Giả, dối
Sáng sớm, nhà đài thông báo trong chương trình thời sự nghe đến giật mình: “Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, 70% mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường là giả!”. Một con số ai nghe cũng sợ, giật mình hỏi: “Ban quản lý thị trường đang ở đâu?
Làm gì? Sao lại để đồ giả “lộng hành” đến vậy? Cơ quan chức năng nào kiểm tra và cơ quan chức năng nào có nhiệm vụ xử lý?...”.
Mới biết đồ giả ở ta nhiều vô kể. Ra đường nhìn cái gì cũng giả thấy ớn: bột ngọt giả, bánh kẹo giả… Phải chăng chúng ta không kiểm soát nổi hay sự tắc trách của cơ quan chức năng đã làm cho đồ giả lộng hành?
Một lần đang ngồi uống cà phê sáng, một ông lão cầm xấp vé số trên tay mời mọi người mua. Một đám tóc đỏ, tóc xanh ngồi bên cạnh mua lấy một tờ nhưng nhanh tay rút mất của ông cả chục vé. Chúng đưa ông tờ tiền và bắt ông thối lại, ông lão cầm trở qua trở lại ngó nghiêng, một đứa cợt đùa: “Không phải giả đâu bố già!” - “Ờ, tôi coi thôi. Tại hôm qua bị một tờ năm trăm ngàn giả, lỗ cả vốn” - Chợt thấy thương ông lão nhưng lại không có can đảm để nói đám tóc xanh vì ai cũng biết chúng hung hăng đến dường nào.
Nhẩm thử, một tờ vé số chỉ lời vài trăm đồng nhưng mất những vài trăm ngàn thì thật tội. Chúng ta hầu như vô cảm với những điều ấy, không nói để được yên tâm, vô hình trung tạo nên một xã hội mang tính chấp nhận hơn là tố giác. Lối sống ích kỷ, hạ thấp phẩm chất con người.
Một ông chủ tịch xã được đánh giá rất có năng lực, đường quan lộ của ông sẽ thuận tiện nếu ông không liên quan đến đường dây làm giả bảo hiểm. Công an vào cuộc mới thấy ông này chuộng hàng giả đến cỡ nào, từ bằng cấp giả cho đến cái trình độ học vấn ông ghi trong lí lịch cũng giả nốt. Người ta nói vui: “Đến hàm răng của ông còn giả nữa là cái bằng!”. Thế mà ông qua mặt các cấp chính quyền đựơc mười mấy năm trời!
Quan chức còn thế huống chi người dân (?!). Phải luôn phải cảnh giác nhau từng li từng tí kẻo bị lừa! Cách đây hơn chục năm, nhà tôi buôn bán phế liệu, những món hàng này khi mua thường chẳng cần kiểm tra gì nên cứ thế đặt lên cân rồi tính tiền, đến khi người bán đi rồi mới đem đổ ra, bên trong một cục đá nặng khoảng hơn kí cũng lăn ra theo!
Buôn: tiêu, điều, ớt… tất các thứ đều phải kiểm tra thật kỹ lưỡng, dân ta hay “quên” nên thường trộn tiêu với hạt đu đủ, ớt bột với mùn cưa, điều thì ngâm nước cho nặng kí lên, có khi lại là điều non luộc, phơi khô rồi mới bán… Việc làm ăn dối trá, lừa gạt gây nên hậu quả nghiêm trọng nhưng hầu như mọi người ít thấy. Cố lấp liếm kiếm lợi không chút mặc cảm, áy náy...
Lối sống, suy nghĩ và việc làm ấy không được chấp nhận, nhưng nó đã và vẫn đang lan tràn...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng