"Giáo trí”- cuộc cách mạng đầu tiên để nâng cao dân trí
“Muốn phát triển kinh tế xã hội phải nâng cao dân trí. Việc đầu tiên để nâng cao dân trí là nâng cao “giáo trí”. “Giáo trí”, “dân trí” được nâng cao, đây chính là nền tảng để nâng cao “quan trí”. Quan trí được nâng lên xứng tầm là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề về kinh tế xã hội”
Đó là lời của ông Lê Doãn Hợp- Bí thư tỉnh uỷ Nghệ An trong cuộc trao đổi với VietNamNet mới đây.
- Là một tiến sỹ kinh tế, lý do nào để ông quan tâm đến lĩnh vực giáo dục như vậy?
- Làm nghề gì trình độ yếu cũng nguy hiểm, nhưng giáo viên trình độ yếu là nguy hiểm nhất vì sẽ đẻ ra các thế hệ học trò yếu kém khác. Thay một giáo viên kém bằng một giáo viên giỏi có thể nói là một cách đầu tư rất hiệu quả. Muốn nâng cao dân trí, cách đầu tư có hiệu quả nhất là nâng cao giáo trí.
- Nâng cao giáo trí bằng cách nào thưa ông?
- Cạnh tranh là động lực của sự phát triển. Quy luật này không chỉ đúng trong nền sản xuất hàng hoá mà còn có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội khác. Không thể có giáo viên tốt khi không có cạnh tranh, không có sự sàng lọc và đào thải. Cũng như học sinh, giáo viên sẽ trưởng thành hơn qua mỗi cuộc thi tuyển, sát hạch. Đã một thời gian dài, Nghệ An không có một cuộc sát hạch lớn nào đối với giáo viên. Dạy tốt hay dở đều có thể yên tâm đứng lớp mà không sợ bị mất chỗ. Muốn nâng cao giáo trí phải sát hạch và sàng lọc giáo viên.
- Ông giải thích thế nào với ngành giáo dục và với dư luận khi tiến hành sàng lọc lực lượng giáo viên?
- Vấn đề quan trọng là nhận thức. Có thể coi là một tội ác đối với thể hệ trẻ nếu duy trì quá lâu đội ngũ giáo viên dạy yếu, dạy kém. Trước yêu cầu của chất lượng giáo dục hôm nay, sẽ không khó khi phân biệt giáo viên nào đáp ứng được yêu cầu, giáo viên nào không đáp ứng được. Có thể nói, đổi mới chương trình, thay sách giáo khoa tốt đến đâu, đầu tư nhiều kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất trường học tốt đến đâu nhưng đội ngũ giáo viên bất cập thì chất lượng giáo dục cũng không thể cải thiện được. Trong vòng hai tháng tôi làm việc với bảy trường phổ thông và nhận thấy muốn nâng giáo trí lên như một cuộc cách mạng trong chính ngành giáo dục phải chọn giải pháp đầu tiên là sàng lọc giáo viên.
- Lực lượng giáo viên yếu kém cần phải sàng lọc hiện nay là bao nhiêu?
- Không dưới 30%. Nghệ An sẽ bắt đầu triển khai ngay từ năm học này với việc thay thế 10%, năm học sau giảm tiếp 10%, năm sau nữa giảm nốt 10%. Đội ngũ giáo viên của Nghệ An hiện có khoảng 50.000 người, 10% tương đương khoảng 5.000 giáo viên. 30% trong ba năm tổng cộng là trên 15.000 giáo viên.
- Mỗi năm thay thế 5.000 giáo viên, liệu có tạo ra một hiệu ứng phụ khác cho xã hội?
- Khi đưa ra kế hoạch này, nhiều người cũng đặt câu hỏi “Ai sẽ làm?” với không ít ngần ngại vì sợ đụng chạm. Mà đúng là dễ đụng chạm thật. Từ trước đến nay chưa có những tiền lệ như vậy, số lượng không nhỏ... Vấn đề lại nhạy cảm vì liên quan đến con người, hơn nữa lại là những người thầy. Tỉnh chủ trương ngành giáo dục phải làm, bằng bốn kênh, đều thông qua con đường rất dân chủ, công bằng là bỏ phiếu: giáo viên bỏ phiếu tín nhiệm, HS, phụ huynh bỏ phiếu nhận xét và cuối cùng là hội đồng chuyên môn bỏ phiếu phân loại đánh giá. Phân loại chính xác là nhiệm vụ của ngành giáo dục. Tôi yêu cầu phải phân loại rõ: ai dạy được, ai dạy kém nhưng nếu được bồi dưỡng thêm thì có thể tiếp tục và ai không thể dạy được.
Nguyên tắc giải quyết: kỷ cương ở phân loại, tình nghĩa ở chính sách. Còn tồn tại nhiều giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay là vấn đề của lịch sử. Nói gì thì nói những người dạy yếu dạy kém này cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của một giai đoạn lịch sử, đáp ứng yêu cầu của những giai đoạn đất nước khó khăn, thiếu giáo viên. Do không đào tạo kịp, không đào tạo được đầy đủ phải “chấp nhận” những giải pháp tình thế, trình độ 10+1, 10+2, thậm chí cả 7+1, 7+2 cũng đứng lớp. Nhưng nay vì tương lai của các thế hệ trẻ, vì yêu cầu phát triển của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung, Nghệ An cương quyết: đã trình độ kém thì dứt khoát không được đứng lớp. Đấy là kỷ cương.
Còn tình nghĩa ở chỗ không dạy nhưng vẫn được lĩnh lương: số giáo viên này chỉ bị cắt phụ cấp đứng lớp, nghỉ dạy chờ đủ năm để được hưởng lương hưu, trong lúc nghỉ được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm. Ngay từ khi bắt đầu thực hiện, tôi khẳng định với các cán bộ của tỉnh, của ngành giáo dục: nếu mình có giải pháp đảm bảo những quyền lợi chính đáng cho người giáo viên đã có cống hiến nay không còn phù hợp với yêu cầu công tác, chắc chắn người ta sẽ chấp nhận.
Lúc đầu dư luận trong tỉnh cũng có "sốc". Thậm chí, có nhiều cán bộ e ngại sợ bị quần chúng phản ứng. Tôi tuyên bố: nếu ai phản đối cứ mời về Nhà văn hóa Lao động, tôi sẽ đến nói chuyện, giải thích rõ chủ trương đến tâm phục khẩu phục thì thôi. Thà kết thúc bằng một nỗi đau còn hơn để nỗi đau không bao giờ kết thúc. Nỗi đau đó là những thế hệ trẻ tiếp tục phải học tập bằng phương pháp giảng dạy yếu kém. Phải kết thúc để thế hệ trẻ không còn phải trả giá cho những non yếu, thiếu dũng khí của người làm quản lý.
Trong việc này, không chỉ những người làm quản lý, mọi người đều phải nhận thức lại. Đối với bản thân người giáo viên yếu kém phải coi đây là một việc làm đầy tấm lòng và trách nhiệm với nền giáo dục, với con em. Cách rút lui này là rút lui có trách nhiệm, trong danh dự. Người kém tự lùi lại nhường chỗ cho những người trẻ hơn, đủ năng lực. Đó là một tư duy mới và tiến bộ cần áp dụng triệt để trong công tác tổ chức cán bộ. Đến nay Nghệ An đã triển khai chương trình sàng lọc giáo viên được ba tháng, dư luận ngày càng ủng hộ.
- Để làm cuộc cách mạng về “Giáo trí”, tỉnh đã chi ra khoảng bao nhiêu tiền thưa ông?
- Đây chính là lúc cần cả xã hội phải vào cuộc, xã hội hóa để giải quyết cùng ngành giáo dục. Ngành giáo dục chỉ phải lo sàng lọc cho chuẩn xác, còn tiền trả lương cho những giáo viên nghỉ dạy do tỉnh lo, ngoài ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục. Để làm được cuộc “cách mạng” về giáo viên, Nghệ An phải dành ra 20 tỉ đồng mỗi năm. Chúng tôi xác định phải tự vận động, có thêm nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi để đầu tư cho giáo dục. Với mức tăng trưởng GDP trong năm 2003 đạt xấp xỉ 12%, Nghệ An đã có thể tích luỹ ít nhi
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự Lập“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt