Những thách thức của quản lý trong thế kỷ XXI
Bạn đọc có thể hỏi cuốn sách này có bàn đến những đề tài "nóng bỏng" của ngày hôm nay như Chiến lược cạnh tranh, Nghệ thuật lãnh đạo, Tính sáng tạo, Làm việc theo nhóm, Công nghệ hay không? Những vấn đề đó không bàn đến trong cuốn sách này. Bởi lẽ cuốn sách này chỉ bàn về những đề tài "nóng bỏng" của ngày mai mà thôi - đó là những đề tài thiết yếu, trọng tâm, có tính chất sống còn và chắc chắn sẽ là những thách thức chú yếu của ngày mai.
Liệu có chắc chắn như vậy không? Chắc chắn là như vậy! Bởi vì đây không phải là cuốn sách nói về các dự đoán cũng không phải cuốn sách bàn về tương lai. Những thách thức và những đề tài được bàn luận ở đây đều là những vấn đề đang gặp phải ở tất cả các nước phát triển cũng như ở hầu hết các nước đang trỗi dậy (chẳng hạn như Hàn Quốc hay
Do vậy, đây là một cuốn sách kêu gọi hành đông. Hiện giờ những thách thức mới này chưa lộ rõ. Chúng rất khác với những gì chúng ta đã tùng biết đến. Chúng hầu như mâu thuẫn và trái ngược với những gì mà ngày hôm nay vẫn được thừa nhận và coi à thành công. Chúng ta đang sống trong thời kỳ quá độ sâu sắc với những sự thay đổi có thể còn cực đoan hơn so với những biến đổi rước đây khi bước vào "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai" giữa thế kỷ XIX, hay những biến đổi cơ cấu do cuộc Đại khủng hoảng và thế chiến thứ II đã từng gây ra. Người đọc cuốn sách này sẽ có cảm giác bất an và lo âu như cảm giác của chính tác giả khi ngồi viết nó. Bởi vì trong nhiều trường hợp - chẳng hạn trường hợp những thách thức do sự biến mất của tỉ lệ sinh sản ở các nước phát triển, hoặc những thách thức đối với cá nhân và tổ chức sứ dụng lao động được bàn luận ở chương cuối cùng nói về tự quản lý bản thân - những thực tiễn mới mẻ và những yêu cầu đặt ra đòi hỏi phải đảo ngược các chính sách cũ đã từng được áp dụng có kết quả tốt trong suối thế kỷ qua, và thậm chí hơn thế nữa, nó đòi hỏi phải thay đổi cả nếp nghĩ của các tổ chức cũng như các cá nhân.
Đây là sách về quản lý. Tác giả đã cố tình không đưa vào đậy những thách thức kinh doanh, ngay cả những vấn đề rất quan trọng như là vấn đề liệu đồng Euro có thay thế đồng đôla Mỹ làm đồng tiền chính của thế giới không, hoặc cái gì sẽ thay thế cho phát minh kinh tế thành công nhất của thế kỷ XIX tức là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Tác giả cũng cố ý không đề cập đến các khía cạnh kinh tế học, mặc dù những thay đổi cơ bản về quản lý kinh tế (chẳng hạn sự nổi lên của tri thức thành nguồn lực chủ yếu của nền kinh tế) chắc chắn sẽ rất cần đến lý thuyết kinh tế mới, và cũng không kém quan trọng đó là chính sách kinh tế mới. Cuốn sách cũng không bàn đến chính trị, thậm chí không đề cập đến những vấn đề cốt yếu như là liệu nước Nga có thể phục hồi được vị trí cường quốc về chính trị, quân sự và kinh tế hay không. Cuốn sách bám sát chủ đề chính là các vấn đề về quản lý.
Có rất nhiều lý do giải thích điều này. Những vấn đề mà cuốn sách bàn luận đến, những thực tiễn mới về xã hội, dân số học và kinh.tế không phải là những vấn đề mà Chính phủ có thế giải quyết được. Đó là những chủ đề tuy có ảnh hướng sâu sắc đến chính trị nhưng không phái là những vấn đề chính trị. Đó không phải là vấn đề mà thị trường tự do cỏ thể giải quyết được. Đó cũng không phải là đề lài của lý thuyết kinh tế hay kể cả chính sách kinh tế. Đó là những đề tài mà chỉ có khoa học quản lý và cá nhân lao động tri thức, chuyên gia hay nhà quản lý mới có thể xử lý và giải quyết. Đó là những điều chắc chắn sẽ được tranh luận trong chính giới ở các nước phát triển và các nước đang trỗi đậy. Những giải pháp của nó chỉ có thể nảy sinh bên trong một tổ chức riêng lẻ và phái được thực hiện thông qua sự quản lý của một tổ chức riêng lẻ và do từng cá nhân lao động tri thức (và đặc biệt là do từng nhà quản lý) bên trong tổ chức đó tiến hành.
Một phần lớn các tổ chức này, tất nhiên sẽ là các doanh nghiệp. Và phần lớn cả nhân các lao động tri thức chịu ảnh hưởng bởi những thách thức này sẽ là những người làm thuê cho doanh nghiệp hoặc làm việc với các doanh nghiệp. Tuy thế, đây là cuốn sách nói về quản lý hơn là nói về quản lý kinh doanh.
Những thách thức cuốn sách này nêu ra có ảnh hưởng đến tất cả các tổ chức trong xã hội ngày nay. Thực ra, một số thách thức sẽ có tác động đến các tổ chức phi kinh doanh thậm chí còn nhiều hơn, vì nhiều tổ chức loại này, chăng hạn như trường đại học, hay bệnh viện, chứ chưa nói tới các cơ quan chính phủ, rất cứng nhắc và kém linh hoạt hơn các doanh nghiệp và thường ăn sâu bám rễ vào những quan niệm, giả định và chính sách cũ của ngày hôm qua và thậm chí như một số trường đại học còn bám chặt vào những giả định của những ngày hôm kia (như các giả thiết ở thế ký XIX).
Đọc cuốn sách này như thế nào? Tác giả gợi ý bạn đọc nên đọc môi lần từng chương một, vì các chương đều khá dài. Rồi trước tiên hãy tự hỏi: "Những đề tài này, những thách thức này có ý nghĩa gì đối với tổ chức của chúng ta và đối với cá nhân tôi với tư cách là một lao động tri thức, một chuyên gia, hay một nhà quản lý?" Một khi bạn đã suy nghĩ kỹ điều này rồi hãy đặt câu hỏi: "Những hành động nào mà tổ chức của chúng ta và cá nhân tôi với tư cách là lao động tri thức hoặc nhà quản lý cần làm để biến những thách thức được nêu ra trong chương này thành những cơ hội cho tổ chức của chúng ta và cho cá nhân tôi?”.
Và hãy bắt tay vào việc!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý