Vai trò của công dân

07:48 SA @ Thứ Ba - 30 Tháng Chín, 2014

Thưa tiến sĩ Adler,


Con người trên khắp thế giới ngày nay đang lớn tiếng đòi hỏi những quyền công dân - bầu cử và tự cai trị. Phải chăng đây là một ý tưởng hiện đại, hay nó đi lui về thời cổ xưa? Những nhà tư tưởng lớn của chúng ta nói với chúng ta những gì về vai trò công dân, những quyền lợi và nghĩa vụ công dân?

K.A.


K. A. thân mến,

Địa vị công dân là một ý tưởng cách mạng. Nó rất mới mẻ khi ra đời ở Hy Lạp cổ đại, và vẫn còn mới mẻ ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay. Những quan niệm của chính chúng ta về tự do và bình đẳng chính trị vẫn gắn liền với ý tưởng tiến bộ này. Ngày nay ở phương Tây chúng ta thường xem những quyền công dân là điều đương nhiên, nhưng chuyện đó không phải lúc nào cũng vậy.

Người Hy Lạp cổ đại tự hào họ là những công dân tự do và bình quyền. Họ so sánh địa vị của mình với thân phận của người Ai Cập và Ba Tư láng giềng, vốn là thần dân của những vị vua chuyên chế tuyệt đối. Sự khác biệt căn bản giữa địa vị công dân và thân phận thần dân được gắn liền với sự phân biệt giữa chính quyền chuyên chế và chính quyền hiến định. Trong một chính quyền chuyên chế, chỉ riêng người cầm quyền hành xử quyền lực chính trị. Dân chúng là thần dân của ông ta và phải tuân lệnh ông ta. Điều này nhất thiết phải thế cho dù ông ta cai trị vì lợi ích của họ, như một nhà chuyên chế nhân từ, hoặc cai trị vì quyền lợi riêng tư của ông ta, như một bạo chúa.

Trong một chính quyền hiến định, người cầm quyền sẽ cai trị theo luật căn bản hay tập tục. Dân chúng là những người bình đẳng với ông ta. Họ có tiếng nói trong việc làm ra luật pháp và lựa chọn người cai trị, và họ cũng có quyền được giữ các chức vụ. Một quốc gia pháp trị là một cộng đồng gồm những công dân bình quyền. Nguyên thủ quốc gia chỉ là người đi đầu trong số những con người bình quyền đó.

Aristotle so sánh chế độ độc tài với sự cai trị của một chủ nô đối với nô lệ, rồi chế độ chuyên chế nhân từ với sự cai trị của cha đối với các con, và chính quyền hiến định với sự cai quản của chống đối với vợ. Dĩ nhiên, đoạn so sánh thứ ba thì không hoàn chỉnh, vì Aristotle không chủ trương rằng người vợ phải cai quản người chồng. Nhưng cách so sánh đơn giản của ông làm sáng tỏ địa vị và tự do của người công dân so với thần dân.

Dĩ nhiên, không phải tất cả những ai sống dưới một chính quyền hiến định đều là những công dân trọn vẹn, với đầy đủ quyền bầu cử và giữ chức vụ. Ngay cả với chế độ phổ thông đầu phiếu, những người ngoại quốc, thiểu năng thần kinh, vị thành niên và người bị kết án không có được những quyền này. Và nhiều quốc gia đã khước từ quyền công dân đầy đủ cho nô lệ, phụ nữ và giai cấp lao động. Những người đó chỉ là những cư dân, chứ không phải công dân, của quốc gia đó.

Phong trào đòi quyền công dân đầy đủ cho mọi người bản địa và nhập tịch đủ tuổi thành niên, có thần kinh lành mạnh và tuân thủ pháp luật chỉ xảy ra trong một trăm năm qua. Những người như John Stuart Mill1) cảm thấy rằng có điều gì phản đạo đức khi đối xử với bất kỳ con người nào như một "kẻ mạt hạng về chính trị". Họ cho rằng chính quyền hiến định, với những nguyên lý bình đẳng và tự do chính trị, phải bảo đảm rằng không một ai bị tước mất địa vị công dân chỉ vì lý do giới tính, giai cấp hoặc màu da. Họ coi địa vị công dân như là một quyền căn bản của con người.

Các công dân có các quyền lợi cũng như nghĩa vụ. Họ phải có khả năng hành xử quyền tự do của mình một cách đúng đắn. Từ đó, các triết gia qua nhiều thời kỳ đã tranh luận về các phẩm chất của một công dân tốt và các phẩm chất đó phải thấm nhuần thế nào. Aristotle nói rằng một công dân tốt phải có khả năng cai trị cũng như chịu cai trị như một người tự do. Từ đó anh ta phải có được sự chừng mực và công bằng của một người cai trị cũng như người chịu cai trị.

Millchủ trương một "trường học của tinh thần cộng đồng". Theo quan điểm của ông, điều này có được nhờ không khí của một nền dân chủ vốn khiến cá nhân quan tâm đến lợi ích của toàn cộng đồng - chứ không phải những quyền lợi riêng của anh ta - và được hướng dẫn bởi những con người có kiến thức lành mạnh và am hiểu về các sự vụ công.

Tự do thông qua quyền tự trị đòi hỏi phẩm chất đạo đức và trí tuệ phê phán. Gia đình, giáo hội và các định chế xã hội khác góp phần phát huy các phẩm chất đạo đức. Sự phát triển các phẩm chất trí tuệ là nhiệm vụ của nền giáo dục khai phóng, cả trong và ngoài nhà trường.

1)John Stuart Mill (1806-1873) triết gia và kinh tế gia người Anh, người đề xướng chính yếu của thuyết vị lợi. Các tác phẩm quan trọng nhất của ông gồm A system of Logic (Hệ thống logic, 1843) và On Liberty (Bàn về tự do, 1859)
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”

    25/03/2019Lan Hương (Thực hiện)Không có tấm bằng tốt nghiệp ĐH được công nhận trên phạm vi toàn cầu là thiệt thòi của thanh niên Việt Nam khi hội nhập với thế giới. Nhưng thiếu đi tấm "hộ chiếu" đó, những người Việt trẻ vẫn hoàn toàn có thể trau dồi, rèn luyện và tích luỹ kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ để trở thành những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ như vậy.
  • Quyền con người – nhìn từ góc độ triết học

    10/12/2018Phó TS. Hoàng CôngChúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học "kinh điển" nào về quyền con người. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn như Lôccơ, Rútxô... và sau này Mác, Engen, Lênin cũng không đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm này giống như cách làm thông thường đối với các khái niệm triết học khác...
  • Nhân quyền và thời đại

    10/12/2018Hà Văn ThịnhTrong các vấn đề “xung đột giữa những nền văn minh”, vấn đề nhân quyền luôn tạo nên sự bất đồng và khác biệt sâu sắc. Nguyên nhân chỉ có một: Cách hiểu và cách giải thích của mỗi cá nhân, mỗi nền văn hóa, mỗi chế độ Nhà nước hoàn toàn không giống nhau. Để hướng đến sự đồng nhất về Nhân quyền, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 10-12 hằng năm để tôn vinh và nhắc nhở các giá trị của Nhân quyền.
  • Thân phận công dân thế giới hạng hai!

    27/03/2014Nguyễn TrungCông dân thế giới hạng hai, đấy là cái cùm đang xích vào chân dân tộc Việt Nam ta sau khi giành được độc lập thống nhất đất nước năm 1975. Tên gọi của thân phận này dấy lên trong tôi hình ảnh cái triện sắt nung đỏ thời trung cổ xa xưa thường được đóng vào trán kẻ nô lệ - để phân biệt với những người không phải là nô lệ. Khác chăng, là thời nay cái triện sắt nung đỏ ấy vô hình!
  • Quyền con người

    10/12/2010Ayn Rand“Quyền” là một khái niệm đạo đức; là khái niệm tạo sự dịch chuyển logic từ các nguyên tắc hướng dẫn hành động của cá nhân tới các nguyên tắc hướng dẫn quan hệ của anh ta với những người khác; là khái niệm duy trì và bảo vệ đạo đức cá nhân trong xã hội; là mối liên kết giữa quy tắc đạo đức của một cá nhân và quy tắc pháp lý của một xã hội, mối liên kết giữa đạo đức và chính trị. Quyền cá nhân là phương tiện để đặt xã hội xuống dưới luật đạo đức...
  • Tuyên ngôn Nhân quyền Liên hợp quốc (10-12-1948)

    10/12/2010Công bố bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thỗ bị giám hộ.
  • 150 năm "Bàn về tự do"

    18/10/2009Nguyễn Trang NhungBàn về tự do của J. S. Mill đã phần nào tạo nên lực đẩy cho bước tiến ấy, khi góp phần không nhỏ vào những chuyển biến xã hội mang sắc màu dân chủ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước Tây phương. Toàn bộ tác phẩm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự do của con người đối với sự phát triển của toàn xã hội. Một xã hội thực sự tự do là một xã hội đảm bảo không gian cho tính đa dạng của ý kiến, hành vi, và lối sống. Nhận thức đầy đủ về tự do là nhân tố căn bản để mỗi người đạt được cho mình sự tự do thực sự. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ tích cực tạo nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho cộng đồng, cho quốc gia, và cho cả thế giới.
  • Dũng khí công dân

    08/06/2009Nguyễn An NinhNguyễn An Ninh, nhà yêu nước vĩ đại, đồng thời là một cây bút chính luận lớn. Với một bút pháp độc đáo trầm thống, sâu sắc, châm biếm, Nguyễn An Ninh đã viết nên những kiệt tác nhỏ bằng tiếng Pháp. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài bài trong Nguyễn An Ninh - Tác phẩm sắp xuất bản.
  • Xã hội công dân và xã hội dân sự: từ Arixtot đến Hêghen

    08/05/2009Trần Tuấn PhongBài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự sau này. Đồng thời, phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một số đại biểu điển hình. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân.
  • Nghị sĩ công dân

    05/01/2009TS.Nguyễn Sỹ PhươngNền dân chủ sơ khai đầu tiên trong lịch sử loài người bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại, tiếng Hy Lạp gọi là “Δημοκρατία”, có nghĩa nhân dân quyết định công việc nhà nước. Tuy nhiên, lúc đó khái niệm “nhân dân quyết định” cũng chỉ giới hạn vào một nhóm người và loại trừ phụ nữ.
  • Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền của Liên Hợp Quốc (*)

    08/12/2008Ngày 10 – 12 – 1948, Liên Hợp quốc công bố bản Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền. Bản Tuyên Ngôn thể hiện các khát vọng và mục tiêu hướng tới của toàn nhân loại đã được nhà nước Việt Nam long trọng cam kết thực hiện.
  • Ý thức xã hội: ý thức của cá nhân công dân

    28/05/2007Nguyễn Ngọc ĐiệncóÝ thức xã hội được hiểu là nhận thức của một công dân điển hình về sự cần thiết của việc cư xử đúng mực trong quan hệ xã hội. Sự đúng mực trong cư xử được đánh giá dựa vào một hệ thống chuẩn mực khách quan, được xã hội thiết lập để chi phối thái độ sống của các thành viên, nhằm bảo đảm cho các quan hệ xã hội diễn ra trong vòng trật tự.
  • Tự do ứng cử & tinh thần công dân

    19/03/2007Tương LaiQuả thật khó có thể hình dung trước được những bất ngờ diễn ra dồn dập trong một quãng thời gian ngắn song chặng đường của hội nhập và phát triển đạt được lại khá dài như vừa qua đã là nguyên nhân tạo ra những nét mới cho cuộc bầu cử sắp tới mà hiện tượng tự ứng cử nói trên là một ví dụ.
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • xem toàn bộ