Cuộc đời mất giá
Bởi lý do giá hàng cao vọt, kinh tế túng thiếu, bắt buộc người cha phải làm việc từ tám giờ tăng lên mười hai giờ, người mẹ cũng phải cởi bỏ bộ cánh lộng lẫy xa hoa để chui vào bếp. Còn trẻ con thì sao? Cũng phải chạy đông chạy tây vác những sách vở giấy bút rách nát bước vào những lớp học thiết bị không hoàn thiện.
Tình cảnh này chúng ta có thể tai nghe mắt thấy, thật là quá nhiều quá nhiều. Tức thì chúng ta đã phải ngao ngán mà thốt lên tiếng kêu than rằng:
- Cuộc đời ngày nay, quả là cuộc đời mất giá!
Cuối cùng có phải là mất giá không? Tựa hồ như không thể chỉ căn cứ vào một tiếng kêu than được. Giả sử chúng ta đi sâu thêm một bước để quan sát thì những người cha đâu có thể vì làm việc mười hai tiếng trong ngày mà tự xưng là máy móc trâu ngựa, mà giận dữ từ chức. Người mẹ cũng không thể vì vào bếp làm việc khổ sở mà than rằng mệnh bạc, mà tuôn đôi hàng lệ. Còn bọn trẻ con thì sao? Càng không thể vì chạy đông chạy tây mà sinh tiếng than thở “đi không có xe”, “ăn chẳng có cá” được. Ở trong đây quả thực tồn tại một loại tinh thần kiên trì, ẩn nhẫn, chịu khổ làm việc. Loại cuộc đời như thế này chúng ta làm sao có thể nói là đã mất giá được?
Con người không phải là hàng hóa, sự sụt giá của hàng hóa không có cái gọi là tự hạ xuống được. Con người thì không như vậy, “Giá thân thể tự hạ xuống” là lời của con người nói ra, cũng là việc của con người làm ra, tự hạ xuống hay là có người khác hạ xuống, cơ hội sụt giá, hiển nhiên là ở khoảng lớn hơn và rộng hơn so với hàng hóa.
Tự hạ giá đương nhiên là không tốt, hơn thế không thể sinh ra được. Chẳng như có một số người cố tình làm ra, càng có một số người làm ra, thậm chí bản thân mình cũng không biết nữa. Đây quả thực là nỗi đau buồn của cuộc đời.
Trong số bạn bè tôi, có người giàu có, khi vừa đặt chân tới Thượng Hải, mỗi ngày anh ta nghĩ, ngồi loại xe nào, xem vở tuồng nào, ăn loại cơm nào, nói chuyện với loại phụ nữ nào. Về sau anh ta bước vào cuộc đầu cơ buôn bán bị thất bại, tiền cũng chẳng còn nữa. Tìm một việc nhỏ để đủ cháo loãng, đi sớm về muộn, trong lòng chẳng còn gì vấn vương, con người sinh ra béo bệu. Còn có một nữ sĩ, trước đây, vì một bộ quần áo, vì một chiếc túi xách tay, một đôi giày da, thậm chí chỉ vì một kiểu tết tóc nàng đã phải tốn mất rất nhiều thì giờ. Bây giờ hết tiền rồi, dứt khoát phải mặc bộ áo xanh và đi giày vải, cuối cùng trong lòng cũng chẳng còn gì vương vấn, hơn thế phong độ tư thế cũng chẳng kém gì so với trước kia. Trong tâm họ đã cho rằng cuộc đời sụt giá. Thế nhưng loại cuộc đời này, quyết không phải là cuộc đời sụt giá.
Nhà triết học Đức Friedrich Nietfche nói: “Thời đại ngày nay là thời đại lặp lại từ đầu mọi giá trị”. Câu nói này soi vào hiện tại chúng ta cảm thấy vô cùng chính xác. Khi cuộc đời giàu có dư thừa, bàn về cuộc đời để nhận thức, bao giờ cũng có chút mê muội, cho dù không mê muội, cũng rất hư ảo, cho dù không hư ảo, cũng rất khó sâu sắc. Trong số bạn bè tôi có người chủ trương không thể bàn về cuộc đời với chiếc bụng rỗng được. Tôi cho rằng bụng no thì lại càng không thể, bụng no chỉ thích hợp với việc đi ngủ khò. Bụng rỗng nhưng lại có tinh thần, có thể kêu ra những âm thanh, có thể nghĩ ra những ý tứ.
Xã hội ngày nay quả thực là có những tiếng hò hét ở bên ta “Cuộc đời mất giá”. Chúng ta nghe thấy những âm thanh này nên tự tỉnh táo đem giá trị cuộc sống của mình đánh giá lại từ đầu một lượt, cuối cùng là đã hạ thấp xuống hay là chưa.
Sự hạ thấp giá trị của hàng hóa, một là do tự thân nó đã úa nát hoặc thiu thối, hai là do bản thân nó vô cùng tốt đẹp nhưng bởi không gặp được chủ thích mua hoặc là đem tới không đúng lúc, hoặc là đặt vào chỗ không thích hợp. Con người không phải là vật. Con người có thể tự chủ được, cuối cùng có thể ví với vật được hay không là tùy thuộc vào sự suy xét sáng suốt của chính mình.
Lời bình:
Thời nay người ta chạy theo ảo tưởng bên ngoài là những lời khen, những chỉ số, thứ hạng... cao để an ủi cho thành tích, giá trị nội tại của chính mình. Các giá trị vật chất, giá trị ngoại tại đang được lấy để dùng đo cho bản thân. Mỗi khi giá trị vật chất trồi sụt, chỉ số bỗng bị văng ra ngoài làm người ta lo lắng, bất an rằng mình đang bị mất giá.
Hãy nghĩ lại! Con người chỉ mất giá khi không còn giữ được phong thái, hành vi văn hóa của chính mình.Không ai cướp được giá trị của bạn ngoài bạn. Đẳng cấp về văn hóa đòi hỏi phải rèn luyện và gìn giữ nó lâu dài. Giàu sang, phú quý nhưng lại kênh kiệu, huênh hoang, khoe khoang... thì giá trị ở vào đâu?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn