Suy tưởng cùng Ông Nguyễn Trần Bạt về “Tự do”

11:20 SA @ Thứ Tư - 21 Tháng Mười, 2009

Con người sinh ra có quyền Tự do. “Tự do” – hai tiếng ngọt ngào – đã khiến con người mất bao sức lực và cả máu để mong giành được nó và đâu đó đã tưởng giành được nó. Nhưng tiếc thay, “Tự do” đâu có phải là một thực thể để dễ dàng chiếm giữ ! “Tự do” là một phạm trù triết học, và vì vậy, trong tác phẩm “Suy tưởng” Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc Investconsult Group, tác giả của công trình khá công phu này, ngay ở phần 1, đã đề cập đến phạm trù Tự do với việc truyền đạt hai cách hiểu về Tự do phổ biến nhất của Locke và Hegel:
Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào (Locke)” và Ô. Bạt bình luận : “… Đây là định nghĩa nguyên thủy nhất về tự do và cũng từng được khá nhiều người tán đồng. Tuy nhiên, định nghĩa này có những hạn chế nhất định, thể hiện ở chỗ nếu tự do chỉ thuần túy là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào thì sẽ có rất nhiều người nhân danh tự do để thỏa mãn những mong muốn hay tham vọng cá nhân của mình, phá hoại trật tự xã hội, và do đó, làm phương hại đến sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng”. Bình luận định nghĩa về Tự do này của Ô. Bạt cũng có thể hiểu được, nhưng khi nhắc đến định nghĩa của Hegel về Tự do: “ Tự do là cái tất yếu được nhận thức (Hegel)” với cách hiểu : “…(định nghĩa này ) nhận thức được sự hạn chế của định nghĩa về tự do của Locke, Hegel đã xây dựng một định nghĩa mới về tự do. Đó là, tự do là cái tất yếu được nhận thức. Câu hỏi đặt ra là, vậy cái tất yếu là gì? Ở đây, cái tất yếu được hiểu là các quy luật tự nhiên. Do vậy, có thể viết lại định nghĩa về tự do của Hegel như sau : tự do là các quy luật tự nhiên được nhận thức. Hegel cho rằng con người càng nhận thức một cách chính xác, rõ ràng và toàn diện về cái tất yếu bao nhiêu thì càng có tự do bấy nhiêu”… thì Ô. Bạt đã không hiểu Hegel trong quan niệm về “cái tất yếu”, Ô.Bạt đã thô thiển hóa (đơn giản hóa ) “cái tất yếu” của Hegel và do đó có nhiều ngộ nhận về sau.

Trong định nghĩa về Tự do của Hegel, “cái tất yếu” không đơn giản như Ô.Bạt nghĩ, theo suy tưởng của chúng tôi, “cái tất yếu” của Hegel là “cái tất yếu cho sự tồn tại của một con người tự do”. Chỉ khi con người càng nhận thức một cách chính xác, rõ ràng và toàn diện về cái tất yếu đó bao nhiêu thì càng có tự do bấy nhiêu. Câu hỏi sẽ phải đặt ra là : “cái tất yếu cho sự tồn tại của một con người tự do” là cái gì ? Để trả lời cho câu hỏi này ta lại phải coi “cái tất yếu” là một phạm trù triết học và “suy tưởng” về nó. Chúng tôi rất tâm đắc với cách tư duy “suy tưởng” của Ô.Bạt (“ Tôi đang sử dụng một phương pháp không mới để nghiên cứu, một phương pháp mà nhân loại đã làm từ lâu, đó là "Suy tưởng”- xem “Trò chuyện với giáo sư John Gillespie” - Nguyễn Trần Bạt, nguồn “Suy tưởng”). , vì chúng tôi cũng như Ô. (nếu có thể nói như vậy) không thật thuộc một bài vở nào cả. Triết học phương Đông có câu: con người là một tiểu vũ trụ, hay Marx có nói : con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ, chính là những cách hiểu về “cái tất yếu” chăng ? Thú thực, chúng tôi không dám chắc lắm, nhưng cứ “suy tưởng” như vậy để có một ý niệm mà thôi.

Không khó khăn lắm để nhận thấy rằng định nghĩa về Tự do của Hegel chứa đựng quan niệm về Tự do của Locke. “Khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào” chỉ là một trong những “cái tất yếu cho sự tồn tại của một con người tự do” mà thôi. Nói tóm lại, trong định nghĩa của mình về Tự do: “ Tự do là cái tất yếu được nhận thức”, theo chúng tôi, Hegel muốn đề cập đến tự do của con người là chủ thể có nhận thức và sẽ thực sự tự do nếu nhận thức được cái tất yếu ắt phải có để được Tự do - một định nghĩa đầy tính triết học - một sự chính xác và phong phú cho mọi suy tưởng , chứ không đơn giản như Ô. Bạt đã tự suy tưởng...

Có một điều cần bàn ngay ở đây là : theo 2 định nghĩa về Tự do của Locke và Hegel, liệu con người có thể đạt được Tự do hay không? Rõ ràng có thể suy tưởng rằng trong định nghĩa của mình, 2 ông đều hàm ý: Tự do – con người đừng hy vọng có được nó theo định nghĩa ! Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào (Locke) – làm gì có chuyện đó, chuyện chỉ có thể xảy ra khi anh là một thực thể duy nhất trong vũ trụ - ai cũng có thể suy tưởng ngay như vậy và tự hiểu. Còn “Tự do là cái tất yếu được nhận thức (Hegel)” thì quả thực còn gây ảo tưởng rằng Tự do không phải là cái không thể không đạt được. Tự do như một tấm thảm dài vô tận cứ được mở dần ra cho mỗi con người bước trên nó theo khả năng nhận thức cái tất yếu. Vì vậy lịch sử loài người, đặc biệt là lịch sử các tôn giáo (các tôn giáo, xét cho cùng sinh ra cũng chỉ vì đi tìm 2 chữ Tự do cho mỗi cá thể con người ), cho biết : cứ miệt mài , chưa bao giờ dừng bước, hết thế hệ này đến thế hệ khác, con người đã và đang cố chiếm lĩnh cái tất yếu đó bằng các con đường khác nhau và chưa ai tự cho rằng con đường đó đã kết thúc. Điều đó chứng tỏ rằng : Tự do- ai cũng muốn tìm và hưởng nó, nhưng nó như một trái cấm lơ lửng, có mà không (sắc sắc không không) chỉ để huyễn hoặc con người! Từ đó nảy sinh một thứ Tự do hay được nói tới – đó là sự Tự do tương đối. Thực sự đây là một cách tìm Tự do rất “con người” trong bối cảnh nhận thức tới hạn của chính mình, cũng là sự bất lực trên con đường vươn tới Tự do tuyệt đối. Nhưng chính đây mới là mảnh đất màu mỡ cho sự nhận thức khác nhau về Tự do, đặc biệt khi có người rào mảnh đất và tuyên bố “nó là của tôi !” - tức là sự tư hữu ra đời (Rousseau) - và vì vậy còn rất rất nhiều điều để có thể cùng nhau suy tưởng …

Trở lại suy tưởng tiếp theo của Ô.Bạt về Tự do: “Tôi cho rằng cần phải định nghĩa lại tự do. Cách đây 4 năm, tôi có viết một bài về “Sự suy thoái của khoa học", trong đó tôi phân tích khoa học đang trong quá trình suy thoái. Khoa học là một loại hoạt động có sự kết hợp của hai vấn đề: thứ nhất là các khái niệm, thứ hai là phương pháp logic. Các phương pháp logic của nhân loại hình thành trong điều kiện nhân loại phát triển rất đơn điệu. Các khái niệm được lập bởi các thông tin bị hạn chế. Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, sự phát triển của CNTT thì thông tin càng ngày càng nhiều, do đó, khái niệm lạc hậu từng ngày một. Các phương pháp luận mới càng ngày càng phong phú nhưng các khuynh hướng tư tưởng thì lại được hình thành từ thế kỷ XVII và loài người vẫn tư duy trượt theo thói quen mà vẫn chưa xây dựng được các đường ray mới cho phương pháp luận của mình. Tôi nghĩ rằng cần phải có một cuộc cách mạng trong nhận thức. Cần phải tiến hành cuộc cách mạng trong những khái niệm gốc, những khái niệm quan trọng nhất của đời sống nhân loại. Tự do là một trong số đó.”(xem “Trò chuyện với giáo sư John Gillespie” - Nguyễn Trần Bạt, nguồn “Suy tưởng”). Và Ô. đưa ra định nghĩa : “Chúng tôi cho rằng, tự do là quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi, hệ quả là, bất cứ xã hội nào cho phép sự dịch chuyển song song này diễn ra một cách thuận lợi trong một trật tự hài hòa và cân đối, xã hội ấy sẽ đạt tới trạng thái tự do.” Thực sự đây là một bước lùi so với định nghĩa về Tự do của Lockevà còn xa mới đạt được định nghĩa về Tự do của Hegel mà Ô. Bạt nhắc tới. Không ai có thể phủ nhận rằng con người có khả năng tư duy và hành động (mà khả năng đầu là sự khác biệt về chất để phân biệt giữa người và động vật nói chung ), từ đó dẫn đến ý nghĩ và hành vi. Vì vậy cái Tự do mà Ô.Bạt định nghĩa chỉ là cái tất yếu của Tự do của chính bản thân con người trước khi nó muốn đạt được Tự do mà thôi. Ấy thế mà để đạt được cái Tự do nội tại ấy mỗi người hiện đại đã và đang còn vướng biết bao nhiêu rào cản tự nhiên và xã hội. Không dễ gì để có ngay sự dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi cho mỗi con người. Con người đã và vẫn còn phải tranh đấu. Nhưng, đạt được cái tất yếu đó, đúng như Ô.Bạt nói: đó chính là tiền đề của sự phát triển.

Ô. Bạt còn suy tưởng: “Trong khi ở phương Tây, các học giả bàn về tự do một cách sôi nổi và đầy cảm hứng thì ở phương Đông, tự do chưa phải là một khái niệm hoàn chỉnh mà mới chỉ được hiểu theo nghĩa tự do bản năng, hay như cái cho phép, hệ quả là, cái gì không cho phép nghĩa là không tự do”. Ở đây thì Ô. đã sai lầm như nhiều người phương Tây vẫn nghĩ như vậy về phương Đông. Lấy ngay Việt nam ta để dẫn chứng cho sai lầm này : đã biết bao thiên niên kỷ, và gần đây nhất là hơn 30 năm, dân tộc Việt Nam đã tốn bao xương máu để làm gì nếu không phải để giành được chân lý : không có gì quí hơn độc lập-tự do. Nếu không hiểu được thế nào là Tự do thì so lại có hành vi ấy? Mỗi con người Việt Nam hiểu cái giá để có Tự do cho nên cả dân tộc mới đồng lòng trả cho cái giá ấy. Do đâu ? đương nhiên là không phải do “ở phương Đông, tự do chưa phải là một khái niệm hoàn chỉnh mà mới chỉ được hiểu theo nghĩa tự do bản năng”. Hình như suy tưởng nhiều cũng dễ lẫn lộn – đó âu cũng là lẽ thường tình ! Có lẽ hơn ai hết, chính những người phương Tây đã thấy được cái giá phải trả cho sự kém hiểu biết về phương Đông (Việt nam ) của mình . Tôi có suy tưởng như thế này : ngược lại, trong khi ở phương Tây các học giả đã đi đến gần nhất của định nghĩa về Tự do (như Hegel) với tư cách là một phạm trù triết học, thì ở phương Đông (trong đó có Việt nam) , bằng hành động (dân tộc, tôn giáo) đã cố vươn tới Tự do. Và phải chăng sự kém phát triển (kinh tế ), sự nghèo nàn về vật chất, chính là cái giá phải trả cho sự song hành của ý nghĩ và hành vi đó ? Đến đây cần suy tưởng thêm rằng: phương Tây quả thật đã thấy và được hưởng Tự do nhờ những phát hiện minh triết về Tự do. Sau khi sôi nổi và đầy cảm hứng, họ lại biết đem cái hữu hạn tương đối thay thế cho cái vô hạn để hành động rất thực dụng, không mải miết chạy theo cái bóng đằng sau những minh triết về Tự do mà họ đạt được. Còn phương Đông (Việt nam) lại loay hoay tìm cách thờ phụng nó. Có hiểu như vậy mới đứng vững được trên đôi chân Tự do trên “thế giới phẳng” này chăng? Âu đấy cũng chỉ là một sự suy tưởng mà thôi. Bởi vậy, việc “cần phải định nghĩa lại tự do” của Ô. Bạt đâu có phải là chuyện vô bổ …

Hà Nội, 20/10/2009

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người

    31/07/2017PGS. TS. Nguyễn Văn PhúcTự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức mạnh bản chất của con người. Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đông người và là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người.
  • Khái niệm tự do

    06/04/2016Nguyễn Trần BạtTừ xưa đến nay, tự do luôn là một khái niệm bí ẩn và trừu tượng đối với con người. Đúng như tên gọi, tự do không chịu khuôn mình vào bất kỳ chiếc khung nào, ngay cả trong những nỗ lực của các nhà triết học, các nhà khoa học ở mọi thời đại nhằm mô tả và lý giải khái niệm tự do. Có lẽ vì thế, cho đến nay, tự do là cái gì đó quen thuộc mà vẫn xa lạ đối với con người...
  • Góp vốn tự do

    18/10/2014Nguyễn Trần BạtCon người thường mặc nhiên thừa nhận không gian tự do bên trong và không gian tự do bên ngoài bản thân mình là rất trừu tượng, nhưng thực ra không phải vậy. Không gian tự do bên trong chính là đời sống tinh thần của mỗi con người. Còn không gian tự do bên ngoài phản ánh tự do của người dân đối với nhà cầm quyền, tự do của con người đối với nhau, và tự do trong sự tương tác giữa các lực lượng xã hội.
  • Cách mạng Tháng Tám và giá trị của độc lập, tự do

    19/08/2013TS. Nguyễn Sĩ DũngNếu chúng ta không vươn lên để đuổi kịp các nước đi trước, chúng ta khó lòng bảo đảm được một cách đầy đủ quyền độc lập của mình...
  • Bàn về Tự do

    09/01/2011Bùi Văn Nam SơnCuốn sách đề cập đến một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đó là quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và với xã hội. Toàn bộ nội dung tác phẩm Bàn về tự do toát lên quan niệm chủ đạo của tác giả cho rằng, tự do của mỗi người tìm thấy giới hạn của mình trong tự do của người khác; rằng, tự do xã hội là ranh giới giữa sự kiểm soát xã hội và sự độc lập của cá nhân...
  • Không có sự phát triển nào đi trước tự do

    16/11/2010Nguyễn Trần BạtNếu không hiểu bản chất của sự phát triển, chúng ta không thể hiểu được giá trị của tự do và công nghệ sử dụng tự do. Tại sao chúng ta lại cần tự do? Và tự do có phải là một thứ xa xỉ không? Đấy là một vấn đề cần phải được thảo luận rất nghiêm túc.
  • 150 năm "Bàn về tự do"

    18/10/2009Nguyễn Trang NhungBàn về tự do của J. S. Mill đã phần nào tạo nên lực đẩy cho bước tiến ấy, khi góp phần không nhỏ vào những chuyển biến xã hội mang sắc màu dân chủ ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước Tây phương. Toàn bộ tác phẩm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tự do của con người đối với sự phát triển của toàn xã hội. Một xã hội thực sự tự do là một xã hội đảm bảo không gian cho tính đa dạng của ý kiến, hành vi, và lối sống. Nhận thức đầy đủ về tự do là nhân tố căn bản để mỗi người đạt được cho mình sự tự do thực sự. Từ đó, mỗi cá nhân sẽ tích cực tạo nên những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho cộng đồng, cho quốc gia, và cho cả thế giới.
  • Hành trình đi tìm tự do

    17/07/2009Nguyễn Trần BạtThế giới đã đi qua nhiều chặng đường phát triển, nhưng có thể nói, những thành tựu của khoa học công nghệ, khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn vẫn chỉ dành cho gần một phần ba nhân loại. Hai phần ba còn lại của nhân loại vẫn đang phải vật lộn với cuộc sống để tồn tại. Đó là những con người thiếu tự do, và vì thiếu tự do nên họ lâm vào tình trạng nghèo đói, lạc hậu và không phát triển được...
  • Cội nguồn cảm hứng là tự do

    29/06/2009Lê Khánh DuyTôi đọc những trang đầu tiên của cuốn “Cội nguồn cảm hứng” ở một quán cà phê trên đường Lò Đúc. Những thanh âm huyên náo của phố phường ngoài kia và những trang suy tưởng trong im lặng của ông Nguyễn Trần Bạt có cái gì đó hơi tương phản.
  • Cội nguồn cảm hứng

    17/06/2009Bùi Quang MinhĐến nay, còn rất nhiều người chưa đạt tới trình độ nhận thức rằng tự do là nền móng để họ trở thành Con Người, là trình độ làm người ở mức cao nhất. Do truyền thống, do mức muộn mằn tiếp cận khái niệm tự do, do tư duy ấu trĩ chưa được tự do soi rọi vào cuộc đời mình, mà số đông chúng ta không tự trau dồi về tự do, không phát hiện ra hiện tượng nào quanh ta tự do không được coi trọng, thiếu tự do. Cũng không thiếu người bị chà đạp lên tự do, mất quyền cơ bản của mình mà không mảy may nhận ra, phản ứng lại...
  • Tự do sinh ra con người

    21/04/2007Nguyễn Trần Bạt- Chủ tịch/ Tổng Giám đốc InvestConsult GroupKhái niệm tự do gắn với khái niệm con người. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, hai khái niệm này tạo thành một mối quan hệ cực kỳ mật thiết, quan hệ biện chứng và phát triển. Thế nhưng không chỉ khái niệm tự do mà khái niệm con người từ trước đến nay vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ và chưa được hiểu một cách nhất quán.
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • xem toàn bộ