng để đo vai trò của sự tích lũy tri thức trong tăng trưởng kinh tế, bên cạnh các tích lũy truyền thống là vốn và lao động. Theo cách tiếp cận này, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nếu từ 1960 đến 2003, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tăng 11 lần, đưa Hàn Quốc lên hàng các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thì 72% sự tăng trưởng đó là do tích lũy tri thức, trong đó sự phát triển giáo dục đại học đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Trong khi đó, ở Việt Nam, tiềm ẩn đằng sau nó những số liệu về sự tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng là những dấu hiệu đáng lo ngại về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Từ năm 1993 đến nay, tỉ lệ đóng góp của vốn đầu tư trong tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, trong khi tỉ lệ đóng góp của TFP ngày càng giảm và chỉ còn khoảng 20% vào thời điểm hiện nay. Tình trạng này là đáng lo ngại vì chỉ số này của các nước trong khu vực là tương đối cao (35% ở Thái Lan, 41% ở Philippines, 43% ở Indonesia...). Điều này cho thấy, trong cuộc đua giáo dục hiện nay nước ta chưa giải quyết hết bài toán về tốc độ phát triển giáo dục liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực.

Bảng xu thế thay đổi kỳ vọng đời sống học đường ở Việt Nam và một số nước trong khu vực giai đoạn 1990 - 2004 (Nguồn: EFA Global Monitoring Report 2005; Global Education Digest 2006)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Suy nghĩ về chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam

    17/03/2009Phan Chánh DưỡngNội dung dự thảo chiến lược giáo dục từ 2009 đến năm 2020 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục, các giáo sư, tiến sĩ, các nhà quản lý của ngành giáo dục. Qua phản ánh của các phương tiện truyền thông, phần lớn ý kiến đóng góp đều không đánh giá cao bản dự thảo.
  • Biết người, cần biết cả… ta

    06/01/2009GS-TSKH Lê Ngọc TràTiếp tục bước trên sân chơi quốc tế 2009, chúng ta vừa phải nhập cuộc, vừa phải tỉnh táo biết mình là ai, không thu mình lại, không bắt chước rập khuôn. Làm thế nào để tiếp nhận và lên qua làn sóng toàn cầu. Đó là thách thức đối với giáo dục Việt Nam, trước hết là với những người có trách nhiệm lãnh đạo, với nhà quản lý giáo dục hiện nay.
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Giáo dục Việt Nam khoác gánh nặng lên vai trẻ thơ

    06/12/2008Hoàng LanCách đây không lâu báo chí đưa một cuộc khảo sát ngẫu nhiên những chiếc cặp sách của học sinh do bộ GH – ĐT tiến hành ở ba trường tiểu học tại Hà Nội. Chiếc cặp nặng nhất là của một học sinh lớp 4 ( 4,8kg). Trong khi đó , quy định của sở GD – ĐT Hà Nội là 2,7 – 3 kg. Chiếc cặp sách không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa . Nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.
  • Giáo dục Việt Nam, đã đến lúc rồi đó!

    29/11/2008GS Tương Lai"Đã đến lúc đó rồi!” - "Phải đặt 22 triệu những người đang và sẽ là chủ thể của xã hội mới vào trong bối cảnh của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức đang giữ nhịp cho đời sống hiện đại của thế kỷ XXI." - Giáo sư Tương Lai có bài viết suy ngẫm về sự thay đổi tư duy trong giáo dục Việt Nam nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Giáo dục Việt Nam - Đạo đức và thực dụng

    29/09/2008Nguyễn Thành TrungNước ta bước vào nền Kinh tế thị trường đã được hơn 20 năm, nhưng chúng ta vẫn lảng tránh việc Thương mại hóa giáo dục. Ở Việt Nam, hình ảnh “thầy giáo”, “cô giáo” hay “nhà giáo”, là một hình ảnh đẹp, đã là thầy giáo, là trong sạch, đã là giáo viên, là giản dị, là đạo đức...
  • Nền giáo dục Việt Nam: Đang ở tọa độ nào, và định vị ra sao?

    17/07/2008Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Như nhiều lần đăng đàn, Giáo sư Hoàng Tụy tuy trong tư cách của một trí thức hàng đầu, một nhà giáo dục lâu năm này lại tiếp tục có nhiều ý kiến tâm huyết để tiếp tục chấn hưng giáo dục nước nhà…
  • Giáo dục Việt Nam: Cuộc thảo luận còn tiếp diễn

    26/03/2008Huỳnh Như PhươngNếu năm 2006, ngành giáo dục Việt Nam phải chịu đựng những sự kiện gây sốc làm tổn thương đến uy tín của mình, thì năm 2007 diễn đàn giáo dục đã mở rộng và thu hút sự chú ý của dư luận vào những vấn đề thực sự quan yếu...
  • Nghĩ về con đường hội nhập của giáo dục Việt Nam

    05/04/2007TS Nguyễn Văn MinhTù khi Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủaWTO, tranh luận về conđường hội nhập của giáo dục nướcnhà lại tiếp tục diễn tasôi nổi. Chúngta sẽ chủđộng hội nhập như TrungQuốc, Thái Lan hay bị động nằm chờ như đạiđa số cácnước đang phát triển còn lại? Tương lai của trường Đại học Việt Nam đẳng cấp quốc tếsẽ ra sao? Có nên thươngmại hóa giáo dục? Giáo dục Việt Nam sẽcạnh tranh như thếnào vớigiáo dụcnước ngoài?...
  • Chất lượng giáo dục của Việt Nam "có vấn đề"?

    06/09/2005Huỳnh DuyTheo những gì mà tôi quan sát và tìm hiểu được thì câu trả lời là: người bảo có và cũng có người bảo không. Những người bảo chất lượng giáo dục VN có vấn đề ở đây là các đại biểu quốc hội, những vị đại biểu của nhân dân mà kỳ họp nào cũng lên tiếng phàn nàn về chất lượng giáo dục yếu kém của nước nhà. Vậy có thực là có vấn đề hay chỉ là lo lắng thái quá ở một số người.
  • Giáo dục Việt Nam: những vấn đề căn bản

    06/07/2005Trương VũTrong suốt hơn một thập niên qua, những vấn đề giáo dục của Việt Nam thường là những đề tài gây tranh luận trên báo chí. Hầu hết đều ghi nhận truyền thống hiếu học của học trò Việt Nam và sự hy sinh của bố mẹ cho việc giáo dục con cái. Sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các trường giỏi trong nước khi ra nước ngoài tiếp tục học ở các trường cấp trên thường đạt thành công không mấy khó khăn.
  • Suy nghĩ về giáo dục Việt Nam của một học sinh

    12/01/2004Bây giờ, hầu như ai cũng có những thắc mắc, băn khoăn về giáo dục. Tại sao phần lớn học sinh chúng tôi tốn nhiều thời gian, công sức học tập hơn bạn bè các nước, mà kết quả thường là kém hơn?
  • Giáo dục Việt Nam bước vào thế kỷ 21

    11/02/2003Cách đây 50 năm, có nhà khoa học khi bàn về thế kỷ mới đã sớm nhắc nhở bạn đọc hãy tích cực tham gia vào chứ không thể là một người đứng xem thế sự xoay vần. Trang đầu cuốn sổ tay của học sinh trung học Canada vào năm học 1999 đã ghi một câu hỏi "Sang thế kỷ 21 bạn sẽ làm gì? và bạn đã chuẩn bị gì cho công việc đầu thế kỷ mới?" Phải chăng đó cũng là lời khuyên và câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta.
  • xem toàn bộ