Khám phá những thư viện -nơi bạn không đến để đọc sách

Theo Atlas
10:48 SA @ Thứ Tư - 07 Tháng Giêng, 2015

Định nghĩa về thư viện đang dần thay đổi khi các nhà quản lý loại bỏ sách và thay thế chúng bằng các cuốn sách điện tử, máy tính bảng và cả một bộ sưu tập tài nguyên được số hóa...

Ngày nay có nhiều thư viện đang thử nghiệm với việc cho mượn các vật dụng không phải sách, như cần câu cá, các tác phẩm nghệ thuật, công cụ và thậm chí là xương người. Dưới đây là những thư viện phi truyền thống, nơi mang tới những bộ sưu tập đầy tính thực tế và không hề liên quan tới văn học.

Thư viện vật chất - Materials Library (Anh)

Tại trung tâm của Viện nghiên cứu chế tạo của Đại học London là Bảo tàng vật chất, nơi lưu giữ hơn 1500 mẫu vật chất khác thường nhất thế giới.

Xưởng làm việc của Viện này cho phép sinh viên trải nghiệm cảm giác về vật thể bằng cách chạm vào những chất liệu kì lạ nhất thế giới. Các mẫu vật được chọn lọc từ khắp nơi, từ các hang động cho tới phòng thí nghiệm, thậm chí là cả con người, đây là sân chơi yêu thích của những người muốn nghiên cứu về vật chất thô trong tự nhiên. Rất nhiều chất liệu ở đây tưởng như chỉ xuất hiện trong truyện viễn tưởng hay đi ngược lại với logic thông thường, như loại bê tông có thể tự hàn gắn các chỗ hư hỏng, hay loại kính có thể biến các tế bào thành xương trong chớp mắt thậm chí là một loại kim loại có thể "khóc" như người.

Thư viện con người - Human Library (Đan Mạch)

Khởi nguồn ở Đan Mạch như một phong trào nhằm ngăn chặn các vụ bạo lực, Thư viện Con người đã trở thành một viện nghiên cứu nhằm thu hút sự hiểu biết của cộng đồng qua việc tương tác giữa những con người với nhau.

Người thăm quan thư viện này có thể mượn và "đọc" một Cuốn sách Con người, có nghĩa là tương tác với một tình nguyện viên đại diện cho những đặc điểm nổi bật như tuổi tác, chủng tộc, giới tính hay văn hóa. Mục đích chính là để xác định và xóa bỏ các định kiến trong tâm trí con người. Một vài cuốn sách nổi bật như Người làm đám tang, Khuôn mặt biến dạng, Người ăn chay và Gái mại dâm. Hiện nay, mô hình Bảo tàng Con người đang được nhân rộng khắp thế giới và đóng góp vào nỗ lực xóa bỏ định kiến về con người.

Thư viện nông trại - Library Farm (New York)

Ý tưởng về thư viện trong thế kỉ 21 vẫn rất trung thành với việc chia sẻ và truy cập kiến thức của con người. Dù những thông tin đó được tìm thấy trong sách hay mặt đất trồng trọt, tất cả đều nhằm mục đích tạo sự hiểu biết, giáo dục và bảo tồn cộng đồng.

Những người thủ thư ở Thư viện công cộng Bắc Onondaga đã biến vùng đất rộng 2000m2 của thư viện thành một viện nghiên cứu nông nghiệp. Với tên gọi là LibraryFarm, thư viện này cho phép người tới thăm tự do đào bới trên những khoảng đất được cho mượn và tìm hiểu về quá trình trồng trọt ở đây.

Thư viện con rối - Pupet Library (New York)

Vốn nằm trong những căn hầm ở sâu trong khu Grand Army Plaza của Brooklyn, Thư viện rối New York cho phép người tới thăm được tiếp xúc với hơn 100 con rối, tất cả đều được sắp xếp gọn gàng với đủ chủng loại và kích cỡ khác nhau. Trong đó có những chú mèo nhảy múa khổng lồ cho tới các con rối ngựa to như thật và những bộ xương cao tới 6m.

Bộ sưu tập của thư viện này lưu giữ các con rối được dùng trong những buổi lễ diễu hành, lễ hội và được công chúng mượn. Các thủ thư sẽ dẫn người xem đi dọc một cầu thang hẹp, đồng thời giải đáp cho họ về nghệ thuật rối cổ đại. Do các bức tường ở khu trưng bày ban đầu bị ăn mòn, thư viện này đã được chuyển sang tòa nhà Rossevelt thuộc Cao đẳng Brooklyn và đã sẵn sàng mở cửa trở lại.

Thư viện nhạc cụ kì lạ - Oddmusic Musical Instrument Library (Illinois)

Là một phần của Trung tâm truyền thông Urbana-Champagne ở Illinois, thư viện này cung cấp một lượng lớn các thiết bị độc đáo trong quá trình sáng tác nhạc, bao gồm một kho tàng lớn với hàng loạt nhạc cụ quí hiếm từ khắp nơi trên thế giới.

Trong bộ sưu tập, có những nhạc cụ như glockenspiel, đàn melodica và cả udderbot (một loại chai không đáy được bọc cao su). Thư viện này tập trung vào nhạc xenharmonic, thể loại mang tính thử nghiệm rất cao và có phần khác lạ so với nhạc truyền thống.

Nguồn:Dân Trí
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mặt trái của cuộc cách mạng kỹ thuật số

    09/04/2018Eric Schmidt và Jared Cohen, Phạm Vũ Lửa Hạ dịchBàn về mảng u ám của cách mạng kỹ thuật số khi bị các chế độ độc tài lợi dụng để theo dõi và đàn áp những người bất đồng chính kiến, đồng thời đề cập đến khả năng phe chống đối nhà nước chuyên quyền có thể vận dụng kỹ thuật số để tạo thay đổi tích cực, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn...
  • Nạn lụt thông tin

    23/10/2017Phạm Văn Thiều dịchĐầu năm nay, nhà báo khoa học nổi tiếng James Gleick (*) đã cho ra mắt Thông tin: một lịch sử, một lý thuyết và một nạn lụt - cuốn sách gây xôn xao dư luận. Nhà vật lý lỗi lạc 87 tuổi Freeman Dyson đã có bài giới thiệu súc tích lột tả được những ý tưởng tinh tế và cơ bản nhất của cuốn sách. TTCT trích giới thiệu bài viết này của Freeman Dyson qua bản dịch của phó tổng thư ký Hội Vật lý Việt Nam Phạm Văn Thiều.
  • Thư viện, văn hóa đọc và đẳng cấp quốc gia

    21/04/2017Nguyễn Quang ThạchĐẳng cấp của một quốc gia được đo bằng các sản phẩm khoa học, sức mạnh kinh tế và quân sự được thừa nhận. Chẳng hạn, thế kỷ 19, khi Jame Watt chế tạo ra máy hơi nước, mở đường cho công nghiệp nặng và chinh phục đại dương, nước Anh trở thành cường quốc hàng hải và xâm chiếm thuộc địa...
  • "Nhiều giáo sư ở Việt Nam chỉ có giá trị trong thư viện"

    30/12/2016Khánh NgọcTrước trào lưu học hàm học vị hiện nay, bác sĩ Lê Thị Kim Dung thẳng thắn nhìn nhận: Việt Nam có quá nhiều giáo sư nhưng công trình của họ đi vào thực tế quá ít ỏi mà chỉ có giá trị trong thư viện...
  • Giang sơn nói không với sách điện tử

    23/06/2014Lê QuangEbook- sách điện tử đang "giết" sách in – đó là một thực tế mang tính toàn cầu. Nhưng có một xứ sở sách in vẫn cười ngạo nghễ. Sách điện tử bị đẩy lùi ở ngôi làng không đầy 2.000 dân nhưng có tới 10 triệu bản sách!
  • Thư viện thời Ebook

    30/03/2006Phạm Xuân Nguyên“Ngày nay ít người còn chịu đọc sách”, “Sách giờ ai đọc mấy đâu”, “Văn hóa nghe nhìn đang lấn lướt văn hóa đọc”, vân vân và vân vân, những tiếng thốt lên như một cám cảnh, và như một báo động. Nhưng có thật chăng văn hóa đọc đang đi xuống?
  • Ước mơ về một thư viện online khổng lồ

    05/02/2006GS. Ngô Quang HưngThành lập một nguồn tài nguyên phong phú cho nền học thuật nước nhà, từ cấp vỡ lòng đến chuyên sâu. Từ đó, làm cho Internet hữu ích hơn là một cỗ máy game và chat. Dưới đây là một ước mơ của GS Ngô Quang Hưng (khoa Khoa học máy tính, Đại học bang New York ở Buffalo - Mỹ)...
  • xem toàn bộ