Giải pháp cho tình trạng thiếu thông tin khoa học

10:57 SA @ Thứ Ba - 29 Tháng Năm, 2007

Tại sao các nhà nghiên cứu nước ta thiếu thông tin? Câu trả lời là do thiếu cơ sở vật chất và trường đại học cũng chưa quan tâm (hay chưa nhận thức) đúng mức đến tầm quan trọng của thông tin trong nghiên cứu khoa học. Tình trạng trên tương phản với tình hình ở các trường đại học hay viện nghiên cứu khoa học phương Tây, nơi mà thông tin được xem là một loại cơ sở hạ tầng (infrastructure). Trong các tiêu chuẩn dùng để xếp hạng và đánh giá danh tiếng của các trường đại học, ngoài các tiêu chuẩn khoa bảng, hệ thống thư viện và tập san khoa học là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy các trường đại học “khoe” hệ thống thư viện của mình để cạnh tranh nhau thu hút sinh viên hay nghiên cứu sinh.

Giải pháp nào cho Việt Nam

Để khắc phục tình trạng thiếu thông tin ở nước ta, một tình trạng mà một nhà nghiên cứu mới đây cho rằng “không thể chấp nhận được”, tôi đề nghị vài biện pháp cụ thể như sau:

Thiết lập một cơ sở dữ liệu khoa học quốc gia. Hiện nay, nước ta có nhiều tập san khoa học, tuy chất lượng chưa cao, nhưng cũng cung cấp nhiều thông tin có ích và liên quan đến khoa học trong nước. Nhưng các thông tin này chưa được hệ thống hóa, và tình trạng này gây không ít khó khăn cho nhiều nhà nghiên cứu trẻ, kể cả nghiên cứu sinh, vì họ không truy tìm được tài liệu cần thiết. Một vài nghiên cứu sinh phàn nàn với người viết bài này rằng khi họ trình bày đề cương nghiên cứu trước thầy cô, họ bị phê bình rằng chỉ trích dẫn các báo cáo ở nước ngoài mà “coi thường” nghiên cứu từ trong nước, nhưng trong thực tế, rất khó mà biết các nhà nghiên cứu trong nước đã làm gì vì không có cơ sở dữ liệu.

Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu rất quan trọng. Trước đây, trước những lo ngại về chất anthrax trong chiến dịch chống khủng bố, các nhà khoa học truy tìm tài liệu khoa học và may mắn thay, vào lúc đó, chỉ có Thư viện Anh (British Library) là cơ quan duy nhất có hệ thống hóa dữ liệu khoa học trước năm 1950. Qua truy cập tài liệu, các nhà nghiên cứu mới phát hiện rằng chưa có nghiên cứu gì về anthrax trong suốt 47 năm! Nếu không có cơ sở dữ liệu của Thư viện Anh, có lẽ người ta phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để biết về anthrax. Qua kinh nghiệm này, ở Mĩ và một số nước như Anh và Úc, các thư viện quốc gia có chương trình hệ thống hóa toàn bộ các bài báo khoa học trong một cơ sở dữ liệu và đưa lên internet. Chẳng hạn như hệ thống dữ liệu Pubmed Central (PMC, www.pubmedcentral.nih.gov) của Mĩ có mục đích tập hợp và hệ thống hóa các bài báo khoa học từ các tập san khoa học trong và ngoài nước Mĩ. Với PMC, chúng ta có thể truy nhập những bài báo công bố từ đầu thế kỷ XX. Nước ta có thể học từ PMC để phát triển một cơ sỡ dữ liệu nội địa và qua đó giúp cho thế hệ sau trong nghiên cứu khoa học.

Chủ động liên lạc với chương trình OARE và WHO để đảm bảo Việt Nam nằm trong danh sách của họ. Việc làm này đòi hỏi sự chủ động của một số tổ chức đại diện trong nước (chẳng hạn như Bộ Y tế hay Bộ KH&CN và Bộ Tài nguyên & Môi trường). Những thành viên chính trong chương trình OARE là Kimberley Parker (Giám đốc thư viện Đại học Yale), BarbaraAronson (Giám đốc chương trình HINARI của WHO).

Tích cực tham gia vào chương trình Open Access để đảm bảo các nhà khoa học trong nước có thể truy nhập vào các tập san do chương trình này quản lí. Chương trình Open Access có mục tiêu chính là tạo điều kiện cho các nhà khoa học trên khắp thế giới, kể cả ở các nước đang phát triển, có thể truy nhập thông tin khoa học miễn phí. Chương trình này đang được rất nhiều đại học trên thế giới ủng hộ và rất thành công, không chỉ trong xuất bản ấn phẩm khoa học mà cả lĩnh vực phần mềm máy tính như ngôn ngữ R chẳng hạn. Chúng ta có thể tranh thủ mời các nhân vật chính trong chương trình này (chẳng hạn như Leslie Chan, Barbara Kirsop, Stevan Harnard) đến Việt Nam để thảo luận về cách Việt Nam có thể tham gia hay đóng góp vào chương trình Open Access.

Quan trọng hơn hết là mở rộng và đầu tư vào công nghệ thông tin và internet. Phải nói ngay rằng hệ thống internet tại các trung tâm nghiên cứu và đại học nước ta chưa hoàn chỉnh, và trong tình trạng đó, tất cả các giải pháp trên sẽ không thể nào và không bao giờ thành hiện thực, bởi vì tất cả các giải pháp Open Access, OARE hay HINARI đều dựa vào internet. Do đó, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu cần phải trước hết kiện toàn hệ thống internet và thư viện. Nếu chưa có hai cơ sở vật chất này, chúng ta chưa thể thảo luận gì được với các nhóm mà tôi vừa nêu.

Vì thiếu thông tin, cho nên rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học chỉ đơn thuần lặp lại những gì người khác đã làm. Phần lớn các nghiên cứu y học ở trong nước mà người viết có dịp điểm qua đều lặp lại những gì những nhà nghiên cứu nước ngoài, thậm chí trong nước, đã làm từ hơn 20 năm về trước. Nói cách khác, vì thiếu thông tin cho nên chất lượng nghiên cứu khoa học ở nước ta còn thấp, và đó cũng chính là một trong những lí do tại sao các công trình nghiên cứu ở nước ta rất ít xuất hiện trên các tập san khoa học quốc tế. Thiếu thông tin cũng có thể dẫn đến hao tổn ngân sách một cách không cần thiết. Chẳng hạn như năm ngoái, có người đề nghị tiến hành một nghiên cứu với ngân sách 444 tỉ đồng nhằm nâng cao chiều cao người Việt, vì theo họ, “so với người trưởng thành ở Nhật Bản cùng nhóm tuổi thì người Việt Nam vẫn còn thấp hơn 10cm” (Thanh Niên Online - Số ra ngày 13/3/2006) và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố di truyền đến chiều cao chỉ 23%. Nhưng các thông tin làm cơ sở cho dự án nghiên cứu này không đúng. Chỉ cần truy nhập vào thư viện y khoa quốc tế, có thể thấy ngay rằng sự khác biệt về chiều cao trong một quần thể do các yếu tố di truyền ảnh hưởng từ 65% đến 87%. Ngoài ra, chiều cao hiện nay ở người Việt cũng tương đương với chiều cao ở người Nhật, TrungQuốc và Thái Lan. Nếu có đầy đủ thông tin thì ý tưởng của Dự án đó đáng lẽ không nên có, chứ chưa nói đến việc viết thành một đề án!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những câu hỏi khoa học chưa được giải đáp

    19/12/2019Minh Thi (theo National Geography)Vũ trụ được làm bằng gì? Đâu là nền tảng sinh học của ý thức? Tuổi thọ con người có thể kéo dài bao lâu? Đó chỉ là một vài trong hàng loạt câu hỏi chưa có lời giải được đưa ra trong tạp chí Science số tháng 7 nhân kỷ niệm 125 năm hoạt động.
  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Cần một cuộc du nhập khoa học mới!

    15/05/2007Phạm Duy HiểnTrong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào quá trình toàn cầu hóa, hơn lúc nào hết rất cần một bước đột phá về nhận thức trong giới khoa học và đại học về thực trạng đội ngũ khoa học để cấp thiết tiến hành một cuộc du nhập khoa học lần thứ hai nghiêm túc và bài bản hơn lần trước. Có như vậy khoa học & công nghệ mới có thể thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
  • Bàn thêm về cấu trúc của tri thức khoa học

    08/05/2007Trần Hồng LưuHầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận tri thức khoa học bao gồm trithức: kinh nghiệm và tri thứclý luận.Trong đó tri thức kinh nghiệmlà trình độ thấp,còn tri thức lý luậnlà trình độ caocủa tri thức khoa học.
  • Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học

    14/09/2006TS. Trịnh Đình BảyVấn đề niềm tin từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học bởi vai trò định hướng hết sức quan trọng của nó đối với con người. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng, luôn bi quan, dao động và không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của mình…
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • Hiện trạng khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta

    31/08/2006Trần Ngọc VươngTrên cơ sở mô tả tổng trạng và dựa vào những mốc lớn của lịch sử trong một thế kỷ vừa qua, tuy không quên ghi nhận những thành tựu mà đội ngũ những người lao động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta đã đạt được, bài viết được xây dựng chủ yếu trên cảm hứng phê phán và tự phê phán, tự xác định mục tiêu chủ yếu là chỉ ra một số phương diện yếu kém, bất cập từ trong lịch sử và cả ở hiện trạng của lĩnh vực lao động mà tác giả là một người trong cuộc...
  • Khoa học theo “mốt”

    10/02/2006Nguyễn HoàMốt nào rồi cũng qua đi, mãi mãi còn lại là con người với khát vọng làm đẹp mình, làm đẹp xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học chạy đua theo mốt thì chuyện không hoàn toàn như vậy. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân đẩy tới nghịch lý: đất nước nhiều giáo sư tiến sĩ song vẫn thiếu các nhà khoa học đích thực, thiếu các chuyên gia đầu ngành?
  • Tiểu luận, nghiên cứu khoa học... bi hài ký

    11/01/2006Đoàn Tất ThảoTiểu luận, nghiên cứu khoa học là những “phạm trù” gắn chặt với sinh viên. Không thể phủ nhận nhiều trường, giảng viên và sinh viên coi đây là một công việc nghiêm túc, nhưng vẫn có những nơi, những người coi đây là một trò vui không hơn...
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Giới hạn của khoa học và khoa học về giới hạn

    17/12/2005Phạm Việt HưngTrong khi các nhà khoa học có xu hướng chứng minh rằng những cái tưởng là bất khả thực ra là khả, thì ngược lại các nhà triết học có cái nhìn sâu xa hơn rằng nhiều cái tưởng là khả hóa ra lại là bất khả. Từ đó Barrow làm một cuộc tổng kiểm kê các thành tựu nhận thức của nhân loại trong thế kỷ 20 để chỉ ra hàng loạt bài toán bất khả mà loài người đã từng phải trả giá cho thấy thực ra hiện tượng bất khả xuất hiện trên mọi lĩnh vực nhận thức, từ hội họa, nghệ thuật, đến kinh tế, khoa học, chính trị…
  • Thách thức của nền khoa học máy tính trong tương lai

    10/12/2005Một nhóm các khoa học gia máy tính của Anh đã chỉ ra một số thách thức chính của nền công nghệ thông tin và hy vọng các nghiên cứu của họ sẽ là đường hướng nghiên cứu chính trong thời gian tới...
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • Chưa có văn hoá khoa học

    17/06/2005Bùi Mộng HùngTây cũng như Đông, đều tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu con người. Ngày nay tinh thần khoa học rất nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn của cái biết. Thâm tâm một số “tri thức” và “học giả” Việt Nam trong cũng như ngoài nước, không khỏi cho rằng ta, Đông phương đã biết cả rồi...
  • Nghiên cứu khoa học bị 'bỏ quên' trong các trường đại học

    06/09/2003Đại học là một trong những nơi tập trung nhiều chất xám nhất, song việc đầu tư cho khoa học ở đây đang bị xem nhẹ. Kinh phí cho nghiên cứu ở các trường chỉ bằng 1/3 so với các viện, thiết bị lạc hậu Còn giảng viên thì ngày càng “chán” đề tài, dẫn đến kiến thức chai cứng, không được cập nhật...
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • xem toàn bộ