Nhà giáo dục

02:49 CH @ Chủ Nhật - 20 Tháng Mười Một, 2016

Cùng là nhà trí thức mà mỗi người đều có công việc riêng. Ngoài công việc riêng, kẻ nào còn muốn đem những sự học biết của mình mà truyền bá cho xã hội, đó là cái nhiệt tâm và tấm lòng tận tụy đáng khen, không ai có quyền bắt buộc họ.

Duy có một hạng trí thức chỉ chuyên lo dạy người, nhất danh là những nhà giáo dục.

Hoặc là giáo dục ở các trường sơ đẳng, hoặc là giáo sư ở những ban trung học và đại học, vị nào cũng là người có trách nhiệm trực tiếp đối với đời sống tinh thần của thế nhân.

Trong bản Hiến pháp mới của nước Pháp, khoản 13 nói rằng:

"Trường học là để tiếp nối với gia đình. Ở đây, người ta dạy cho con trẻ biết những công ơn của nền trật tự trong loài người, nhờ đó mà nó được nâng đỡ.

Trường học phải làm cho nó biết cảm động đến cái vẻ đẹp đẽ, cái vẻ tôn nghiêm và sự trường tồn của Tổ quốc".

Một đứa con nít, khi mới cắp sách đến trường là đem theo đến đó một sự dốt nát không bờ bến.

Nó sống mà nó không biết nhờ đâu mà nó sống.

Nó có thân thể mà nó không biết thân thể của nó kết cấu ra làm sao.

Nó có đầu óc mà nó chưa biết đầu óc của nó linh động như thế nào.

Nó có tình cảm mà nó chưa biết tình cảm của nó phải ký gửi nơi đâu.

Nhà giáo dục sẽ dần dần cho nó biết cả một sự tổ chức vi diệu ở toàn thân nó, rồi mở mắt cho nó thấy từ cái gần cho đến cái xa, mở trí cho nó hiểu từ cái dễ cho đến cái khó, mở lòng cho nó cảm từ cái tầm thường nhỏ nhặt cho đến những cái vĩ đại cao siêu.

Nó hiểu biết nó, rồi nó sẽ hiểu biết đồng loại của nó.

Nó yêu mến bản thân nó, rồi nó sẽ biết yêu mến đồng bào nòi giống nó.

Nó nhận thấy cái liên quan giữa nó cùng xã hội, nó sẽ phải gắng gỏi để trả nợ cho mọi người.

Nợ cơm, nợ áo, nợ nghĩa, nợ tình, bao nhiêu món nợ chồng chất, hễ người mà có giáo dục thì đều không thể chối cãi mà không nhìn nhận được.

Cái trật tự trong nhân loại nói ở bản Hiến pháp chính là cái đoàn thể của nhân sinh mà trong đó, mỗi người đều phải tùy tài, tùy lực, gánh lấy một phần công việc và một phần trách nhiệm để cùng sinh tồn và tiến hóa.

Có hiểu biết được cái trật tự đó mới hiểu biết được cái địa vị của mình trong xã hội và cảm thấy cái đẹp đẽ, cái tôn nghiêm chẳng những của Tổ quốc mình mà còn của cả nhân loại nữa.

Không có một nước nào không có sự thay đổi về chính trị. Nhưng trường học bao giờ cũng phải ôm riết một sứ mệnh bất di.

Ở đây, người ta không dạy cho học trò phải nghĩ theo nhà chính khách này, hay làm theo nhà chính trị kia, nhưng người ta dạy cho chúng những sự phát minh của các nhà thông thái,những điều phát kiến của các nhà triết học, những vần thơ tươi sáng, những lời văn huyền diệu của những nhà nghệ sĩ của muôn đời.

Con trẻ mỗi tuổi mỗi lớn, những con trẻ đi học mỗi năm mỗi thấy cái đời sống tinh thần của nó một rộng mở, và cảm thấy càng ngày càng mật thiết, liên lạc với cả không gian lẫn thời gian.

Sinh trưởng ở bên Đông, nó biết chuyện bên Tây.

Sống ở đời này, nó biết chuyện đời trước.

Nhờ có thầy, nhờ có sách, nó đã thoát khỏi vòng ngu tối buổi ban sơ mà trở nên những phần tử văn minh trong nhân loại. Một nhà danh sĩ Pháp, ông Edmond About, đã viết đoạn văn mà tôi dịch sau đây:

"Kẻ nào trồng cây, kẻ đó có công. Kẻ nào đốn cây xử ra ván, kẻ đó có công. Kẻ nào ghéo ván đóng thành một cái ghế, kẻ đó cũng có công.

Kẻ nào ngồi lên chiếc ghế đó, đặt một đứa nhỏ lên đùi mình mà dạy cho nó biết đọc, kẻ đó lại có công hơn hết thảy.

Ba người trên chỉ giúp thêm vào cho tài sản của nhân loại. Người thứ tư mới thật giúp ngay cho nhân loại.

Người đó đã làm cho đứa nhỏ trở nên một người sáng suốt, nghĩa là người ưu tú hơn người thường".

Trên đường tiến hóa cho Tổ quốc Việt Nam, ta không trông cậy ở mấy nhà "gõ đầu trẻ" thì ta còn trông cậy vào ai?

(1945)
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thư của một thầy giáo gửi học trò nhân ngày 20-11

    19/11/2017Lê Thị Liên HoanTuy vẫn tôn trọng những thứ đó, nhưng Tý ơi, thầy nói thật với em nếu mấy chục năm dạy học, thầy chất tất cả các món quà ấy trong phòng thì chắc chắn thầy đã ở trên nóc nhà từ lâu rồi, do nhà thầy rất bé.
  • Nghĩ về người thầy giáo và quan hệ thầy - trò

    16/11/2017Đào Ngọc ĐệCó người bảo: "Thầy giáo là người chở đò qua sông", ý nói: Học trò thường quên ơn thầy, cô; người đời không quan tâm đến các cô giáo, thầy giáo. Lời cảm thán đó phần nào có cơ sở thực tế. Nhưng...
  • Thư gửi thầy giáo

    20/11/2015Lê HoàngĐến giờ phút này em mới dám cầm bút viết thư cho thầy. Không phải vì em bận (em còn bận gì nữa đâu!), không phải vì em lười, mà vì em cần có thời gian tìm ra con đường của mình...
  • Một người thầy giáo trong ký ức của tôi

    16/11/2015Nguyễn Tất ThịnhKhi đó tôi còn bé lắm, mới 5 tuổi, đang ở nơi sơ tán cùng với mẹ là Quân y sĩ trưởng của một Quân y viện chuyển về đây tá túc từ ngày đầu Mĩ leo thang bắn phá Miền Bắc… Tiếng là được đi cùng mẹ không phải đến nơi trại mẫu giáo tập trung, nhưng mẹ gần như không có thời giờ để quan tâm đến tôi...
  • Giáo viên là nghề sang trọng

    05/05/2009Hà NguyễnMột lần tình cờ đọc “Chuyện không có trong sự thật” của nhà văn Nguyễn Quang Lập, đằng sau những riết róng về bi kịch bản năng giới tính trong câu chuyện, tôi cứ mãi bị ám ảnh bởi một câu nói của nhân vật nữ chính – người chị - một nhà giáo mẫu mực:
  • Thầy giáo - Thầy thuốc

    02/05/2009Nguyễn Thị Thùy Dương

    “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy” Thầy giáo đối với người Việt ta từ ngàn xưa đóng một vai trò rất quan trọng. Truyền thống tôn sư trọng đạo từ lâu đã đi sâu vào đời sống văn hóa Việt Nam. “Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy”, Thầy giáo không chỉ quan trọng với mỗi người mà quan trọng với cả một quốc gia và một nền văn hóa....

  • Người kinh doanh kiểu Ông Thầy Giáo

    16/12/2008Hoài NamĐã đụng vào kinh doanh bất kể kinh doanh món gì, người ta đều phải nghĩ tới trước tiên là cái việc làm sao kinh doanh cho có lời. Phải có lời, thì những mục đích thứ hai, thứ ba, thứ n... (hoạt động từ thiện phúc lợi xã hội, bảo trợ nghệ thuật, nâng cao dân trí v.v... ) mà doanh nhân ôm ấp mới có cơ thực hiện được bằng không là nói suông hoặc mơ mộng hão...
  • Đồng Nai: 27 thày cô 'quay cóp' khi thi giáo viên dạy giỏi

    10/02/2004Ban tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi bậc tiểu học cấp tỉnh năm học 2003-2004 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã phát hiện số giáo viên trên vi phạm nội quy phòng thi (sử dụng tài liệu) trong buổi thi lý thuyết ngày 9/2...
  • Phỏng vấn một thầy giáo

    16/12/2003Một cuộc nói chuyện toát lên thực trạng giáo dục Việt Nam là học tập quá tải và máy móc dập khuôn...
  • Sàng lọc giáo viên - cuộc "cách mạng" đầu tiên trong giáo dục

    24/11/2003Làm quản lý bao giờ cũng có người ủng hộ, người chống. Nhưng làm để người ủng hộ nhiều hơn người chống là được”. Ông Lê Doãn Hợp, bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã thẳng thắn mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên TTCN. Làm chủ tịch tỉnh rồi bí thư tỉnh ủy, ông luôn dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực giáo dục với một mục tiêu xác định: Nghệ An sẽ “đi nhanh” bằng giáo dục, một tỉnh nhiều khó khăn như Nghệ An muốn phát triển trước hết phải phát triển giáo dục để nâng cao cả “dân trí” và “quan trí”... (Ông Lê Doãn Hợp - Bí thư tỉnh ủy Nghệ An)
  • Phút nói thật của giáo viên: Sự thật nhức nhối!

    20/11/2003“- Em không làm được bài à? Đi “vệ sinh đi”!!!? - Em chưa học bài gì sao? Về chỗ, 5 điểm!?”. Có những chuyện kể ra nghe như tiếu lâm ấy mà lại là sự thật, sự thật nhức nhối có ở hầu khắp các trường hiện nay. Phút nói thật dưới đây của các thầy cô cũng là giây phút người ta phải giật mình: hoá ra cả thầy cả trò đều là nạn nhân.
  • Tôi thấy giáo dục chưa thực sự được coi là quốc sách!

    03/11/2003Ý kiến về "Giải pháp cứu ngành giáo dục" của giáo sư Hoàng Tuỵ đăng trên Tạp chí Ngày Nay số 20 được đông đảo bạn đọc quan tâm và phản hồi ý kiến. Sau đây là ý kiến của Giáo sư-Tiến sĩ khoa học Nguyễn Cảnh Toàn, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học London, nguyên Thứ trưởng Bộ giáo dục...
  • xem toàn bộ