Cách mạng Tháng Tám và giá trị của độc lập, tự do
Xem thêm:
- Năm cánh sao vàng (TS. Nguyễn Sĩ Dũng)
- Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám (TS. Lê Đăng Doanh)
63 năm đã trôi qua kể từ ngày 19/8 năm 1945 - ngày nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã làm nên Cách mạng tháng Tám lịch sử. Kỷ niệm ngày này là dịp để chúng ta tiếp tục nhìn nhận về những giá trị mà Cách mạng đã mang lại cho dân tộc.
Độc lập và hội nhập
Hai giá trị to lớn nhất mà tháng Tám đã mang lại cho dân tộc ta là độc lập và tự do. Mặc dù để bảo vệ thành công hai giá trị này, nhân dân đã phải tiếp tục chiến đấu và hy sinh thêm 30 năm nữa.
Độc lập là giá trị vĩnh hằng, nhưng không phải là một giá trị bất biến. Nó luôn luôn phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc.
Đất nước Việt Nam đang bước vào một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ của hội nhập và toàn cầu hóa. Trong thời kỳ này, độc lập vừa là sự tự chủ, cũng vừa là sự hợp tác với bên ngoài. Độc lập vừa là tinh thần tự lực, tự cường, cũng vừa là sự tiếp thu thành tựu của thế giới, sự tận dụng các nguồn lực của thế giới để vươn lên.
Nếu chúng ta không vươn lên để đuổi kịp các nước đi trước, chúng ta khó lòng bảo đảm được một cách đầy đủ quyền độc lập của mình.
Mối quan hệ giữa tính độc lập và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc trong thế giới hôm nay là biện chứng. Không có bản sắc, không có những giá trị đặc trưng của riêng mình, chúng ta khó lòng bổ sung được giá trị gia tăng cho thế giới và khó lòng trở thành một phần cấu thành hữu ích của thế giới.
Tuy nhiên, không tiếp nhận luật chơi chung, không hợp tác và không tận dụng các thành tựu của thế giới, chúng ta sẽ bị gạt ra bên lề và bị bỏ lại phía sau. Độc lập không loại trừ hội nhập, và hội nhập không tước bỏ giá trị của độc lập.
Trong thời Pháp thuộc, chúng ta không có quyền tự quyết, thực dân Pháp đã áp đặt rất nhiều thứ cho dân tộc ta, kể cả hệ thống pháp luật và chế độ chính trị. Ngày nay, chúng ta đã giành được toàn quyền tự quyết. Tuy nhiên, tự quyết không có nghĩa là muốn quyết thế nào cũng được.
Càng hội nhập sâu hơn, chúng ta càng phải có những quyết sách phù hợp hơn với luật chơi chung. Cân đối giữa bản sắc dân tộc và chuẩn mực quốc tế là một sự cân nhắc khó khăn. Tuy nhiên, ngoài tầm trí tuệ, sự nhạy cảm và bản lĩnh của chính mình, chúng ta không thể trông chờ vào sự mách bảo của bất kỳ ai.
Trao cơ hội cho kẻ yếu
Giá trị to lớn thứ hai mà Cách mạng tháng Tám mang lại làtự do. Tự do cũng là một giá trị vĩnh hằng, nhưng cũng không phải là một giá trị bất biến.
Tự do đóng vai trò quan trọng đối với sự giàu có và thịnh vượng của đất nước. Bởi vì tự do là động lực, đồng thời cũng là công cụ để phân bổ tối ưu mọi nguồn lực của đất nước. Không có tự do, một cá nhân không thể phát huy hết tiềm năng và sức mạnh sáng tạo của mình, không thể tự hoạch định và “mưu cầu hạnh phúc” cho mình. Không có tự do, nguồn nhân lực và tài lực của đất nước khó có thể được phân bổ hợp lý tối đa. Tuy nhiên, tự do không đương nhiên mang lại cho chúng ta công bằng - một trong những giá trị mà dân tộc ta đã đổ máu xương để theo đuổi trong gần suốt cả thế kỷ XX và cho đến nay. Ngược lại, tự do và cơ chế thị trường có thể làm cho sự phân cách giàu nghèo có thể ngày càng mở rộng.
Cân đối giữa tự do và công bằng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hệ thống chính trị hôm nay. Bởi vì mọi sự thiên lệch đều rất dễ dẫn đến những hậu quả bất lợi.
Nếu chúng ta chỉ coi trọng tự do, tiền sẽ chỉ được tập trung cho những người biết kiếm ra nhiều tiền nhất, đất chỉ được tập trung cho những người biết khai thác đất hiệu quả nhất. Kinh tế nhờ đó có thể sẽ phát triển nhanh chóng hơn. Thế nhưng, đại đa số những người bình thường khác thì thì sẽ ra sao? Xã hội có thể ổn định được bao lâu?
Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ coi trọng công bằng, thì không khéo động lực kinh doanh và sáng tạo sẽ bị triệt tiêu. Trong một xã hội không ai có động lực để làm ra của cải nhiều hơn người khác, thì kinh tế sẽ đình đốn và sẽ xảy ra đói nghèo. Làm như vậy, không khéo chúng ta sẽ trở lại vết xe đổ của thời kỳ bao cấp, một thời kỳ trì trệ và khốn khó.
Như vậy, phải tận dụng cơ chế thị trường, nhưng đồng thời cũng phải phấn đấu để bảo đảm công bằng xã hội. Và nếu triết lý của cơ chế thị trường là kẻ mạnh hơn phải thắng, thì triết lý của dân chủ là kẻ yếu hơn phải có cơ hội.
Kết hợp cơ chế thị trường với việc mở rộng dân chủ và bảo đảm quyền tham gia quyết định của người dân phải là phương châm hành động của chúng ta trong thời kỳ mới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý