Cần "giảm" triệt để cả những sai sót
Việc báo Lao Động mở Diễn đàn giáo dục "Giảm tải - Cần phải giảm những gì?" (số 59/2000 ra ngày 23.3.2000) đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của đông đảo bạn đọc cả nước. Nhiều phụ huynh, thầy cô giáo, cả những người ở ngoài ngành giáo dục... đã viết thư, gọi điện, gửi e-mail đóng góp ý kiến, trao đổi, chia sẻ với chúng tôi những bức xúc của họ xung quanh vấn đề này. Trong số này, chúng tôi giới thiệu bài viết của bạn đọc Bùi Anh (44 Hồ Tùng Mậu, Đà Lạt, điện thoại: 063. 822402), người đã gửi cho báo Lao Động một bản "tham luận" dài 6 trang đánh máy đầy tâm huyết. Do khuôn khổ tờ báo có hạn, chúng tôi chỉ có thể trích đăng một phần (đoạn nói về sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1). Đầu đề do Toà soạn đặt.
... Riêng về chương trình tiểu học, việc giảm thời lượng là đã rõ nhưng về chất lượng những tiêu chí nào cần tăng giảm là một việc không đơn giản.
Sở dĩ cần nhấn mạnh điều này vì khi xem lại nội dung cuốn 1, tiếng Việt lớp 1 chương trình thực nghiệm, tôi cảm nhận rằng thật đúng như tên gọi Ban biên soạn, nó là một sản phẩm thuộc loại kỹ thuật cao của một loại công nghệ hiện đại mà một người dân Việt đã trưởng thành, có học vấn muốn nghiên cứu tiếng Việt theo phương pháp mới cũng xin chào! Với những câu tạo âm cố ghép với phần vần đang học thật vô cảm vì hầu hết bài đọc được soạn sao cho có những vần vừa học, hoặc nội dung lấy từ truyện tây, Tàu nhưng “được biên soạn lại” một cách thoải mái (như Vẽ gì khó, Ơ-rê-ca...), của “nhà văn Xuýp nào đó; từ ngữ chưa thật sư phạm (như bố rít lên, bắt bà) trong việc dạy con trẻ. Thậm chí có nơi còn sai ngữ pháp (như bàn hoàn, nghi nghờ...) chính tả (như áo quần như nen...)! Tôi buộc phải thổ lộ vì điều này váng vất trong đầu hơn 10 năm qua, khi đứa con đầu học lớp 1 nay đã thi ĐH và đứa con út hiện vào lớp 1; một số bài tập đọc có nội dung cười nhạo không phù hợp với tâm hồn trẻ thơ khi ở tuổi lên 6, hoặc lượng bài học “phiên âm tiếng nước ngoài” chưa cân xứng, chưa thuyết phục vì cho đến nay chúng ta chưa thống nhất với nhau về phương pháp phiên âm (thí dụ xếp từ Bắc Kinh, Trung Hoa vào từ phiên âm tiếng nước ngoài, mặc dù âm phiên giống, nhưng nghĩa Hán - Việt từng từ một đã được Việt hoá từ lâu; nhiều những bài có tên nước ngoài có lẽ cố cho các cháu đọc được các từ phiên âm tiếng nước ngoài ngay từ lớp 1 (!).
Khi biên soạn cuốn Từ điển Bách khoa gần đây, các nhà khoa học cũng không tránh khỏi sai sót, nhưng đối tượng sử dụng phần lớn là những người đã trưởng thành, có khả năng độc lập không bị thấm nhuần, in đậm như của trẻ. Tác hại nếu có không như sai sót có trong sách giáo khoa cho các cháu; đến nỗi tuy chưa sai nhưng có sót cũng thật nguy hiểm, nhất là bỏ sót về phần rèn luyện tính khí, tình cảm nhân bản của trẻ thơ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm