Văn minh Chính trị
- Văn minh là trình độ đạt tới cột mốc phát triển nào so với đỉnh tiến bộ của Thế giới hiện đại, bởi những thành quả của chính nó mà từ đó có khả năng tiếp thu, xác định, theo đuổi, và kiến tạo được những chuẩn mực cần có để hội nhập tích cực vào Cộng đồng Quốc tế, trong hiện trạng và quá trình thực hành những hoạt động khác nhau của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội.
- Chính trị là thượng tầng kiến trúc của xã hội, nên sự văn minh của Chính trị sẽ được quyết định bởi mặt bằng văn minh của xã hội sinh ra nền chính trị đó, đến lượt nó, chính trị tương tác trở lại làm cho xã hội đó tiếp tục hay thụt lùi về sự văn minh. Chính trị của một Xã hội là Nhà nước của nó ( Pháp quyền + Tam Dân + Chính danh ) đến đâu
- Nếu Xã hội mà đã củng cố được vững chắc được Tam Dân ( Dân chủ / Dân Quyền / Dân Sinh ) , đã là một hiện thực xác cố bên trong, thì chính trị của xã hội đó buộc phải văn minh và hoạt động, hành xử theo chuẩn mực và đòi hỏi văn minh của Xã hội như thế. Ngược lại, Tam Dân còn là một khái niệm ngoại lai, xa rời Công Lý khi thực hiện thì chính trị của xã hội đó chính là một sự đô hộ, nô dịch nhân dân của chính nó bằng những cách thức kết hợp bởi sự Biện pháp Trung Cổ + Thủ đoạn Maphia + Luận thuyết mê hoặc
- Bản chất của Chính trị là lợi dụng cả cái hay cả cái dở trong xã hội (với văn hóa, các lực lượng, các cá nhân, các thành quả hay biểu hiện )…nên Chính phủ của một số Quốc gia bị phản ứng về ‘chính sách hai mặt’ của họ. Nhưng khi Chính trị kí sinh và báo hại Nhân quần thì nói lên tính mục ruỗng và bỉ ổi của nó. Dù thế nào cũng phải định hướng tới những giá trị tiến bộ
Những biểu hiện chính của văn minh Chính trị là :
- Các nhà lãnh đạo thực sự là giới tinh hoa, tiên phong và cam kết nỗ lực cho phát triển, thông qua các chương trình, biện pháp tiến bộ không ngừng : ( xây dựng Thể chế, thực hành Pháp chế, kiểm soát Định chế ) vì Tam Dân, chứ không phải là cảnh giác dè chừng nó hoặc coi nó là nguy cơ cho sự cầm quyền của mình.
- Kiến tạo chính thức những kênh đối thoại, tham vấn sâu rộng trong nội bộ xã hội và với cộng đồng quốc tế. Không mũ ni che tai, vô cảm, thủ thế, kì thị, thù địch với ý kiến khác. Những điều đó cần được tổ chức trở thành phổ biến, nề nếp chế độ và xã hội hóa. Kết hợp những chương trình hành động để vận động ủng hộ và chứng minh sự tín nhiệm
- Có những bằng chứng kiểm định được bởi các tổ chức chính thống và uy tín, giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động của Hành pháp, của các Chính khách trong từng hành vi, sự kiện, thời kì, giai đoạn. Từ đó định vị lại khả năng cá nhân mỗi lãnh đạo cũng như xác tín bộ máy cùng các cải cách họ đưa ra
- Nhân dân được có những cách thức bày tỏ chính thức ý kiến bằng những hình thức đại diện, chuẩn mực, đúng luật chứ không phải là bình phẩm nơi quán nước, đồn thổi nơi của chợ, a dua bầy đàn. Phổ biến những định nghĩa pháp quy về những quyền công dân như biểu tình, mít tinh, hội họp…để không ngộ nhận mà tham gia vào nhóm loạn.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá