Mười bí quyết thành công trong phát hành báo chí hiện đại

07:43 CH @ Thứ Năm - 20 Tháng Bảy, 2006

Phát hành là chìa khoá vàng để báo chí mở rộng cánh cửa bước vào thị trường, nó là khâu cuối cùng quyết định sinh mệnh của tờ báo. Theo thống kê của Hiệp hội báo chí thế giới, trong 5 năm vừa qua, lượng tiêu thụ báo trên thế giới tăng khoảng 4,75%, chỉ có ở châu Á, Trung Đông và Châu Phi tăng trưởng mạnh, còn ở các nơi khác thì lại có phần giảm xuống. Vậy tại sao trong một thị trường báo chí, có tờ báo dần bị suy thoái, có tờ lại không ngừng phát triển lớn mạnh. Bí quyết gì để dẫn đến thành công trong công tác phát hành?

Hiệp hội báo chí thế giới đã phỏng vấn các vị chủ bút và những người phụ trách công tác phát hành của những tờ báo thành công nhất trên thị trường báo chí thế giới, đồng thời cũng phỏng ván những chuyên gia có kinh nghiệm ở tại địa phương đó. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu mười bí quyết thành công trong công tác phát hành báo chí thế giới.

1. Ý thức phục vụ

Thứ nhất, làphải có thái độ nhiệt tình, hăng hái, cung cấp cho độc giả những nội dung có giá trị và bám sát thực tế. Trong kinh doanh báo chí phải không ngừng cải tiến nội dung tiên ra nhiều cách mới mẻ để đáp ứng nhu cầu cho độc giả. Toà soạn cũng phải lập ra Ban nghiên cứu thị trường, phải điều tra thị trường một cách thường xuyên. Toà soạn nên đề ra một cơ chế bất kỳ lúc nào cũng phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu và sựcoi trọng những kiến nghị và ý kiến viết trong thư của độc giả hàng ngày gửi cho toà soạn.

TờSự thật thanh niêncủa Đoàn thanh niên Cộng sản của Nga mở một chuyên mục “liên tuyến trực tiếp" chuyên mời các nhân vật nổi tiếng đến toà soạn phỏng vấn, đồng thời trả lời các câu hỏi cửa độc giả qua điện thoại hoặc qua mạng Internet. Đã có rất nhiều vị khách đặc biệt như Tổng thống NgaPutin cũng từng tham gia hoạt động này.

Thứ hai, làphóng viên phải tự coi mình là người cung cấp dịch vụ cho độc giả, phải kịp thời đáp ứng những nhu cầu của công chúng, kích thích độc giả tích cực tham gia vào các hoạt động do toà soạn tổ chức. Trong đó ý thức phục vụ là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định đến độ uy tín và khả năng thu hút quảng cáo của tờ báo.

Chủ bút tờ Bưu điện sông Ranhcủa Đức nói: "Độc giả của chúng tôi trước kia bình quân mỗi ngày đọc báo 30 phút, bây giờ giảm xuống chỉ còn 20 phút. Cách giải quyết của chúng tôi không phải giảm bớt số trang mà làm thế nào chỉ trong 20 phút đó độc giả có thể nắm bắt được lượng thông tin mà trước kia họ phải đọc trong 30 phút. Chủ bút của một tờ báo ở Brazil cho biết, toà soạn rất coi trọng và cảm ơn độc giả đã giúp họ làm báo, hằng ngày ông cử 8 phóng viên có trách nhiệm xử lý vàtrả lời các ý kiến của độc giả.

Theo lãnh đạo của một tờ báo ở Brazil, hằng ngày ông đều thông qua trung tâm điện thoại của Công ty để điều tra tình hình độc giả của tờ báo. ông cho rằng, thường xuyên điều tra tình hình của độc giả có thể hiểu được nhu cầu và sở thích của họ, từ đó toà soạn mới có thể đề ra các quyết sách, cải tiến phù hợp với tình hình mới.

Tóm lại, ý thức phục vụ độc giả cũng quyết định sự thành bại trong kinh doanh báo chí hiện đại. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của độc giả cũng có nhiều biến đổi, do đó yêu cầu toà soạn phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng phục vụ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của độc giả.

2. Lượng phát hành hôm nay là lợi nhuận của ngày mai

Theo điều tra cho thấy, lợinhuận thu được của báo chí bao giờ cũng cao hơn mức trung bình của các ngành nghề khác. Phương châm của một số toà soạn báo trên thế giới là, lượng phát hành lớn sẽ đem lại lợi nhuận cho tờ báo, nhưng bản thân lợi nhuận không phải là mục đích. Hầu hết những người phụ trách chính của các tờ báo lớn đều nói rằng , họ phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để bản đảm cho lượng phát hành được ổn định. ÔngEdward chủ tịch hội đồng quản trị của tờ Điện tíncủa Pháp cho biết: "Toà soạn không tiếc sức để giảm giá thành, kết quả lại mất đi nguồn độc giả và nguồn thu quảng cáo, đành phải giảm chi tiêu cuối cùng sẽ dẫn vào vòng tuần hoàn luẩn quẩn".

3. Có con mắt nhìn xa trông rộng

Muốn gặt hái được thành công trong công tác phát hành, yêu cầu đầu tiên là các toà soạn báo phải có chiến lược và sách lược lâu dài trong suy nghĩ và hành động, không chỉ chú trọng những lợi ích trước mắt. Cần phải coi phát hành là khâu then chốt để thúc đẩy các lĩnh vực khác trong toà soạn phát triển, không nên chỉ chú trọng đến kết quả hiện tại. Vấn đề này được thể hiện ở những điểm sau:

Một là,tính lân dài của chiến lược. Trên thế giới có rất nhiều toà soạn báo đã duy trì chiến lược của mình dài tới hơn 20 năm.

Hai là,kinh nghiệm quản lý. Những người phụ trách quản lý của những tờ báo này đều trải qua quá trình làm việc lâu dài với nhau, thời gian thậm chí dài tới 20 năm. Họ đã quen với công việc, cùng nhau quyết định và cùng nhan giải quyết vấn đề. Một số người phụ trách quản lý chính của các toà báo này đã phát biểu rằng, họ đã coi việc thiếu kinh nghiệm là yếu điểm của các đối thủ cạnh tranh của họ.

Ba là,lợi nhuận về kinh tế. Kinh nghiệm cho thấy, không chú trọng những lợi ích trước mắt thì về mặt lâu dài bao giờ cũng thu được lợi nhuận cao. Ông Tony chủ bút tờ Bưu điện biên giớicủa Australia tin tưởng rằng: “Chúng tôi thành công là do có vốn và kinh nghiệm phát hành, chứng tôi đã đem tiền để đầu tư cho sự nghiệp, cho chiến lược phát triển sản phẩm, như vậy mới có thể thu lại lợi nhuận lâu dài cho tương lai".

Chủ nhiệm phát hành tờ Bưu điệncủa Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng tờ báo này có được thành công trong phát hành đó là vì toà soạn có tầm nhìn xa, trông rộng và đã mở rộngđối tượng bạn đọc, đặc biệt là coi trọng độc giả nữ.

4. Định vị rõ ràng

Yêu cầu đối với người làm công tác phát hành là phải hiểu độc giả, nắm rõ được những đặc điểm, nhu cầu, hứng thú, mong muốn của độc giả. Toà soạn phải lấy độc giả làmđối tượng phục vụ chính. Nội dung của tờ báo và các hoạt động tiếp thị đều phải đáp ứng được nhu cầu, sở thích và mong muốn của độc giả.

Trong suốt 20 năm qua, mặc dù luôn bị các trang Ailen của các tờ báo ở Anh cạnh tranh gay gắt, nhưng Thời báo Ailen vẫn không ngừng phát triển. Hiện nay, ở Anh, các tờ báo nước ngoài chiếm 1/3 thị phần, nhưng giá bán chỉ bằng một nửa so vớibáo bản địa. Theo chủ bút Kennedythì nguyên nhân họ thành công là toà soạn đã có một định vị rất cụ thể cho tờ báo, biết nhằm vào sở thích của từng đối tượng độc giả trong xã hội. Việc một tờ báo định vị rõ đối tượng độc giả sẽ thu hút được nhiều khách hàng quảng cáo, đồng thời số lượng độc giả và đối tượng độc giả sẽ quyết định được giá quảng cáo.

5. Làm ra tờ báo hay nhất

Muốn đánh bại các đối thủ cạnh tranh trong thị trường báo chí, toà soạn phải tuyển dụng được nhiều phóng viên giỏi, chấp nhận trả lương cao cho những người có năng lực thực sự. Phải hiểu rõ tâm lý độc giả của mình hơn ai hết. Toà soạn phải đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao. Phải luôn luôn đi trước đối thủ cạnh tranh về quy mô và tính sáng tạo. Phải đặt ra các tiêu chuẩn để so sánh với đối thủ cạnh tranh.

Biên tập viên chính tờ Buổi chiềucủa Thụy Điển cho biết, sở dĩ tờ báo này có lượng phát hành vượt trội so với tờ Tin nhanhlà do tờ Buổi chiều liên tục có tính sángtạo dũng cảm đi tìm cái mới khác người. Tờ Sự thật thanh niêncủa Đoàn thanh niên Cộng sản ở Nga hiện nay đang phải cạnh tranh với khoảng 1.000 tờ báo trên toàn quốc, chỉ riêng ở Matxcơva đã có hơn 20 tờ nhật báo là đối thủ cạnh tranh nặng ký của tờ báo này. TờSự thật thanh niênđang nỗ lực phấn đấu trở thành một tờ có nội dung phong phú, chất lượng in ấn tốt, phát hành và quảng cáo chuyên nghiệp nhất nước Nga. Hiện nay, toà soạn có hơn 600 cán bộ, phóng viên và trên toàn quốc đã xây dựng 58 điểm in báo. Một bí quyết thành công trong công tác bồi dưỡng, đào tạo là loà soạn đã chi một số tiền rất lớn để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trang bị kiến thức thực tế mới nhất cho phóng viên, biên tập viên của mình.

Trong thị trường báo chí cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, một tờ báo muốn đứng vững được trên thị trường đòi hỏi toà soạn phải đề ra mục tiêu phấn đấu rõ ràng để đuổi kịp, đi trước một bước đối thủ cạnh tranh của mình. Một bí quyết quan trọng là toà soạn phải có chính sách thưởng phạt rõ ràng, kịp thời phát hiện, động viên khen thưởng bằng tiền cho các cán bộ phóng viên, thậm chí kể cả nhân viên phụ trách công việc kinh doanh khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có đóng góp quan trọng cho toà soạn. Như thế mới có thể khích lệ được tinh thần làm việc và tinh thần trách nhiệm của mọi người trong toà soạn.

Chủ bút của tờ Bưu điện biên giớicủa Australia, ông Tony cho biết: "Chúng tôi phải luôn tìm cáchđể vượt lên trước đối thủ, nội dung của tờ báo phải phong phú hấp dẫn, điều này cần đến sự nỗ lực lớn của tất cả mọi người trong toà soạn".

6. Tinh thần hợp tác

Một tờ báo muốn thành công yêu cầu đội ngũ phát hành phải có tinh thần hợp tác chặt chẽ nhịp nhàng ăn khớp với nhau. Trong toà soạn, mỗi khâu đều có một vai trò khác nhau, nhưng khâu phát hành là một trong những khâu quan trọng nhất, vì nó quyết định đến sự sống còn của tờ báo. Do vậy đội ngũ làm công tác phát hành phải nhiệt tình, hăng hái, và có tinh thần hợp tác với nhau, cùng nhau đề ra mục tiêu, mở rộng lượng phát hành cho toà soạn. Người phụ trách công tác phát hành phải hiểu được rằng, không có sự hô trợ nhiệt tình của các đồng nghiệp thì công tác phát hành sẽ nhanh chóng thất bại.

Liên quan tới vấn đề này, lãnh đạo của tờ Zero Homcủa Brazil nói: "Chúng tôi là một Công ty gia tộc, cùng hưởng thụ một nền văn hoá. Phong cách quản lý của chứng tôi không theo một mô thức nhất định. Chúng tôi cùng nhau quyết định, cùng nhau giải quyết các vấn đề trong toà soạn”.

Tóm lại,tinh thần hợp tác là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất và kinh doanh báo chí, nó quyết định hiệu quả công việc của toà soạn, đồng thời đem lại lợi ích kinh tế cao nhất cho tờ báo. Do đó một trong những bí quyết để thành công trong công tác phát hành là toà soạn phải có tinh thần hợp tác chặt chẽ.

7. Phải không ngừng thay đổi

Những người làm công tác phát hành thành công trên thế giới đều từng gặp phải những lúc vô cùng khó khăn tưởng chừng không thể tháo gỡ nổi. Song bằng ý là vàlòng quyết tâm thay đổi tư duy, không ngừng sáng tạo trong quyết sách, họ đã gặt hái được nhiều thành công, tờ báo mới có thể được phồn thịnh như ngày nay. Theo Hiệp hội báo chí thế giới, tờ báo có lượng phát hành lớn nhất thế giới năm 2005 là tờ Yomiuri Shimbuncủa Nhật Bản. Một bí quyết tuyệt chiêu trong công tác phát hành của tờ Yomiun Shimbunlà áp dụng iện pháp đưa báo đến tận nhà độc giả. Hiện nay tờ Yomiun Shimbunđã phổ cập khoảng hơn 20% dân số toàn nước Nhật, tức là cứ 5 giađình người Nhật thì có một hộ đặt báo Yomiuri Shimbun.

8. Coi trọng độc giả cao tuổi

Muốn thành công trong phát hành thì toà soạn phải giữ mối quan hệ gần gũi, mật thiết với độc giả. Hiện nay nhiều báo đều tìm cách thu hút đông đảo bạn đọc trẻ tuổi, song họ cũng đồng thời nhận thức được rằng phải chú ý tới độc giả ở mọi tầng lớp, đặc biệt là qua điều tra các báo đã phát hiện ra rằng tầng lớp độc giả đang có xu hướng lão hoá, chính vì vậy giữa họ cũng xảy ra cuộc tranh giành tầng lớp độc giả có tuổi. Hiện nay tại Ailen, tỷ lệ người cao tuổi nhiều hơn thế hệ trẻ do đó nhiều tờ báo rất chú ý đến số lượng độc giả này.

9. Thu hút độc giả nữ

Theo số liệu điều tra của báo chí nước ngoài, một trong những bí quyết thành công của công tác phát hành là phải chú ý số độc giả nữ. Một số toà soạn có kế hoạch theo định kỳ tổ chức bố trí chủ bút và người phụ trách công tác phát hành ngồi lại và tự đánh giá, suy xét nội dung của tờ báo đó đã phù hợp chưa và tỷ lệ độc giả nam và nữ đã cân bằng chưa. Theo kinh nghiệm của tờ Thời báo Ailen,sở dĩ tờ báo này thành công trong phát hành là do họ có số lượng nữ độc giả chiếm tới 52%. Lãnh đạo tờ báo này .cho biết việc thu hút đông đảo độc giả nữ cũng sẽ thu hút được nhiều nguồn quảng cáo.

10. Nhiệt huyết tuổi trẻ

Người lãnh đạo toà soạn thành công trong lĩnh vực phát hành phải là người biết trọng dụng phóng viên trẻ. Họ dám bỏ ra nhiều tiền để đào tạo lớp trẻ và sớm giao trọng trách cho những phóng viên này, tạo cho thế hệ trẻ cơ hội cống hiến nhiệt huyết của mình vào công việc. Một số ông chủ báo lớn trên thế giới cho rằng, không ngừng bồi dưỡng, đào tạo, bổ sung phóng viên trẻ cho toà soạn sẽ làm cho nội dung của tờ báo được trẻ hóa, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo của bạn đọc trẻ.

Một ví dụ điển hình là tổng biên tập tờ Bưu điện sông Ranhcủa Đức liên tục điều chỉnh độ tuổi trung bình của biên tập viên. ông giải thích: chỉ cần có cơ hội là sẽ có rất nhiều phóng viên cao tuổi đều xin nghỉ, kết quả là sẽ làm cho bình quân độ tuổi của biên tập viên từ 50 xuống còn 40. Phóng viên trẻ sẽ tập trung đưa tin và bài về thế giới trẻ , còn phóng viên cao tuổi đưa tin và bài về thế giới của mình. Do vậy chỉ cần hai thế hệ cùng nhau hợp tác sẽ làm ra được tờ báo thu hút được cả lớp trẻ lẫn thế hệ có tuổi.

Tóm lại phát hành đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kinh doanh của báo chí, nó là nguồn thu nhập chính chiếm khoảng 20 - 40% tổng thu nhập của toà soạn Làm tốt công tác phát hành sẽ đem lại hiệu quả kinhdoanh, đồng thời nó cũng quyết định cả uy tín và là cơ sở cho việc thu hút quảng cáo của tờ báo đó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà báo là ai?

    21/06/2015Nguyễn Hoàng LinhNhà báo là người chuyên làm nghề viết báo (Từ điển tiếng Việt). Không biết như thế đã đầy đủ chưa nhưng tôi rất tâm đắc với một nhà báo nổi tiếng mà tôi đã ngấm nó vào từng tế bào của đời làm báo: Nhà báo là những người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại
  • Hịch... nhà báo

    21/06/2015Vũ Ba LanChúng ta cùng sinh ra giữa thời báo chí còn bao cấp! Lớn lên gặp buổi báo chí hội nhập thị trường! Ngó thấy một số ít phóng viên tiêu cực đi lại rong chơi ngoài đường, cố tình uốn cong ngòi bút để đòi tiền vàng, đem uy danh nhà báo bắt nạt cơ sở đòi hối lộ. Lại cậy thế phóng viên, giả hiệu khen chê để thu vét tiền vàng...
  • Làm báo là phải sẵn sàng bước vào dòng xoáy cuộc sống

    27/09/2016Trường GiangLàm báo không phải là công việc bình lặng, nhẹ nhàng, cũng không phải là công việc máy móc, đơn điệu. Nó rất nhọc nhằn, giản khổ đầy thử thách nếu coi nhà báo là người chiến sĩ tiên phong trên chiến tuyến văn hóa xã hội...
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Trao cho báo chí

    17/05/2011Trần Dĩ HạThưa các vị đại biểu. Tình hình tham nhũng đã đến lúc báo động hết cấp. Nếu chúng ta không tích cực chống tham nhũng thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng thắng trong chiến tranh, thua trong hòa bình, quá khứ hào hùng nhưng tương lai thì tụt hậu...
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Tìm lại chân dung một nhà báo hàng đầu Việt Nam

    20/06/2006Hôm nay, chúng ta ít nói đến nhà báo Phan Khôi - một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Hongkong, Trung hoa dân quốc, Nhật bản, Pháp...
  • Truyền thông đang “xâm lấn” báo chí

    20/06/2006Lê ThăngTháng 5 vừa qua, Đại học Tự do Bruxelles đã tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Các nhà báo thời kỳ công nghệ thông tin và truyền thông (ITC): Những thách thức về đạo đức báo chí”. Tham dự hội thảo này có các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí từ châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Á (PV Báo Lao động tham dự và trình bày tham luận tại hội thảo)...
  • Bác Hồ viết báo

    20/06/2006GS, TS. Nguyễn Lân DũngTrong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo với trên 100 bút danh khác nhau. Bác coi báo chí là vũ khí sắc bén để vận động quần chúng và đấu tranh với kẻ thù...
  • Những hạt sạn trong báo chí

    27/01/2006Phan ViệtMột số những sai trái trong đời sống văn hoá hiện tại của Việt Nam nguyên nhân là do sự cẩu thả, dễ dãi hoặc ấu trĩ về nhận thức của những người tham gia tạo, phát tán và đánh giá các sản phẩm và hoạt động văn hóa, với mong muốn góp phần làm trong sạch hơn bầu không khí văn hóa nước nhà
  • Câu chuyện về một bài báo

    16/01/2006Nguyễn Khắc NhoCùng với bản di chúc, đúng ngày kỷ niệm thành lập Đảng, trên báo Nhân dân ngày 3/2/1969, với bút danh TL, Bác Hồ đã cho công bố bài báo quan trọng về công tác xây dựng Đảng: "Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân"...
  • Nhà báo, chữ tín và doanh nghiệp

    13/01/2006Beth Erickson (Sơn Tùng dịch)Một tờ báo sẽ phải xây dựng những quy tắc đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp như thế nào khi các nhà báo ở đó cần phải xây dựng các mối quan hệ với các doanh nghiệp, tổ chức cũng như nuôi dưỡng nguồn tin của mình?
  • Khi báo điện tử lên ngôi

    22/12/2005Hoài LinhVới lợi thế nhanh, sức chứa thông tin khổng lồ và khả năng tương tác nhiều chiều giữa toà soạn và bạn đọc, báo điện tử đang ''tiếm ngôi'' của báo giấy. Ghi chép của phóng viên VietNamNet từ chuyến đi khảo sát báo chí Pháp...
  • Báo điện tử đang “nuốt dần” báo giấy!?

    10/11/2005Hoàng HảiSố lượng báo giấy phát hành đã giảm đều đặn trong suốt nhiều năm qua chủ yếu là do tin tức được cập nhật quá nhanh chóng qua truyền hình và Internet. Các phương tiện truyền thông điện tử ngày nay đã phát triển với mức độ cực kỳ nhanh chóng và đã giành giật được một số lượng độc giả khổng lồ từ báo giấy
  • Nguyên tắc viết bài cho báo điện tử

    21/07/2005Chúng ta đã có vài chục tờ báo điện tử nhưng phải thừa nhận rằng đa phần nội dung là bệ nguyên từ báo in, may ra thì được cắt gọt một chút. Ít ai trong chúng ta quan tâm đến một thực tế là người đọc báo điện tử khác hoàn toàn so với người đọc báo in - và báo điện tử cũng có nguyên tắc riêng.
  • Báo điện tử - điểm sáng của cuộc cách mạng thông tin

    21/06/2005Phan KhươngTháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ tự tin là tờ báo Internet đầu tiên. Năm 1994, phiên bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website. “Cơn sốt vàng” của thời thông tin trực tuyến bắt đầu
  • Thực trạng báo chí điện tử tại Việt Nam

    03/07/2004Đăng Bền2003 là năm xuất hiện chóng mặt của các tờ báo điện tử, hầu hết là những toà soạn báo giấy truyền thống nay nhận rõ tầm quan trọng và vị trí trong lòng độc giả của báo điện tử, và thế là những Tuổi trẻ Online, Thanh Niên Online, Hà Nội Mới Online, Thể thao VN Online,.. xuất hiện trên Net, đưa thông tin theo một cách riêng...
  • Nghệ thuật kinh doanh báo chí của một tạp chí quân sự

    27/01/2004Tạp chí "Quốc phòng Jane" nổi tiếng thế giới về chất lượng và số lượng phát hành mặc dù nó mới chỉ ra đời năm 1984. Độc giả của nó không chỉ là những người trong giới quân sự, các nhà lý luận, nghiên cứu vũ khí, lý luận quốc phòng, mà cả các quan chức chính phủ, giới công thương, dân chúng ở mọi tầng lớp.

    Với một tạp chí có số lượng phát hành lớn (25.000 bản/số) và có giá bán khá cao, các bạn sẽ nghĩ đây là một toà báo lớn và đồ sộ. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Toàn bộ biên chế của toà báo chỉ vẻn vẹn có 15 người, trong đó 3 người đóng ở Washington, 1 ở Bangkok và 11 ở trụ sở chính của toà soạn nằm trong một ngôi nhà ba tầng của "Tập đoàn thông tin Jane" thuộc quận Sali, ngoại ô Luân Đôn. Tuy nhiên đội ngũ cộng tác viên của tạp chí
  • Bác Hồ với việc đọc sách báo

    07/08/2003Đỗ Văn Phú - Cù Thị MinhNgười là một người cầm bút có nội lực lớn lao trong nhiều lĩnh vực: Chính trị, văn hoá, văn học và báo chí. Suốt đời Người đã đọc... và đọc để nâng cao vốn hiểu biết, nâng cao trí tuệ ở tầm cao mới...
  • xem toàn bộ