12 thư viện hiện đại bậc nhất thế giới
Thư viện núi sách Book Mountain (Hà Lan) hay thư viện công cộng Birmingham (Anh) là hai trong số những trung tâm lưu trữ sách lớn và hiện đại trên thế giới.
1. Thư viện Birmingham mới:
Đây là thư viện công cộng lớn nhất châu Âu, nằm ở thành phố Birmingham, Anh. Công trình sở hữu mặt tiền độc đáo nhờ được kết bằng các vòng tròn kim loại. Thư viện có kinh phí đầu tư khoảng 189 triệu bảng (gần 250 triệu USD), chiếm diện tích 29.000 m2 với 11 tầng được thiết kế theo không gian phong phú để học tập, hội họp, làm việc hay tán gẫu trên đủ loại ghế ngồi. Khoảng 10.000 người đến đây mỗi ngày.
2. Book Mountain and Library Quarter là thư viện công cộng mới được xây dựng ở Spijkenisse, Hà Lan. Tòa nhà có cấu trúc dạng kim tự tháp bằng kính, gợi cho mọi người cảm giác như một núi sách thực sự. Đây là nơi chứa các bộ sách về hầu hết chủ đề, đồng thời bao gồm một trung tâm giáo dục môi trường, các phòng họp, thính phòng và một số văn phòng.
3. Thư viện Vennesla Library and Culture House: Bên cạnh không gian lưu trữ và đọc sách, công trình này còn có một quán cà phê, các không gian hội họp, khu hành chính và một trung tâm học tập. Điểm độc đáo là tòa nhà có 27 cấu trúc gỗ tạo nên những kệ sách và chỗ ngồi cho người đọc.
4. Thư viện Quốc gia Thành phố Sejong là chi nhánh đầu tiên của Thư viện Quốc gia Hàn Quốc, được đặt tại thành phố Sejong. Nó được hoàn thành năm 2013 với tổng diện tích 21.076 m2. Thư viện có khả năng lưu trữ 3,3 triệu cuốn sách và tài liệu số hóa, gồm 1,86 triệu trang tài liệu liên quan Hàn Quốc và nước ngoài, 2 triệu tài liệu trực tuyến và 430.000 cuốn sách.
5. Thư viện Sammamishtọa lạc ở Washington, Mỹ. Tòa nhà bao gồm một phòng họp, quầy bar và khu vực dành cho thiếu niên nhìn ra quảng trường. Khu vực đọc chính có cửa sổ ở trần nhà nên chỉ cần sử dụng ánh sáng nhân tạo khi trời tối.
6. Thư viện mới ở Almere, Hà Lan được thiết kế với 5.000 kệ sách và các khu vực như quầy, nơi truy cập Internet, quán cà phê, khu vực học tập và phòng đa phương tiện. Đây là không gian hiện đại, sách được sắp xếp theo nơi xuất bản và mỗi phần là một không gian định hướng lối sống.
7. Thư viện Cooroyđược xây dựng ở bờ biển Sunshine, Queensland, Australia. Tòa nhà có diện tích 1.650 m2 với nội thất hiện đại, trẻ trung, màu sắc rực rỡ và hình dáng độc lạ.
8. Thư viện Brasilianalà trung tâm lưu trữ và đọc sách ở Brasil, với tổng diện tích khu trưng bày là 21.950 m2. Khánh thành thành vào năm 2013, thư viện này có bộ sưu tập sách hiếm gồm 17.000 tiêu đề. Thiết kế tòa nhà được lấy cảm hứng từ các thư viện nổi tiếng khắp thế giới như thư viện Beinecke Rare Book & Manuscript của Đại học Yale (Mỹ) và thư viện Saint Geneviève ở Paris, Pháp.
9. Thư viện bang Queenslandtọa lạc tại Brisbane, Australia. Đây là một trong những địa điểm giáo dục và văn hóa lớn của đất nước chuột túi - cả về quy mô và bộ sưu tập sách. Nó cung cấp khả năng truy cập tới trên một triệu đầu mục xuất bản, hơn 45.000 hình ảnh và bản thảo trực tuyến cùng hơn 15.500 báo và tạp chí trực tuyến.
10. Thư viện Sao Paulo: Trung tâm lưu trữ sách này có tổng diện tích gần hơn 4.500 m2 và từng là một nhà tù. Với sự chuyển đổi ngoạn mục, công trình có không gian rộng rãi, bố cục được sắp xếp linh hoạt, nội thất đầy màu sắc.
11. Thư viện mới của Đại học Aberdeen(Scotland) - trường đại học tiếng Anh lớn thứ năm thế giới - sở hữu bộ sưu tập 250.000 cuốn sách và bản thảo. Cơ sở này rộng 15.000 m2 với 1.200 không gian đọc và một phòng lưu trữ những cuốn sách hiếm.
12. Thư viện thành phố Stuttgart(Đức), được xây dựng bằng bê tông màu xám nhạt và gạch kính mờ. Nhìn chung, nó có thiết kế đơn giản và đối xứng. Trung tâm tòa nhà có một phòng hình lập phương với đài phun nước ở giữa. Đó là không gian dành cho thiền và được chiếu sáng bởi cửa trời ở trung tâm.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015