Chất lượng giáo dục bắt đầu từ người thầy “thật”
Thầy ở đây gồm toàn bộ nhân sự trong ngành giáo dục từ thấy nhất đến chóp bu, từ người đứng lớp đến nhà quản lý. “Thật” liên quan đến nhiều mặt. Đó là kiến thức thật. Thật khó mà hình dung kiến thức khoa học giáo dục đúng và hiện đại nhờ liên tục cập nhật hoá lại có thể dẫn tới tình trạng thê thảm của ngành giáo dục hiện nay. Kiến thức thật khiến cho người ta biết nhận ra giới hạn và chịu lắng nghe. Không chỉ thế mà còn hiểu được những điều được nói lên. Kiến thức thật không bao giờ hài lòng với cái hiện có và chịu học hỏi để tránh sai lầm. Kiến thức thật sẽ không dạy học vẹt
Kiến thức thật dễ dẫn tới đạo đức thật, quan trọng không kém kiến thức. Sự vắng mặt của đạo đức trong ngôi đền thiêng liêng của giáo dục thật đáng sợ. Thầy giả (khi là “học giả” ), trò giả, hồ sơ, học bạ giả, bằng giả tràn lan Cụm từ “giáo dục” không thể tách rời cụm từ “đạo đức, nhưng vì đâu mà ra nông nỗi này?
Cá nhân từng người thầy, với sự hiểu biết và lương tâm của mình, lẽ ra là cái “mắt xích” nói KHÔNG với cái xấu và là cái thắng cho sự sa sút trong ngành giáo dục ở cấp độ của mình. Với lương tâm của một nhà giáo, người thầy chân chính phải phản ảnh ngược trở lên những quyết định không phù hợp. Người thầy chân chính lẽ ra phải bảo vệ học trò của mình thay vì để các em trở thành nạn nhân của stress, trầm uất và nhiều vấn đề khác
Cũng không ít người thầy đã nhận ra vấn đề nhưng lại đánh mất lòng dũng cảm và thà để cho lương tâm chức nghiệp bị giày vò. Họ cũng chấp nhận số phận như những robot vô danh không tiếng nói trong một guồng máy chung. Tiếc thay cho danh hiệu người thầy nếu họ không góp phần chặn đứng sự xuống cấp chung hiện nay. Bởi vì nếu họ, những người sát với thực tế nhất, không hành động và không phản ảnh sự thật lên cấp trên thì không ai thay thế họ để làm chuyện đó được.
Để nâng cao chất lượng giáo dục người ta bàn về những biện pháp như trung tâm khảo thí, thi trắc nghiệm nhưng theo thiển ý không có cách nào khác hơn là bắt đầu với CON NGƯỜI. Đó là khôi phục kiến thức và lương tâm của người thầy. Công việc này cũng tuỳ thuộc vào sự chấn hưng đạo đức chung của xã hội. Tuy nhiên, công việc chung này cũng phải bắt đầu từ sự dũng cảm nhìn vào sự thật và nói lên sự thật của từng người thầy, từng công dân.
Tuổi trẻ chủ nhật , Nguyễn Thị Oanh
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh Bùi