Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh
Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người.
Với lời văn giản dị khúc triết người viết về bối cảnh của cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên của dân tộc ta: “Cách mạng Tháng Tám vừa mới thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa mới thành lập. Chính phủ ta đang chân ướt chân ráo. Nạn đói khủng khiếp do Nhật và Tây gây ra, đang hoành hành. ở miền Nam, đế quốc Anh đang giúp thực dân Pháp đánh nhau với ta. ở miền Bắc thì quân Tưởng Giới Thạch ra sức giúp bọn Quốc dân đảng Việt Nam quấy rối...”
Vượt trên tầm đánh giá của một số thế lực lúc bấy giờ cho rằng “Nhân dân ta trình độ còn kém, không nên vội tổ chức tổng tuyển cử” .người nói “Nhưng Đảng ta kiên quyết : Đồng bào ta phải được hưởng quyền dân chủ, chúng ta phải tổ chức tổng tuyển cử” đây không chỉ là quyết tâm chính trị của đảng -lực lượng non trẻ trong lãng đạo cách mạng. mà thực tiễn , thước đo cho nhận định đã khẳng định chân lý đó; người viết: “Đảng đã làm đúng. Khắp cả nước từ Bắc đến Nam, đồng bào đã sôi nổi tham gia tổng tuyển cử. Trong vùng tạm bị chiếm ở miền Nam, mặc dù giặc khủng bố ráo riết, đồng bào ta vẫn hăng hái tham gia bầu cử. Nhiều đảng viên và cán bộ vì hoạt động cho cuộc bầu cử mà đã bị giặc bắt bớ, bắn giết.”
Tinh thần yêu nước, ý chí quật cương của nhân dân ta đã chiến thắng ,nó minh chứng cho sức mạnh đòi độc lập tự cường của một dân tộc với mấy nghìn năm lịch sử “Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - Quốc hội khoá I - đã được toàn dân bầu ra.” Là thông điệp vĩ đại về sự dũng cảm của một dân tộc anh hùng, biểu lộ trong quyết tâm tổ chức bầu cử của đảng ta; sự dũng cảm đầy trách nhiệm trước vân mệnh của dân tộc của các ứng cử viên Đại biểu quốc hội khoá I , tinh thần làm chủ của cử tri cả nước, của thân phân làm chủ đất nước của chính mình, họ không còn là nô lệ, là công dân hạng hai mà bầu ra quốc hội là bầu ra người đại diện cho chính mình. Họ nô nức đi bầu vì họ bầu ra Quốc hôi của chính họ “ Quốc hội của ta”. Đó là nhận thức chính trị rất cao của người dân ta , nhận thứcchính trị đó không hẳn là trình độ học vấn, hay trình độ về dân trí bởi thời kỳ đó nạn đói, nạn dốt đang hoành hành. Quốc hội khoá một đã làm nhiều việc Những việc quan trọng nhất Quốc hội đã làm là: “tuyên bố kháng chiến cứu nước, thông qua Luật cải cách ruộng đất, thông qua Hiến pháp mới”. Quốc hội khoá một đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ một quốc hội lập hiến đồng thời là quốc hội đoàn kết triển khai hiến pháp ấy đây là một độc đáo trong lịch sử của quốc hội, khi mà nhiệm vụ thiêng liêng cao cả nhất lúc đo là độc tự do cho một dân tộc.
Hồ Chí Minh viết “Cuộc tổng tuyển cử Quốc hội khoá II là một thắng lợi rất to lớn của nhân dân ta. Khắp miền Bắc, bình quân hơn 97% cử tri đã tham gia bỏ phiếu. Nơi dân cư thưa thớt và giao thông khó khăn nhất (như Hà Giang) số phiếu cũng đạt gần 93%. Một phần tư trong số 22.530 khu vực bỏ phiếu, 100% cử tri đã tham gia bầu cử.
Điều đó chứng tỏ trình độ chính trị cao của đồng bào ta.” Trình độ chính trị cao được người nhắc đến ở đây cho thấy một lần nữa thực tiễn đã minh chứng cho nhân định không phải nhận thức chính trị và trình độ học vấn là một, điều quan trọng của nhận thức chính trị chính là ngưòi dân thấy họ đang quyết định cho chính lợi ích của mình , họ tham gia xây dựng chính quyền một cách tự nguyện nhiệt tình không chịu sự đè nén bắp ép đi bầu, bằng một thái độ trách nhiệm trước lá phiếu, không bàng quang xa lánh, chắc hẳn không có chuyện một người đi bầu cho nhiều người- như một đai cử tri mà tính phổn thông đầu phiếu và bỏ phiếu kín. Đã phát huy đầy đủ tính ưu việt của nó. Cử tri đi bầu như một ngày hội xây dựng chinh quyền của mình đó là nhà nước thực sự của dân do nhân dân vì nhân dân,đọc lại điều này cũng khiến chúng ta cần suy làm sao phát huy được cao độ nhận thức chính trị trong đợt bầu cử sắp tới này để làm nên Quốc hội như một đầu tàu của đôi mới , hội nhập quốc tế.trình độ học vấn hay dân trí đến nay đã cao hơn trước nhận thức đó sẽ hỗ trợ cho nhận thức chính trị chúng ta chỉ có thể phát huy cao độ nhận thức ấy bởi một phương thức bầu cử thật sự dân chủ, nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của dân do dân và vì dân, sẽ là sai lầm nếu có “chuyện nặng về cơ cấu nhẹ về chất lượng,”, “quân xanh quân đỏ” áp đặt bè phái cục bộ,….người đại biểu được chọn phải là người ưu tú trong dân, họ có đủ tài để nắm bắt phản ánh và thay dân quýêt định vì quyền lợi của dân có đức dũng cảm vì dân mà làm việc, xứng làm công bộc cho dân.Sẽ đau lòng dân khi lại phải nghe chuyên vị đại biểu nào đó lấy tiền công quỹ, nhận hối lộ, chi sai nguyên tăc gây thất thoát tiền của dân, như ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thái Bình nhận thức chính trị của dân sẽ bị tổn thương nếu vị đại biểu nào đó chỉ biết dự họp cho “vinh thân phi gia”, ngồi làm vì. Văn kiện Đại hội Đảng X chỉ rõ: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. Tổ chức lại một số Uỷ ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao”. chúng ta cần sớm triển khai định hướng lãnh đạo đó đi vào cuộc sống.
Trong bài viết “Quốc hội ta vĩ đại thật” Người so sánh Quốc hội ta và một số nước để thấy rõ bản chất quốc hội của nhà nước ta “Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thực dân Pháp đã đưa nước ta dâng cho Nhật. Sau cuộc kháng chiến, Pháp lại tình nguyện để cho Mỹ hất cẳng chúng ra khỏi miền Nam và đã trốn tránh trách nhiệm họ đã cam kết trong Hiệp định Giơnevơ. Đế quốc Mỹ tạm thời thực hiện được âm mưu cướp nước và Ngô Đình Diệm đã tạm thời thực hiện được âm mưu bán nước. Vì Mỹ - Diệm và Pháp mà năm 1956 không có cuộc tổng tuyển cử tự do ở Việt Nam. Vì Mỹ - Diệm và Pháp mà trong cuộc tổng tuyển cử Quốc hội khoá II của ta, đồng bào miền Nam chỉ có thể tham gia bằng tinh thần.
Quốc hội quyết định kéo dài nhiệm kỳ của 91 vị đại biểu do đồng bào miền Nam bầu cử trong khoá I. Có 34 đồng bào miền Nam tập kết đã được bầu trong khoá này.
Điều đó chứng tỏ tinh thần đoàn kết và quyết tâm thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Trong 362 đại biểu mới, có:
50 công nhân
46 nông dân
20 quân nhân
65 lao động trí óc
56 đại biểu đồng bào miền núi
49 phụ nữ
40 thanh niên
78 vị là anh hùng quân đội, anh hùng và chiến sĩ lao động
2 vị đại biểu đạo Phật
14 vị linh mục và đại biểu công giáo.
Không có Quốc hội một nước tư bản nào được nhân dân tín nhiệm với số phiếu cao như vậy; tỏ rõ sự đoàn kết, bình đẳng và bao gồm những thành phần thật sự đại biểu cho đại đa số nhân dân như vậy. Không cần so sánh với những cuộc "tuyển cử" gian lận của bọn Mỹ- Diệm, chúng ta hãy lấy Quốc hội Pháp làm ví dụ. Vì luật tuyển cử không dân chủ và không bình đẳng, mà trong Quốc hội Pháp hiện nay:
1 nghị sĩ của Đảng Liên minh Cộng hoà mới chỉ đại biểu cho 19.068 cử tri,
1 nghị sĩ Phong trào Cộng hoà bình dân (MRP) đại biểu cho 46.938 cử tri,
1 nghị sĩ Đảng Cộng sản thì đại biểu cho 388.220 cử tri.”
Người nhận định: “Quốc hội khoá I của ta là Quốc hội kháng chiến. Quốc hội khoá II này là Quốc hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”.
Đoạn cuối bài viết ngưòi chỉ rõ nhiệm vụ người đại biểu của dân, chúng tôi xin phép được đăng lại toàn văn thay cho lời kết của bài:
“Vì vậy, để xứng đáng là người đày tớ trung thành của nhân dân, nhiệm vụ của mỗi vị đại biểu là phải:
- Thực hành cần kiệm liêm chính, chí công vô tư,
- Một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội,
- Làm gương mẫu trong việc thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô.
Nói tóm lại, phải lấy việc làm thực tế mà hướng dẫn nhân dân ta xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường