Để năng lực cá nhân được phát huy
Sự nghiệp lớn của quốc gia dân tộc nhìn tổng thể chính là chiến lược trong tổ chức, xây dựng và thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa đất nước ta trong thế hội nhập toàn cầu vươn lên là một nước mạnh, giàu. Để hoàn thành được sự nghiệp đó phải cần một đội ngũ "biết làm", chúng ta thường gọi đó là nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực chúng ta hiện có dồi dào, khoẻ mạnh. Con người nằm trong nguồn ấy tài năng đến đâu, đã được phát huy hết năng lực chưa để đóng góp có ích nhất cho quốc gia dân tộc. Xuất phát từ những trăn trở trên, chúng tôi cho là cần đặt vấn đề đổi mới cách tư duy cũ, từ đó đưa ra những giải pháp tích cực, hiệu quả trong đào tạo, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực.
Một thời chúng ta nói đào tạo con người phát triển toàn diện cả đức và tài. Thực tế chúng ta không phải không có những người vừa có đức vừa có tài. Song vấn đề "chỗ đứng" của họ ở đâu là phù hợp để họ có cơ hội "trổ tài"? Những điều kiện khách quan về cơ chế có ủng hộ, tạo điều kiện cho họ phát huy sở trường, sở đoản hay không? Cơ chế chậm đổi mới sẽ kìm hãm năng lực cá nhân, chôn chân những tài năng. Sự đố kỵ, ghen ghét làm tài năng thui chột. Bằng lòng với sự cào bằng, bình quân cũng là một trong những nguyên nhân làm tài năng không được phát huy, đóng góp. Lâu nay ở một số nơi này, nơi khác còn chấp nhận kiểu con người do “lịch sử để lại", nghĩa là việc gì làm cũng được, loanh quanh luẩn quẩn chuyển hết chỗ này sang chỗ khác rồi chỗ hết tháng hết năm, nghỉ hưu. Sức ỳ, óc thủ cựu từ đó nảy sinh. Người ta chấp nhận cung cách, lối suy nghĩ tuỳ tiện, mọi việc rồi cũng qua, đâu vẫn vào đấy. Nhưng người ta không lường hết hậu quả lớn sau đó: một bộ máy cồng kềnh, năng suất và hiệu quả thấp, lãng phí tiền của nhà nước không nhỏ.
Nếu những điều trên để đi đến mục đích chúng tôi muốn đề cập: làm thế nào để năng lực của mỗi cá nhân được phát huy: Nhiều người có năng lực, tâm huyết với nghề của mình nhưng vì những lý do khác nhau, lại phải làm một nghề khác hẳn, không hợp với khả năng. Dĩ nhiên mỗi cá nhân phải cố gắng rất nhiều mới có thể đáp ứng phần công việc ấy. Điều này đụng chạm tới việc tuyển chọn, sắp xếp, bố trí nhân sự cẩn có "con mắt tinh đời", thực sự khách quan. Tình trạng nể nang, dễ dãi, qua loa vẫn còn. Thợ giỏi trước hết phải có tay nghề cao.
Sau mới đến yêu cấu "sống chết” với nghề. Nghề nào cũng biết một chút, thành thử suốt đời không có lấy một nghề. Thực trạng thừa thấy, thiếu thợ, người làm cụ thể thì ít còn người "chỉ tay năm ngón” thì nhiều cũng là vấn đề nổi cộm, bất cập đòi hỏi phải khắc phục ngay. Yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời hội nhập kinh tế quốc tế không cho phép ai đó "lơ mơ” với công việc, không hiểu việc, không biết làm việc. Năng lực của mỗi cá nhân khi được phát huy đúng nơi, đúng chỗ tạo nên năng suất, hiệu quả cao, đó chắc chắn là một thực tế.
Chúng tôi đồng ý quan điểm cho rằng cần có chiến lược đào tạo chuyên sâu, tạo nên những con người thực sự tâm huyết với nghề. Đồng thời, việc tuyển dụng phải đạt tối đa tiêu chuẩn chất lượng công việc yêu cầu. Tuyển dụng dễ dãi, thiếu khách quan, kết quả chỉ thu lượm được những người làm việc không hiệu quả, vô dụng, thậm chí cơ hội. Mỗi cá nhân khi được phát huy sở trường, sở đoản, nhiều cá nhân hợp thành đội ngũ gắn kết, làm việc có hiệu quả. Mong mỏi này không của riêng ai.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường