Đi tìm ‘nhà giáo’

07:02 CH @ Thứ Hai - 19 Tháng Mười Một, 2018

Những ngày này của 18 năm về trước, tôi có một niềm vui háo hức: Trở thành một nhà giáo.

Điều thú vị là lúc đó, tôi không hề đặt ra cho mình câu hỏi nhà giáo là ai trước khi bước vào nghề. Cũng không có ai giải thích cho tôi điều này. Đối với tôi lúc đó, nhà giáo chỉ đơn thuần là người dạy học. Tôi làm nghề dạy học, vì thế, tôi là một nhà giáo.

Nhưng chỉ sau một năm, tôi nhận ra mình còn quá non nớt để đứng trên bục giảng. Ngoài kiến thức sách vở và kỹ năng giải bài tập thì tôi gần như không có gì thêm. Tôi cũng lờ mờ nhận ra rằng, nhà giáo cần nhiều hơn những kiến thức sách vở như thế.

Lúc đó, tôi chỉ có cảm nhận mơ hồ rằng, bên cạnh việc dạy chuyên môn thì việc dạy học phải được đặt trên một cơ sở sâu xa hơn là chính những trải nghiệm của nhà giáo về con người và cuộc sống. Mà để làm được như vậy thì nhà giáo phải là một con người tương đối trọn vẹn, thấu hiểu tương đối rõ ràng về con người và tiến trình phát triển của con người, kể cả những hoang mang, bế tắc và khổ đau mà con người thường xuyên mắc phải. Còn nếu không, nhà giáo chỉ là một thợ dạy, đang thực hiện công việc dạy học để kiếm sống, chứ chưa phải là một nhà giáo đích thực.

Nhưng đây là một việc mà tôi không được chuẩn bị. Hiểu về con người và cuộc sống là một việc quá sức với một người trẻ như tôi lúc đó. Dạy học là dạy làm người. Vậy mà cả người dạy và người học đều không hiểu rõ “người” là gì.

Rồi ngay cả khi đã đứng trên bục giảng được vài năm, đã được gọi là thầy, tôi cũng chưa thực sự hiểu mình với tư cách một nhà giáo. Ngoài cách hiểu mặc định, nhà giáo là người dạy học, tôi chưa bao giờ tự đặt ra câu hỏi “Nhà giáo là ai?” để tự trả lời.


Tiến sĩ Vật lý Giáp Văn Dương
.

Nhà giáo không chỉ đơn thuần là một người làm nghề dạy học.

Để hiểu được sự phức tạp trong công việc dạy học, ta hãy hình dung mình đang đảm nhiệm việc giảng dạy cho một lớp có 30-40 học sinh, với ngần đó gia đình phía sau, và phải phối hợp với các đồng nghiệp và nhà quản lý, với rất nhiều sự vụ phải thực hiện và tiêu chuẩn phải đáp ứng. Mọi việc tưởng chừng đều bình thường, cho đến khi ta giật mình nhìn sang khối doanh nghiệp hay các tổ chức xã hội khác, bỗng thấy rằng với số lượng 30-40 thành viên như thế, người dẫn dắt phải được trang bị rất nhiều kỹ năng về lãnh đạo và quản trị. Nhưng nhà giáo không hề được trang bị những kiến thức và kỹ năng này trước khi vào nghề, thậm chí còn không biết rằng mình cần phải có chúng.

Các em đang học ở trong nhà trường ngày hôm nay, nhưng kết quả của việc học đó lại chỉ được khẳng định một cách rõ ràng ở tương lai. Nhà giáo là người định hướng các em đi về phía tương lai đó. Điều này đòi hỏi một năng lực đặc biệt ở nhà giáo, năng lực của nhà lãnh đạo. Vì bản chất của công việc lãnh đạo chính là hình dung ra một viễn cảnh.

Khi phải đối mặt với tương lai, ta thường không có thông tin và dữ liệu để phân tích và đánh giá. Khi đó, tất cả những gì ta có là trực giác, chứ không trông được vào trí tuệ phân tích thông thường. Điều đó đòi hỏi nhà giáo phải rèn giũa được trí tuệ trực giác của mình, thấu hiểu các giá trị phổ quát của nhân loại, và cập nhật được các xu hướng phát triển của thời đại. Chỉ khi đó, nhà giáo mới có thể định hướng và dẫn dắt học sinh mình tiến về phía trước.

Đối tượng làm việc của nhà giáo là những con người, thường là những em nhỏ hiếu động, tràn đầy cảm xúc và đang trong quá trình hình thành nhân cách. Việc quản trị những đối tượng như thế khó khăn hơn rất nhiều so với việc quản trị các đối tượng tĩnh trong các dây chuyền sản xuất và dịch vụ thông thường.

Chưa kể không chỉ phải làm việc với các em học sinh, nhà giáo còn phải làm việc với đồng nghiệp, với phụ huynh, với người quản lý, và phải tuân thủ các quy trình, các tiêu chuẩn, với rất nhiều sự vụ cần phải xử lý.

Công việc chính của nhà giáo là dạy học, thường là một môn học cụ thể. Như thế, ngoài tư cách nhà lãnh đạo và quản lý thường bị bỏ qua như đã nói ở trên, nhà giáo phải là một chuyên gia. Trước hết, là chuyên gia về lĩnh vực mình dạy. Nhưng nếu chỉ như thế thì chưa đủ.

Mục đích cao nhất của việc dạy học là tạo ra những con người tự do, có khả năng lãnh đạo bản thân và làm chủ cuộc sống. Để làm được việc đó, nhà giáo cũng phải là những con người như thế. Rồi nhà giáo còn phải hiểu về con người và cuộc sống nói chung dưới nhiều góc độ khác nhau thì mới có thể tự tin dạy người được.

Vì thế, với tư cách là một chuyên gia, nhà giáo không phải chỉ là chuyên gia về lĩnh vực mình giảng dạy, mà sâu xa và cơ bản hơn thế, nhà giáo phải là chuyên gia về con người và cuộc sống nói chung, thì mới có thể dạy người khác làm người. Chính những điều này, chứ không phải kiến thức chuyên môn, mới tạo ra một nhà giáo nhân văn, đích thực.

Cuối cùng, nhà giáo còn phải là một hình mẫu để học trò noi theo. Với con trẻ, việc học diễn ra trước hết không phải ở trong những lời lẽ được rao giảng, mà ở lối sống và cách hành xử của những người lớn. Vì thế, điều nhà giáo giảng dạy chỉ thực sự có ý nghĩa nếu họ đã trải nghiệm qua, đã trở thành người như thế. Nhà giáo phải chính là điều mà họ nói ra thì việc dạy mới thực sự có ý nghĩa. Nếu không, những điều nhà giáo giảng dạy chỉ là một mớ khái niệm cóp nhặt từ sách vở, không có chút sức nặng nào.

Nói cách khác, cuốn sách giáo khoa tốt nhất chính là cuộc đời của bản thân nhà giáo, và phương pháp giáo dục tốt nhất chính là “thân giáo”.

Phải mất rất nhiều năm sau, tôi mới hiểu được điều này.

Nguồn:Vnexpress
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ba người thầy vĩ đại

    19/11/2019Minh BùiNgười thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi. Người thầy cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi. Một khi chúng ta đã học được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta...
  • John Dewey - Nhà giáo dục, nhà triết học thực dụng Mỹ

    19/03/2019Thân Thị HạnhTheo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Cũng do vậy, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học, chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc
  • Nghĩ về người thầy giáo và quan hệ thầy - trò

    16/11/2017Đào Ngọc ĐệCó người bảo: "Thầy giáo là người chở đò qua sông", ý nói: Học trò thường quên ơn thầy, cô; người đời không quan tâm đến các cô giáo, thầy giáo. Lời cảm thán đó phần nào có cơ sở thực tế. Nhưng...
  • Nhà giáo Phạm Toàn: Cải cách phải giản dị!

    25/05/2017Nhà giáo Phạm ToànCải cách phải giản dị, nếu đi vào được cốt lõi: nhóm Cánh Buồm chúng tôi thấy chân dung người học bậc phổ thông muôn đời muôn kiếp chỉ là "con người biết học"...
  • Nhà giáo dục

    20/11/2016Nhà văn Thiếu SơnCùng là nhà trí thức mà mỗi người đều có công việc riêng. Ngoài công việc riêng, kẻ nào còn muốn đem những sự học biết của mình mà truyền bá cho xã hội, đó là cái nhiệt tâm và tấm lòng tận tụy đáng khen, không ai có quyền bắt buộc họ. Duy có một hạng trí thức chỉ chuyên lo dạy người, nhất danh là những nhà giáo dục...
  • Phan Châu Trinh, nhà giáo dục qua Santé thi tập

    11/08/2016Châu Yến LoanPhan Châu Trinh là nhà cách mạng, nhà chính trị, tư tưởng, điều đó ai cũng rõ, nhưng nói Phan Châu Trinh là nhà giáo dục thì ít người nghĩ đến. Thực ra, trên con đường hoạt động cách mạng, ông rất chú trọng đến vấn đề này. Ông đã viết nhiều bức thư, nhiều bài diễn thuyết, nhiều bài thơ v.v... để tuyên truyền, giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức cho nhân dân, đặc biệt trong tác phẩm Santé thi tập ông đã có một nội dung giáo dục rất phong phú, một phương pháp giáo dục mới mẻ, độc đáo...
  • Người thầy thời số hóa

    24/11/2014TS. Hồ Thiện HùngThời đại số hóa đang đặt ra những thử thách to lớn cho nghề làm thầy...
  • Bài hát Người Thầy

    19/11/2014Người thầy trong bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy thật bao dung. Ông vượt qua bao gian khó, nhọc nhằn, luôn nặng lòng với cuộc sống, với những gương mặt học trò đã được bàn tay ông nâng niu, dìu dắt...
  • Người thầy đại học đầu tiên của đời tôi

    19/11/2014GS.NGND Trần Thanh ĐạmĐó là cố Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Thầy không phải là giáo sư đại học đầu tiên duy nhất của tôi, bên cạnh các tên tuổi lớn khác: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Nguyễn Đức Chính, Trương Tửu... nhưng thầy là khuôn mặt độc đáo, đặc sắc trong số các vị đó để lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong ký ức và trong cuộc đời tôi....
  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Người thầy trong thời đại mới

    20/11/2013Hà Văn Thịnh"Cơn bão" của thời kinh tế thị trường, toàn cầu hoá, net hoá đang ào đến mọi ngõ ngách xã hội; một mặt, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng hơn của người thầy; mặt khác, nó "định nghĩa lại", quy nạp lại hai chữ làm thầy...
  • Tri ân người thầy

    03/12/2009Nhân ngày Hiến chương nhà giáo 20/11, với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chungta.com xin tỏ lòng kính trọng, tri ân các nhà giáo đã dẫn dắt biết bao thế hệ, truyền thụ tri thức, truyền thụ văn hóa, học cách sống, học cách làm Người, cách sống cho có ích cho xã hội. Qua tháng năm thời gian, bao thầy cô đã toàn tâm, toàn ý, tận tâm, thầm lặng thực thi công việc cao đẹp, trao ngọn đuốc văn hóa quý giá nhất cho các thế hệ sau nên người và tiếp bước cha ông, tiến vững chắc vào tương lai.
  • Vinh quang người thầy

    20/11/2009Bây giờ tóc đã hoa râm
    Vẫn lên bục giảng như năm tháng nào
    Đứng lên ở những tầm cao
    Trái tim hóa đuốc, ánh sao giữa trời...
  • Mảnh đất tự do của những nhà giáo dục

    20/11/2008Lương Khải SiêuNhững vị ngồi đây hôm nay có đến quá nửa đang là những nhà giáo dục hoặc trong tương lai sẽ là những người tiến thân bằng con đường giáo dục. Tôi muốn nói với các bạn một chút về những ưu điểm mặc biệt của ngành giáo dục và những cách để làm sao cho mình được thông dụng...
  • Triết học và tâm sự của các nhà giáo

    13/12/2005Cam Lu - Trương Hiệu - Minh Nguyệt (thực hiện)Thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy môn triết học cũng như đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy môn học này hiện ra sao?
  • Bắt đầu từ người thầy

    30/11/2003NGUYỄN THỊ OANHNhắc đến vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, người ta thường nhắc đến trang thiết bị hiện đại như phòng thí nghiệm, phương tiện nghe nhìn, học cụ... và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy cùng sự chủ động hưởng ứng của người học. Từ ngàn xưa Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết...
  • Nhà giáo không được tụt hậu

    24/11/2003TS Đỗ Huy ThịnhTại Hội thảo quốc tế về giảng dạy tiếng Anh tổ chức ở Trung tâm Ngôn ngữ khu vực (Singapore) mới đây, trong số hơn 500 người tham dự chỉ có một đại biểu Việt Nam. Nếu không có kinh phí của trường, có lẽ đại biểu này cũng không thể tham dự...
  • Để có chất lượng cần nhất là cái tâm của người thầy

    20/11/2003Tại cuộc gặp mặt với các đại biểu Quốc hội trong ngành giáo dục (GD) ngày 29-10-2003, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Minh Hiển đã cho biết quy mô học sinh (HS) ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng hơn năm trước và sẽ tiếp tục tăng nữa. Như vậy, ngành GD-ĐT sẽ vẫn phải tiếp tục giải một bài toán khó và ngân sách dành cho GD, cơ sở vật chất trường lớp cũng như đội ngũ giáo viên ...
  • Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy “thật”

    18/11/2003Thầy ở đây gồm toàn bộ nhân sự trong ngành giáo dục từ thấy nhất đến chóp bu, từ người đứng lớp đến nhà quản lý. “Thật” liên quan đến nhiều mặt...
  • Mở rộng năng lực sáng tạo của những người thầy

    10/02/2003hãy mở rộng không gian sáng tạo của các nhà giáo Việt Nam, cho các thầy giáo Việt Nam để họ có điều kiện phát huy nội lực của mình, trở thành các nhà trí thức ưu tú, xuất sắc của dân tộc, những bậc thầy không những của thế hệ trẻ mà còn của đất nước, xứng đáng là những sứ giả về tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và của trí tuệ thời đại, trong thế kỷ 21.
  • Phát triển giáo dục dưới góc nhìn của nhà giáo

    08/02/2003Giáo dục đang là mối quan tâm sâu sắc của toàn dân ta. Điều đáng nói là mối lo lắng đó ngày càng bộc lộ những cách nhìn khác biệt, những cách đánh giá trái ngược hẳn nhau về thực trạng giáo dục. Người thì cho rằng giáo dục đang trên đà phát triển tốt, tuy trước mắt còn không ít khó khăn. Trái lại, người ta cho rằng giáo dục đang xuống cấp trầm trọng. Vậy đâu là sự thật?
  • xem toàn bộ