Tuyên ngôn Độc lập

04:03 CH @ Thứ Năm - 01 Tháng Chín, 2016

Cách đây 64 năm, đúng ngày này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tính chất và chức năng của thể chế mới được nêu rõ trong tên nước và các tiêu chí đi liền với cái tên đó theo một logic chặt chẽ và nhất quán: Độc lập là điều kiện tiên quyết để xây dựng thể chế dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của người dân. Phải có dân chủ thì mới có điều kiện để quyền tự do của con người được thực hiện. Có dân chủ và tự do thì con người mới có hạnh phúc thật sự.

Như vậy là độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc là tiền đề của nhau, bổ sung cho nhau, không thể có cái này mà không có cái kia, mà nếu không như vậy thì chỉ là hình thức bề ngoài chứ không có nội dung thực chất. Cho nên, chỉ một tháng rưỡi sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ đã cảnh báo "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" (1). Đây là một nguyên lý mà những người cách mạng chân chính đều hiểu rõ. Chẳng thế mà Nelson Mandela, người anh hùng dân tộc Nam Phi đã nhắc nhở nhân dân mình: "Chúng ta chưa có tự do, chúng ta mới giành được quyền tự do để có tự do". Bao xương máu đổ ra để "giành được quyền tự do để có tự do", nhưng để có tự do thực sự còn phải là một quá trình chiến đấu cực kỳ cam go.

Bởi lẽ, phá bỏ tuy khó, song xây dựng thì khó hơn rất nhiều. Bằng sự trải nghiệm trong một thời đoạn lịch sử đầy kịch tính hơn nửa thế kỷ qua, thế hệ những người đang sống ngày càng thấm thía điều đó. Và vì vậy càng hiểu sâu hơn tầm nhìn Hồ Chí Minh và sự nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lẽ vào thời điểm của huy hoàng thắng lợi sau ngày 30.4.1975, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc đem lại nền độc lập, non sông quy vào một mối, không mấy ai nghĩ rằng rồi đất nước có thể rơi vào một giai đoạn khủng hoảng! Nhưng chính trong thế nước hiểm nghèo ấy, sức sống của dân tộc lại trỗi dậy để có sự nghiệp Đổi mới, đưa đất nước bước vào một bước ngoặt mới.

Và chính ở đây, một lần nữa, tầm nhìn của Hồ Chí Minh đã tỏa sáng khi Người nhìn thấu được những gì sẽ phải vượt qua với những bước ngoặt như vậy trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước. Người khẳng định: "đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi" và chỉ ra đó là "cuộc chiến đấu khổng lồ". Mà muốn giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ ấy thì "cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân" (2).

Hãy nhìn trở lại hành trình lịch sử Bác Hồ tìm đường cứu nước, quanh một vòng trái đất để trở về xúc động hôn lên nắm đất Tổ quốc, rồi những lời "dặn lại công việc" với Võ Nguyên Giáp khi bị bệnh nặng sợ khó qua khỏi trong một lán nhỏ ở Tân Trào, Việt Bắc: "lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dải Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập" (3), cho đến khi đọc Tuyên ngôn Độc lậpkhai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và cuối cùng là Di chúckết thúc bằng "Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

điều mong muốn cuối cùng" của Bác.

Thì ra điều mong muốn cuối cùng đó cũng là nội dung cơ bản nhất, tập trung nhất của Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa đất nước bước vào một kỷ nguyên mới, càng thấy nổi bật lên tính nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết và sau cùng là học cho được sự nhất quán ấy để thể hiện trong hành động thực tế. Mà hành động thực tế nhất đồng thời cũng là đòi hỏi bức xúc nhất hiện nay chính là động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân trong cuộc chiến đấu khổng lồ để chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi.


1, 2. Hồ Chí Minh toàn tập. NXB CTQG 1995, 1996 tập 4, tr.56; tập 12, tr.505
3. Võ Nguyên Giáp. "Những chặng đường lịch sử". NXB Văn học Hà Nội 1977, tr.203

Nguồn:Thanh Niên
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Di sản Hồ Chí Minh: Mười hai chữ vàng

    19/08/2016GS. NGND Nguyễn Ngọc Lanh“Nước độc lập mà dân chưa tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa” - Hồ Chí Minh. Hai tuần sau khi giành chính quyền, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có bản Tuyên ngôn Độc lập với thế giới, mà tác giả chính là Hồ Chí Minh...
  • Cách mạng tháng Tám: những con người làm nên lịch sử

    01/09/2014Đoan TrangCách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc hồi sinh vĩ của một dân tộc đoàn kết: thực sự đoàn kết, biết đoàn kết và đoàn kết đúng lúc, kịp thời. Hồi tưởng lại những tháng ngày sôi sục khí thế đấu tranh đó, chúng ta không thể bỏ qua vai trò lịch sử của những con người đã góp phần hội tụ của các nguồn xung lực mạnh mẽ của toàn dân tộc tại thời khắc bước ngoặt lịch sử...
  • Di chúc Hồ Chí Minh: Vấn đề dân chủ và "Thực hành dân chủ rộng rãi" với bối cảnh hiện nay

    20/12/2010TS. Hồ Bá ThâmBài viết này tác giả trên cơ sở khẳng định giá trị về tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc và nêu lên những vấn đề cần giải quyết về mặt dân chủ để tạo động lực, đổi mới, hội nhập và phát triển thành công...
  • Nhà nước của Dân, do Dân, vì Dân

    02/09/2009Nhà báo Hữu ThọTại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản tuyên ngôn độc lập lịch sử khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. So với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, hơn nửa thế kỷ đã qua là một thời gian không dài, nhưng Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân vượt qua mọi thác ghềnh, giành lại và giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, từng bước thực hiện tự do và hạnh phúc của toàn dân...
  • Bản lĩnh và trí tuệ thao lược của Cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại còn sống động mãi hôm nay

    21/08/2009TS. Hồ Bá ThâmBài học lịch sử dù là bài học thành công hay thất bại thì từ chiều sâu của nó, nếu chúng ta biết phân tích, vận dụng sáng tạo thì luôn luôn là áng sáng soi đường cho hiện tại và tương lai. Bài học Cách mạng Tháng Tám là bài học thành công có nghĩa như thế...
  • Tài ngoại giao của Bác Hồ với TQ và Tưởng Giới Thạch

    19/05/2009Đoan TrangKỷ niệm 119 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xin giới thiệu đến độc giả bài viết về một giai đoạn lịch sử đầy cam go của dân tộc, khi nhà nước Việt Nam DCCH non trẻ phải đương đầu với nhiều thử thách dồn dập. Chính trong hoàn cảnh này, đã càng bộc lộ rõ hơn tài ngoại giao xuất sắc và đức độ của Bác Hồ - vị lãnh tụ chỉ đạo trực tiếp công tác ngoại giao trong thời gian đó.
  • Bác Hồ viết Di chúc

    17/05/2009Phạm Văn ĐồngTrong bản thảo viết tay của những lời dặn cuối cùng, mọi người chúng ta đều thấy có một số đoạn Bác để lại những dấu tích chứng tỏ Bác còn suy nghĩ, chưa phải đã thật hài lòng. Như Bác đã nói, Bác chỉ để lại mấy lời, như vậy những lời đó càng quan trọng và giàu ý nghĩa biết bao...
  • Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc

    03/04/2009ThS. Phạm Ngọc HàHồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử lỗi lạc không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn của nhân dân tiến bộ trên thế giới trong thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn liền với cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Việt Nam và của nhiều nước khác. Góp phần vào việc thiết thực hơn nữa cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho ra mắt cuốn sách Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc của GS.TS, Nhà giáo nhân dân Phan Ngọc Liên.
  • Đọc bài "Quốc hội ta vĩ đại thật" của chủ tịch Hồ Chí Minh

    31/03/2007Trần Lưu Sơn (Sở Tư Pháp Tỉnh Hà Nam)Với bút danh T.L chủ tịch Hồ chí Minh viết bài”quốc hội ta vĩ đại thật” đăng trên Báo Nhân dân, số 2304, ngày 10-7-1960. Trong không khí chuẩn bị cho ngày bầu cử quốc hội khoá XII chúng ta cùng đọc lại bài viết của người...
  • Tổng kết thực tiễn: Một bài học của Bác Hồ

    03/02/2006Thái DuyThành công hoặc thất bại, Bác Hồ đòi hỏi trước hết lãnh đạo các cấp phải xác định trách nhiệm cá nhân của mình thì mới tổng kết thành công...
  • xem toàn bộ