Đồng cảm với dân

08:20 CH @ Thứ Năm - 28 Tháng Mười, 2010
Thật đáng buồn là ngày nay có một bộ phận không nhỏ cán bộ tuy vẫn luôn hô hào những khẩu hiệu cách mạng nhưng tư tưởng và hành động ngày một xa rời dân, xa rời lý tưởng.

Tần suất tin tức về sự vô cảm, tiêu cực ngày càng cao.

Các tỉnh thành đều kêu thiếu nguồn nhân lực có trình độ, nên đã ban hành chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”, chi tiền để cử người đi học ở nước ngoài và kêu gọi họ tốt nghiệp trở về phục vụ quê hương. Nhưng mâu thuẫn sao, khi “Bằng cấp cao vẫn lao đao xin việc” (Tuổi trẻ, 13-10-2010) là một thực tế xảy ra ở nhiều nơi. Đáng buồn hơn, khi những người bị làm khó lại chính là những người muốn trở về phục vụ cho quê hương mình. Một chính sách tốt bị biến thành khẩu hiệu sáo rỗng!


Hình ảnh những đứa trẻ huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam hàng ngày phải dắt díu cõng nhau lội qua sông đến trường (Tuổi trẻ, 9-10-2010) đã gây xúc động cho độc giả. Các nhà hảo tâm đánh tiếng sẵn lòng góp sức xây cầu cho các em qua sông tìm chữ. Thế nhưng, thái độ của lãnh đạo huyện Đông Giang lại như ngược chiều với bầu nhiệt huyết của họ (tuanvietnam.net, 16-10-2010). Thật đúng với câu “Dân cần nhưng quan không vội”! Đâu rồi sự cảm thông với nỗi khổ và mối hiểm nguy đang rình rập các em?

Tiêu cực, vô cảm không chỉ giới hạn ở cán bộ cấp thấp. “Cả bí thư lẫn chủ tịch tỉnh đều bị kỷ luật” cũng là chuyện mới xảy ra. Và cũng không phải chỉ có hai cán bộ bị xử lý: Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xác định dấu hiệu vi phạm đối với tập thể Thường trực và 3 Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình và có kết luận: “...Những sai phạm trên gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí tiền, tài sản, đất đai của Nhà nước; gây dư luận bất bình, mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân” (vietnamnet.vn, 15-10-2010).

Việc xuất hiện liên tục các “hố tử thần” trên đường phố TPHCM và Đà Lạt, dù người ta có cố biện minh thế nào, thì vẫn lộ rõ lỗ hổng trách nhiệm, cả trước và sau khi sự cố xảy ra, của những người có trách nhiệm đối với sự an toàn và cả sinh mạng của người dân.

Nỗi khổ của nhân dân

Còn nhớ những thông tin từ chuyện tiếp dân của các đoàn kiểm tra việc thực hiện Luật Đất đai trước đây cho thấy nông dân, tầng lớp chịu nhiều hy sinh nhất, có đóng góp nhiều nhất trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cả trong xây dựng đất nước, lại là những người bị thiệt thòi nhiều nhất, do sự vô cảm đáng kinh ngạc của một số quan chức nhân danh sự phát triển kinh tế của địa phương.

Khi vội vàng giải tỏa để có đất cho các dự án, quyền lợi và cuộc sống của người dân, phần lớn là nông dân nghèo, đã không được giải quyết thỏa đáng. Khoản tiền đền bù chẳng đáng là bao so với khoản lợi nhuận khổng lồ mà nhà đầu tư có thể thu được từ mảnh đất của người nông dân.


Nhiều nơi đã không quan tâm đúng mức đến số người mất nhà, mất đất đó có thể đi đâu, ở đâu, làm sao để có thể tiếp tục sinh sống. Không ít dự án giải tỏa xong những diện tích rộng lớn rồi nhiều năm sau đó lại bỏ hoang trong khi người dân không có đất canh tác. Tình trạng quy hoạch như vậy xảy ra ở nhiều nơi, đẩy hàng trăm, hàng ngàn gia đình vào cảnh khó khăn. Trong khi đó, những người ban hành các quyết định quy hoạch đó vẫn ung dung tại vị và dửng dưng trước nỗi khổ của dân.

Có những dự án được dư luận cảnh báo sẽ gây ra ô nhiễm môi trường mà tác hại của nó sẽ lớn hơn rất nhiều so với lợi nhuận thu được theo dự kiến, nhưng vẫn được duyệt cho triển khai. Không ít khu công nghiệp, nhà máy cứ ngang nhiên xả chất thải, gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai, không khí từ năm này qua năm khác, mà chính quyền địa phương chẳng mấy để tâm đến đơn thư khiếu nại của những nạn nhân khốn khổ trong vùng.

Điển hình là trường hợp kéo dài hàng chục năm mới được để tâm đến như vụ Vedan, nhưng không phải là duy nhất. Thái độ dửng dưng đó có thể xuất phát từ những động cơ khác nhau, nhưng chắc chắn không phải vì lợi ích của dân.

Mặc dù cải cách hành chính đã trải qua nhiều năm, nhưng sự nhũng nhiễu dân vẫn xảy ra khá phổ biến. Các doanh nghiệp vẫn than phiền hết năm này đến năm khác, từ chuyện nhỏ như thủ tục đăng ký mua sổ hóa đơn đỏ, đến thủ tục thông quan hàng xuất nhập khẩu, hoàn thuế giá trị gia tăng cho đến thủ tục nộp thuế... Thế nhưng đã có bao nhiêu người có trách nhiệm quyết tâm ngăn chặn tệ nạn đó?

Những khối tuyết đã lăn quá lâu!

Kết quả ban đầu của khảo sát trực tuyến về cải cách hành chính do UNDP phối hợp với VietNamNet thực hiện cho thấy, gần 70% người dân khi được hỏi trả lời rằng họ phải đưa thêm tiền mới giải quyết được công việc liên quan đến thủ tục hành chính (“Cứ “lót tay” việc mới “chạy””, vietnamnet.vn, 14-10-2010). Nếu kết quả điều tra này là xác thực, đó thực sự là một quốc nạn. Vì vậy, liệu có nên cứ tiếp tục tự ru ngủ mình bằng điệp khúc: “Hiện tượng tiêu cực chỉ là cá biệt, những cán bộ mất phẩm chất chỉ là số ít”, “Lòng tin của dân ngày một nâng cao”...?

Trên lý thuyết, Nhà nước ta là “của dân, do dân, vì dân” và công chức, dù ở bất cứ cấp bậc nào cũng đều là “công bộc của dân”. Thế nhưng trên thực tế vấn nạn nhũng nhiễu, tham nhũng, hối lộ vẫn tràn lan. Năm 2009, Tổ chức Minh bạch Quốc tế xếp Việt Nam đứng thứ 120 trong bảng Chỉ số Cảm nhận tham nhũng, thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước Đông Á, trong khi Trung Quốc đứng thứ 79 và Thái Lan là 84.

Vì sao qua bao năm kêu gọi chống tiêu cực với không ít nghị quyết mà vấn nạn này vẫn ngày càng lan rộng?

Để giải quyết vấn đề bức thiết này phải xác định đúng nguyên nhân sâu xa, không phải chỉ ở bản thân những người tiêu cực mà cả ở cơ chế nào đã tạo điều kiện sản sinh ra tình trạng đó, tư duy nào đã tạo ra cơ chế đó.

Nếu không giải quyết được vấn nạn này thì hiểm họa do nó gây ra trong xã hội ngày càng lớn. Người ta thường ví cái xấu như khối tuyết lăn từ trên núi cao, càng lăn khối tuyết sẽ càng lớn và tác hại nó gây ra cũng khó lường hết được. Các đợt sinh hoạt chính trị có thể nâng cao trình độ lý luận của cán bộ, nhưng điều đó chỉ có tác dụng khi nó thực sự chuyển thành sự giác ngộ về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với dân, với nước.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mệnh Trời và Ý dân

    17/10/2019Dương Kỳ Anh“Trên cung kính mệnh trời, dưới dựa theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi, cho phúc nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”. Mười thế kỷ đã trôi qua, biết bao đổi thay trong cuộc đời dâu bể, nhưng câu nói trên của Lý Thái Tổ trong “Chiếu dời đô” vẫn nguyên giá trị, vẫn mới mẻ, vẫn là bài học lớn cho đất nước chúng ta...
  • Cái ta đang cố gắng luôn có giá trị

    27/08/2019Gần gũi, sâu sắc, thân thiện, cách giáo sư Ngô Bảo Châu chuyện trò cho ta cảm giác như giáo sư đang nói chuyện với một người thân, một người bạn, một đồng nghiệp...
  • Giới trí thức tinh hoa trong lịch sử Việt Nam

    14/10/2018Trần Ngọc VươngChúng tôi muốn góp bàn về việc nhận diện thực trạng của giới tinh hoa trong lịch sử Việt Nam và những đặc điểm của giới đó có thể trở thành chướng ngại mà chúng ta cần khắc phục trong việc hướng tới hình thành giới tinh hoa mới trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay...
  • Vua sáng tôi hiền

    26/09/2017Hoàng Hồng MinhLý tưởng không thể chối cãi xưa ở xứ Đông là mơ có vua sáng, tôi hiền. Có vua sáng, tôi hiền thì mọi chuyện hanh thông, “đêm ngủ không phải đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi”. Chuyện này sách xưa nói mãi rồi...
  • Niềm tự hào

    24/07/2017Nguyễn Tất ThịnhTôi cứ suy nghĩ mãi về lời một người bạn nước ngoài khi anh ta nói với tôi rằng : Ai cũng biết sau Thế chiến thứ hai, Nước Đức ở Phương Tây và nước Nhật ở Phương Đông chỉ còn có hai thứ: đó là những đống đổ nát tro tàn, và còn lại những con người với nền văn hóa vĩ đại của họ...
  • Vai trò của công dân

    30/09/2014Dr. Mortimer, J. AdlerĐịa vị công dân là một ý tưởng cách mạng. Nó rất mới mẻ khi ra đời ở Hy Lạp cổ đại, và vẫn còn mới mẻ ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay. Những quan niệm của chính chúng ta về tự do và bình đẳng chính trị vẫn gắn liền với ý tưởng tiến bộ này. Ngày nay ở phương Tây chúng ta thường xem những quyền công dân là điều đương nhiên, nhưng chuyện đó không phải lúc nào cũng vậy....
  • Hội Đồng Chuột

    26/05/2014Nguyễn Tất ThịnhVì cái Xấu gắn với những ‘thứ Tiểu…’ là thuộc tính gốc rễ của chúng, khiến cho người văn minh chúng ta bị rối trí. Nhiều người tuyệt vời, giỏi giang và mạnh mẽ lắm nhưng bị rối loạn và ám ảnh bởi vài con Chuột. Nhưng Tôi lạc quan cho rằng chúng ta đã có sẵn thái độ và cách thức tích cực của mình để khống chế được vấn đề của Chuột...
  • Chiến lược “dân dã”

    21/10/2010Vũ KhoanNhân ba văn kiện chuẩn bị Đại hội XI được công bố để thu thập ý kiến toàn dân, tôi đã chuyện trò với nhiều người dân bình thường để xem tâm tư của họ ra sao...
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Tồn tại bằng cách mang lại lợi ích cho người khác

    13/10/2010Kim YếnLà “thủ lĩnh” của nhóm Thứ Sáu – nhóm chuyên viên kinh tế đã tham gia một cách dũng cảm và hiệu quả vào công cuộc đổi mới kinh tế, ở ông hội đủ phẩm chất của một doanh nhân, tầm nhìn và sự quyết đoán của nhà nghiên cứu kinh tế, sự điềm tĩnh và kiên nhẫn cùng nỗ lực không ngừng nghỉ với trách nhiệm sâu sắc của một công dân...
  • Nhà nước của dân, do dân, vì dân

    09/10/2010Một Nhà nước phải là một Nhà nước có Đức, dưới sự lãnh đạo của một Đảng là đạo đức, là văn minh. Một Nhà nước có Đức là nói đến một Nhà nước hướng tới bảo vệ và phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời với việc trừng trị một cách nghiêm khắc những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của dân tộc, của nhân dân...
  • Cùng nhau suy tưởng

    20/09/2010Nguyễn Trần BạtNếu không đặt vấn đề giải quyết thực trạng Việt Nam trên quy mô xã hội
    thì tôi nghĩ rằng không ai có thể giải quyết bài toán lịch sử Việt Nam,
    bài toán phát triển Việt Nam một mình được. Cho nên, giải quyết những
    tồn tại của thực tế chính trị, xã hội, kinh tế Việt Nam trên quy mô xã
    hội không phải là công việc của riêng một lực lượng nào. Nhân dân phải
    góp công vào đấy, giới trí thức phải góp công vào đấy và phải suy nghĩ
    một cách nghiêm túc...
  • Văn minh Chính trị

    23/08/2010Nguyễn Tất ThịnhNhư tôi từng viết : một cá nhân, cộng đồng, xã hội có thể có văn hóa cùng bề dày lịch sử của nó, nhưng không có nghĩa sẽ dẫn đến được sự văn minh. Tôi cũng đã viết rằng bản thân Chính trị không tự giác văn minh mà trình độ phát triển xã hội buộc nó phải văn minh lên…
  • Yêu nước không có nhiệm kỳ

    20/07/2010Phùng NguyênNhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau...
  • Cần biết và cần nghĩ

    24/06/2010Bùi Văn Nam SơnMôn gì cũng cần giải lao huống hồ triết học! Xin bạn đọc tham dự giờ ra chơi của “người kể chuyện” Bùi Văn Nam Sơn, nhân tiện ông sẽ có đôi lời trao đổi cùng “người hâm mộ” về những ý kiến đã nhận được.
  • Hoan hô Quốc hội!

    23/06/2010GS Chu Hảo“Chúng ta cám ơn Quốc hội đã tạo ra bước đột phá này, và hy vọng rằng tinh thần ấy tiếp tục được phát huy để góp phần thực thi một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, như chúng ta vẫn nói hàng ngày” - GS Chu Hảo, GĐ NXB Tri thức gửi tới Bee bài viết.
  • xem toàn bộ
Close menu