Đọc sách

07:30 CH @ Thứ Ba - 01 Tháng Hai, 2022

Lại đến tết rồi, lại có thêm một tuổi mới. Trong lòng phấn chấn lạ thường, nhắc ta nhớ đến những người bạn thủy chung đã gắn bó với ta mấy chục năm trời, ngày càng đằm thắm, ngày càng thú vị. Một trong những người bạn thủy chung ấy là những cuốn sách, cũ có, mới có đang nằm trong các tủ sách gia đình do mấy thế hệ gom góp lại.

Nhớ lại cách đây hơn 60 năm, khi còn học “Cổ học phương Đông” do cụ giáo Phong dạy ở trường Chu Văn An, lũ học trò chúng tôi nhớ đến suốt đời lời cụ dạy khi ta được may mắn gặp một cuốn sách hay. Cụ Phong dạy: “Thấy cuốn sách chưa được đọc thì như được gặp người bạn mới. Thấy cuốn sách đã được đọc thì như gặp lại người bạn cũ". Cao quý thay lời hay ý đẹp của “Sách Cách ngôn” từ ngàn năm trước mà cụ Phong trích dẫn lại.

Tủ sách gia đình

Đi sâu vào lợi ích của sách hay nói cách khác là cơ chế khai thác giá trị của sách, cần chú ý đến những nhận xét mang tính tổng kết và nghiên cứu khoa học của các triết gia sau đây. Tác giả Albany đã viết: “Bao giờ sách cũng có nhiều trí tuệ hơn những người mà ta gặp”. Muốn hiểu rõ được câu này cần có một cách nhìn khái quát. Theo nhiều triết gia Đông, Tây, Kim, Cổ thì tại sao con người ta có thể trưởng thành được, khôn ngoan được, chín chắn được? Đó là nhờ có hai nguồn quý báu sau đây:

- Nhờ những người mà ta đã gặp trên đường đời: Đó là ông bà, cha mẹ, họ hàng ruột thịt khi ta còn nhỏ sống trong gia đình. Đó là các thầy, các cô giáo đã dạy ta từ lớp mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học. Đó là các bạn cùng lớp, cùng trường, cùng cơ quan, cùng khu phố, cùng xóm làng nơi ta cư trú. Mở rộng ra là các mối quan hệ xã hội mà con người sống và làm việc.

- Nhờ những cuốn sách mà ta đã đọc. Đó là các loại sách Giáo khoa ở các cấp học. Đó là những sách tham khảo về Triết học, Văn học, sách dạy làm người mà ta phải đọc suốt đời. Đó là những sách Khoa học kỹ thuật mà ta trau dồi nghiệp vụ, ngày càng khó, ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải nâng cao những kỹ năng mới, kiến thức mới thì mới có thể tiếp thu được.

Trong hai nguồn quý báu dạy ta nên người ấy, theo Albany thì sách quý hơn vì sách đã được chọn lọc, được cô đọng, được chỉnh sửa, được bổ sung sau các lần tái bản, nên sách có giá trị hơn, vững vàng hơn so với một cá nhân con người mà ta tiếp xúc. Đó là chưa kể đến những quy định quốc tế để thẩm định sách. Thí dụ: các sách khoa học kỹ thuật chỉ được coi là chính thức để dự các giải thưởng về khoa học kỹ thuật Thế giới bắt buộc phải có đăng ký và có mã số tại: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ hoặc Viện Đại học Oxford - Vương quốc Anh, hoặc Thư viện của Đại học Kỹ thuật Berlin.

Tiếp tục với mạch tư duy suy nghĩ về khai thác các giá trị của sách. Chúng ta đang sống ở thập niên thứ 3 của thế kỷ XXI, có ai biết mặt các Đại văn hào ở các thế kỷ trước như William Shakespear, Victor Hugo, Maxime Gorki, Lỗ Tấn, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử... Nhưng hàng ngày ta vẫn gọi tên họ, trích dẫn họ, vui buồn mỗi khi đọc lại tác phẩm của họ. Vì sao như vậy? Đúng như Sébastien Chamfort (1741 - 1794) đã chỉ dẫn: “Khi chúng ta đọc sách nghĩa là không phải chúng ta đang sống với người sống mà chúng ta đang sống với cả các vị đã khuất núi”.

Tủ sách của một nhà văn Nga sinh 1818 mất năm 1883 tại tỉnh Oryol, Nga (cách Moscow 360 km).

Theo thống kê hàng năm của Tổ chức Văn hóa giáo dục (UNESCO) của Liên hiệp quốc thì hàng năm trên thế giới tái bản và phát hành hàng triệu bản các cuốn sách về Tôn giáo như Thánh kinh (Holy Bible), các kinh sách của đạo Hồi, đạo Phật và của các tôn giáo khác. Vì sao các cuốn sách ấy tiêu thụ được hàng triệu bản mỗi năm? Vì các sách ấy dạy người ta sống lương thiện, biết yêu thương, giúp đỡ người khác, tự nguyên nhận lấy những khó khăn, vất vả về mình, tránh xa thói ích kỷ tham lam. Đã được có mặt ở trên đời, ai chả muốn mình trở thành người tốt để làm những việc tốt. Sách với nhiều chủng loại khác nhau đã giúp con người sống trên trái đất vượt qua bao khó khăn gian khổ để tồn tại. Sách thực sự là vũ khí, là nguồn sống của con người.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, cầm trong tay tấm bằng Cử nhân chỉ là bước đầu để học làm một người trí thức. Có người thui chột đi, chỉ còn lại vài kỹ năng để kiếm sống. Có người bỏ hẳn chuyên môn đã học đi làm nghề khác với mục đích kiếm tiền hoặc những tham vọng khác. Trên thực tế đã cho thấy ai có may mắn thấy cần đến sách, muốn được trông cậy vào sách để khôn lớn, để trưởng thành thì sẽ gắn bó suốt đời với sách. Nhiều người đi du học và làm việc ở các nước công nghiệp phát triển có một thắc mắc, đó là tại sao ở chỗ đợi ra máy bay, đợi tàu điện ngầm, đợi xe bus ai cũng chăm chú đọc sách từ người già đến người trẻ, từ năm đến nữ. Người ta ít nói chuyện to tiếng hoặc tranh luận ồn ào. Tại sao trên máy bay, trong tàu điện ngầm, trên xe bus đại đa số hành khách chăm chú đọc sách, xem mạng, sử dụng máy tính, điện thoại thông minh một cách yên lặng, không ồn ào, không làm phiền người khác.

Tác giả Christine de Pisan (1364 - 1430) đã giải thích như sau: “Đọc sách là một phần quan trọng trong bổn phận của người trí thức”.

Tác giả George Duhamel (1884 - 1966) thì giải thích: “Sách là bạn thân của sự yên tĩnh trong tâm hồn. Khi đọc sách một mình người ta tự soi xét mình, có khi tìm được sự tự đánh giá”. Chao ôi, được tự đọc sách một mình, được suy tư thật sâu
lắng, được tập trung đến 100% thì thử hỏi có hạnh phúc nào sánh kịp.

Thiếu nữ đang chọn sách

Thói quen tập trung tư tưởng để đọc sách, để có thể gặt hái được hoa thơm cỏ ngọt từ trong sách không phải ai cũng làm được, không phải ai cũng có may mắn được hưởng thụ. Phải tập thói quen đọc sách, cảm thụ sách từ bé. Phải được đi nghe các buổi lễ ra mắt sách của các nhà văn, nhà thơ có uy tín, có ảnh hưởng đến nhiều người.

Có nhiều người giàu có, thiết kế một phòng khách thật đẹp, có trang trí một tủ sách thật đẹp, thật đắt tiền. Nhiều cuốn sách đóng bìa carton rất đẹp, có quyển còn bọc da, bọc simili, ai thấy cũng trầm trồ khen ngợi. Nhưng thật đáng buồn thay, năm qua, tháng lại, cái tủ sách ấy phủ đầy bụi. Nhiều cuốn sách vẫn chưa tháo giấy bóng kính bọc bên ngoài. Buồn hơn nữa là chủ nhân của những cuốn sách ấy chỉ đọc được vài ba dòng là buồn ngủ, rồi để sách rơi xuống sàn nhà.

Tủ sách của một người chơi sách bản đặc biệt, năm 2020.

Trở lại với câu chuyện đọc sách, ta thấy sách được nhiều người đọc ở các nước công nghiệp phát triển châu Âu, châu Mỹ và những quốc gia có mức sống cao, ta càng thêm hiểu giá trị không có gì sánh kịp của các cuốn sách hay, sách đoạt hết tình cảm của con người.

Triết gia P.Terfaut đã cảnh báo: “Một cuốn sách có thể quyết định một cuộc đời hay hoặc dở của một đứa trẻ”. Thật đáng giật mình nếu ta không chú ý đến giáo dục gia đình, để trẻ em từ lúc còn thơ tiếp xúc với sách xấu, văn hóa phẩm không lành mạnh thì hậu quả sẽ thật khủng khiếp. Vì vậy cần phải hết sức coi trọng việc có những nhà xuất bản dành riêng cho trẻ em ở các lứa tuổi, những cửa hàng chuyên bán sách thiếu nhi, những loại sách hồng, sách luân lý. Nhờ được đọc những cuốn sách tốt ngay từ khi còn thơ dại mà người ta đã đón nhận vào đời những đứa trẻ ưu tú không biết nói dối, sống không ích kỷ, có lòng thương xót và giúp đỡ người khác. Những lứa trẻ em ấy khi lớn lên sẽ thành các nhà phát minh tài giỏi, trung thực trong nghiên cứu khoa học, thiết tha với hạnh phúc của người khác.

Đại triết gia Pháp, ông Jean de la Bruyère (1645 - 1696) đã khẳng định: “Kết quả của đọc một cuốn sách tốt là nâng cao tri thức của mình lên, làm cho mình phát sinh ra những tình cảm cao thượng và can đảm”. Vậy nên ta phải trang bị cho cuộc đời mình kỹ năng tìm sách, lùng sách, cố mà tìm cho được những cuốn sách hay như La Bruyère đã dặn dò. Phải quyết tâm tránh xa sách xấu, sách độc hại vì chúng sẽ làm tổn thương tâm hồn chúng ta.

Tủ sách của một người chơi sách bản đặc biệt, năm 2020.

Trong thực tế cuộc sống chật vật với cơm, áo, gạo, tiền, việc đọc sách cũng cần có một số kỹ năng quan trọng sau đây:

- Đọc ít nhưng phải suy nghĩ nhiều: Có những trang sách ta phải đọc đi đọc lại mãi mới hiểu hết ý. Có những cuốn sách ta đọc từ lúc 20 tuổi, đến năm 60 tuổi đọc lại mới hiểu hết tác giả sâu sắc và tỉ mỉ đến độ đáng kinh ngạc, đáng kính nể. Triết gia Martin Tupper (1810 - 1889) đã dạy rất chi tiết: “Đọc ít mà suy nghĩ nhiều hơn là đọc nhiều mà lướt qua vội vàng”. Lời dạy thân tình này của Tupper làm ta liên hệ tới việc ăn uống. Nếu ta ăn chậm, nhai kỹ thì việc tiêu hóa diễn ra tốt đẹp, nhiều chất bổ béo được hấp thụ vào người. Nếu ta ăn uống vội vàng thì phí cả lương thực, thực phẩm. Chả thế mà có người đã chế những ai đọc sách vội vàng, cẩu thả là không tiêu hóa được” lời hay, ý đẹp mà cuốn sách mang lại, đó cũng là một liên hệ thú vị.

Phải phân loại sách mà đọc mới có kết quả: Đúng như triết gia Francis Bacon (1561 - 1626) của nước Anh đã căn dặn: “Có một số sách chỉ nên nếm qua. Có một số sách nên nuốt. Chỉ có một vài cuốn là phải nhai và tiêu hóa”. Chao ôi, chi tiết đến thế là cùng! Nếm, nuốt, nhai, tiêu hóa không phải thức ăn mà là sách thì thật là vô cùng ngưỡng mộ, vô cùng khâm phục!

Khép lại bài viết, chỉ cần nhớ một danh ngôn bất hủ của triết gia GW.Curtis: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của sự thông thái tích lũy lại".

Cầu mong sang năm mới ai ai cũng được thụ hưởng ngọn đèn bất diệt ấy!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc sách, đừng làm con mọt sách

    20/07/2015Sau những phản hồi nhiều chiều của bạn đọc về bài viết Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú”, ông Nguyễn Mạnh Hùng - tổng giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà, đã có những chia sẻ về sách self-help...
  • Ai đọc sách nghiêm túc?

    19/05/2013Thanh HuyềnChưa bao giờ văn hóa đọc lại gióng nhiều hồi chuông báo động đến vậy. Đâu đâu cũng thấy xuất hiện tràn lan các tiểu thuyết diễm tình, những tác phẩm dành cho giới trẻ với ngôn từ gây sốc, sex không loại trừ cả chuyện dành cho thiếu nhi… Những tác phẩm kinh điển được cho là sống mãi với thời gian như: “Cuốn theo chiều gió”, “Ruồi trâu”… lại chỉ có thể sống “thoi thóp” trong tủ sách. Giờ đây, thật hiếm những người đọc sách nghiêm túc, càng hiếm hơn những thanh niên cầm trên tay những cuốn sách quý mà một thời từng được cho rằng làm thay đổi tư tưởng của cả một thế hệ!
  • Chia sẻ về tủ sách 1500 quyển và cách đọc sách

    20/04/2020Nguyễn Thái KhâmMình nghiện mua sách và đọc sách. Đó là khẳng định đầu tiên :3. Bước chân vào con đường “nghiện ngập” này từ năm 1998 khi mà trên đường đi học về là khá nhiều nhà sách cũ...
  • Sách cấm có phải là sách hay?

    18/10/2018Diêm Liên Khoa*Thời nay, khi một số nhà văn coi viết “Sách cấm” là một vinh dự, và dân chúng coi đọc “Sách cấm” là niềm vui, thì “Sách cấm” đã dần dần đổi thay, lặng lẽ trở thành một thứ nhãn mác theo mốt thời thượng của thị trường sách. Có lẽ điều chúng ta nên đọc là tiêu chuẩn “sách cấm và sách hay”, và sự phân biệt nghiêm khắc hai loại sách ấy...
  • Mua sách vứt đi - cách đọc được nhiều sách hơn

    27/09/2018Nguyen AnBài viết trước nói về các mục đích khác nhau của đọc sách, cũng như vấn đề mua xong mà không đọc, hoặc đọc xong mà vẫn trôi kiến thức. Hôm nay, mình giới thiệu quy trình đọc sách mà tôi đang áp dụng. Nó không những giải quyết được hai vấn đề trên, mà còn là qui trình đọc sách hiệu quả nhất Việt Nam...
  • Vì sao hầu hết sách chúng ta mua không để đọc?

    23/09/2018Tôi thuộc dạng đọc 10 hiểu được 5, sau đó quên mất 3 và gần như không bao giờ áp dụng 2 cái còn lại. Dù tôi thường đi hiệu sách và mua nhiều nhưng số kiến thức mà sách ngấm vào tôi thì cứ thủng đi đâu đó. Có thể cũng nhiều người như tôi chăng?
  • "Bệnh lười đọc" của sinh viên

    03/07/2018Hà Ánh ghiLười đọc... " là lời tự thú của nhiều sinh viên thời hiện đại. Khảo sát ngẫu nhiên một số sinh viên các trường ĐH, CĐ tại TP.HCM về việc đọc sách báo của họ, số đông đều ngắc ngứ rằng "có đọc", nhưng chỉ đọc một số cuốn theo phong trào, và chỉ xem sách chuyên ngành khi bị thúc bách về mặt bài vở, có sinh viên... sắp ra trường vẫn chưa một lần ghé thăm thư viện...
  • Sách là gì trong cuộc sống của chúng ta?

    05/01/2018Vũ Viết HảoCó thể dễ dàng tìm thấy hàng trăm câu trả lời về tầm quan trọng của sách bật ra trong đầu ngay khi đọc xong câu hỏi, đặc biệt là những người yêu sách, yêu đọc sách...
  • Cách đọc sách để thu được hiệu quả tối đa

    23/10/2017Đọc sách có vẻ là một việc khá dễ thực hiện đúng không? Và điều này đúng trong một số trường hợp. Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc với mục đích giải trí hay giết thời gian thì chắc chắn việc đọc sách sẽ trở nên rất dễ dàng. Tuy nhiên, có một kiểu đọc khác đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực...
  • 12 thư viện hiện đại bậc nhất thế giới

    20/07/2017Tống HoaThư viện núi sách Book Mountain (Hà Lan) hay thư viện công cộng Birmingham (Anh) là hai trong số những trung tâm lưu trữ sách lớn và hiện đại trên thế giới...
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • "Nhiều giáo sư ở Việt Nam chỉ có giá trị trong thư viện"

    30/12/2016Khánh NgọcTrước trào lưu học hàm học vị hiện nay, bác sĩ Lê Thị Kim Dung thẳng thắn nhìn nhận: Việt Nam có quá nhiều giáo sư nhưng công trình của họ đi vào thực tế quá ít ỏi mà chỉ có giá trị trong thư viện...
  • Bộ sưu tập: 100 cuốn sách nền tảng nên đọc

    27/09/2016Hà Thủy NguyênBook Hunter xin phép được gợi ý đến bạn đọc một Bộ sưu tập 100 cuốn sách nền tảng mà mỗi người nên đọc. Những cuốn sách này không quá khó đọc và cũng không đi vào chuyên môn sâu, nhưng vẫn đảm bảo tính học thuật và hàn lâm...
  • 8 điều thú vị khiến bạn muốn đọc sách ngay hôm nay

    03/06/2016Phạm Ngọc Anh dịchMặc dù nhiều người thích đọc sách báo online hoặc đọc thông tin trên Facebook nhưng vẫn có rất nhiều lý do để bạn chọn cho mình một cuốn sách. Thói quen đọc sách có liên quan đến một loạt các lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của bạn...
  • Thú đọc sách - một quyển sách hay

    23/11/2015Lê Văn Nghệ"Sách và tôi hầu như chưa bao giờ lìa xa nhau trong trí nhớ của tôi… Tôi thích mùi mực giấy, và say sưa với cảm giác sờ chạm vào cuốn sách..."
  • Giới trẻ đọc sách như thế nào?

    05/11/2015Vũ Thu VânHọ không xa lạ với Internet, nhưng thường chỉ tiếp cận với mục chơi là chính. Thư viện của các trường đại học ngày càng vắng hơn, thậm chí có những sinh viên chưa từng vào thư viện. Và có lẽ không đến 1% số sinh viên biết Thư viện Quốc gia ở đâu. Có một thực tế là nơi đây cũng chung số phận như thư viện ở các trường đại học...
  • Làm thế nào để kích thích việc đọc sách?

    04/09/2015Đinh Bá AnhTình trạng không ham đọc sách của người Việt Nam hôm nay phải tìm nguyên nhân đầu tiên từ hệ thống giáo dục. Giáo dục không dạy cho học sinh từ bé thói quen đọc sách, thói quen chủ động ghi chép, thói quen tóm tắt các ý tưởng trong sách. Giáo dục không dạy cho học sinh tư duy độc lập, tư duy phê phán, thói quen đặt ra các câu hỏi. Giáo dục chỉ thiên về áp đặt chân lý, luân lý, không khuyến khích học sinh nghi vấn, tìm hiểu, phiêu lưu, sáng tạo...
  • Khám phá những thư viện -nơi bạn không đến để đọc sách

    07/01/2015Phan HạnhĐịnh nghĩa về thư viện đang dần thay đổi khi các nhà quản lý loại bỏ sách và thay thế chúng bằng các cuốn sách điện tử, máy tính bảng và cả một bộ sưu tập tài nguyên được số hóa...
  • Đọc sách thì được cái gì?

    06/08/2014Nguyễn Vĩnh NguyênĐọc một cuốn sách trong thời buổi này thì sao? Hay nói khác đi, nếu có một bạn đọc thời nay hỏi vị chuyên gia cả đời vùi mình trong thế giới của sách vở chữ nghĩa rằng, thưa ông, đọc sách thì làm được cái gì?
  • Vài lời tản mạn về sách với công cuộc chấn hưng văn hóa

    30/04/2014Nguyễn Khắc ThuầnVăn hóa Việt Nam đang cần được chấn hưng và sách chính là một trong những phương tiện cực kỳ lợi lại, góp phần đắc lực vào toàn bộ quá trình chấn hưng đó. Đã đến lúc người cầm bút, nhà xuất bản và xã hội độc giả cần phải có những cuộc thảo luận nghiêm túc nhằm mở lối thênh thang cho sách thực hiện trọng trách tham gia vào quá trình trang nghiêm này...
  • Tạo thói quen đọc sách, xin đừng sốt ruột

    14/04/2014Hiền NguyễnĐể công chúng không quay lưng với sách, rồi chủ động tìm đến sách có lẽ là kỳ vọng không chỉ của tác giả và các đơn vị làm sách. Thế nhưng, để tạo được thói quen đọc sách cho công chúng không đơn giản và một chốc một lát nhìn thấy kết quả ngay...
  • Sách và học từ sách

    31/03/2014Lê Minh QuốcNgười Việt mê đọc sách, điều này hiển nhiên nhưng chỉ TP.HCM mới là thị trường lớn trong giao thương, kinh doanh sách. Con số doanh thu 2,5 tỉ đồng ngay ngày đầu khai mạc Hội chợ sách 2014 TP.HCM đã cho thấy một tín hiệu lạc quan.
  • xem toàn bộ