Cơ hội nào cho người nghèo?
Một người nghèo sáng chậm rời khỏi nhà, ngày tha thẩn đi kiếm việc làm, chiều ủ nặng trở về, luôn than thân trách phận: cái số mình khổ cực suốt mà chả đủ ăn mỗi ngày.
Anh ta cũng thỉnh thoảng cất lên tiếng hát não lòng: "... Đời tôi áo rách ai thương... người yêu chê nhẫn cỏ... mái tranh rạ lạnh lẽo tiêu điều... nhớ dòng sữa mẹ xưa bao nhiêu..."
Anh ta hay gọi Phật như để trút sầu bi, nỗi niềm cùng ai oán!
.
Một hôm Phật vén mây hiện ra bảo: - Thật ra con cũng có lúc vui, không thấy gọi ta, mà thường rên rẩm khi sở cầu than trách... Cớ sao tâm trạng mãi tệ vậy?
Hắn ngước lên chắp tay vái: - Đức Phật ơi, công bằng ở chỗ nào khi có nhiều người nhàn nhã mà đủ đầy sung sướng, trong khi thân phận con lại khốn khó thế này dù hàng ngày lao động, mà con tự thấy mình chẳng ngu gì vì cũng đã có vài bằng cấp xanh đỏ?
. Vậy thì sao ? Phật hỏi
. Xin Người cho con đổi đời ạ?
. Cụ thể như thế nào ?
Hắn ngập ngừng, tìm từ ngữ mãi nhưng không trả lời được
Phật phán, ngay cả ý muốn con cũng không nói nổi ra nên ai giúp được đây? Rồi con có tiêu dùng được sự giúp đó không?
Hắn nghĩ một lúc và thưa: Người vẫn dạy chúng sinh : bình đằng là cơ hội của Người trao, còn mỗi người tìm hạnh phúc ở cách sống, lao động, suy nghĩ hàng ngày... Con hay tụng niệm như thế, cũng có học hành đôi chút xưa mà không tỏ được... Vậy xin Người biến một người đang giàu thành nghèo y chang con, cùng theo lời dạy của Người, nếu con vẫn nghèo thì con không kêu ca gì nữa?!
Phật từ tốn: - Thiện tai Thiện tai! Cách nghĩ của con không ổn : ta không bao giờ làm theo lời xúi nghịch đạo thế cả 'ai đang giàu mà biến họ thành nghèo như con' ?!! Thiện tai!
Nhưng ta sẽ tìm một người đang nghèo, giống con chỉ khác là kẻ đó có phẩm chất làm giàu, và ta cho cả hai cùng một cơ hội!
Y lời, theo luồng sáng cầu vồng Phật cho hiện lên chỉ hướng, anh ta thấy mình được đưa đến một quả núi to than đá, gần một thị tứ , và nhìn thấy góc núi kia một đàn ông nghèo khổ... giống hoàn cảnh của mình.
Hai người đàn ông kiếm xe, đào than chất lên. Anh ta vốn khoẻ, lại hào hứng vì thấy cơ hội mới quá tốt, nên gần cuối chiều chiếc xe đầy chất ngất than. Anh ta kéo ra chợ bán vèo hết được khá tiền, hơn hẳn mỗi ngày trước kia. Vui lắm... mua thức ăn ngon về nhà đãi vợ con! Thật vui...
.Cứ thế mỗi ngày.... ăn ngon và sắm thêm từng đồ dùng nhỏ, lại thêm khoái cảm vì chứng kiến có khá người thiếu đói, rách rưới, không bằng mình ! Sướng !!!!
Còn người đàn ông kia, vốn không nhiều sức khoẻ, nên cuối chiều mới xúc được tương đối xe than, cũng mang ra chợ thị tứ bán... Chỉ dùng nửa tiền ăn tiêu, còn tiết kiệm... Ít ngày qua, Người này đã mua thêm được công cụ tốt, tích luỹ được tiền để thuê người làm thêm xe và khai thác than... thay cho sức hạn chế của chính mình... Hẳn nhiên một thời gian ngắn kết quả thu về cứ tăng luỹ tiến...
Người này rất vui, thấy hạnh phúc nhất là khi tạo thêm công ăn việc làm cho bao kẻ khác... Được dân trong thị tứ rất yêu quý, quảng bá cho việc làm ăn.
.
Anh ta vì chỉ làm một mình, ăn uống nhiều, nhu cầu tiêu dùng trong ngày của cả nhà cao dần, do bo bo nên chả được mấy ai thích... nên càng ngày càng ngại việc, ốm yếu... Mỗi sáng dậy nhì thấy Mặt trời là anh ta thầm sợ trong lòng vì nghĩ đào than như khổ sai...
Còn người kia trở thành nhà quản lý 'một người lo cho kho người làm' ... Dần thuê thêm, và tất yếu giành được quyền chính đáng khai thác trọn vẹn quả núi than do làm ăn hiệu quả và tốt đẹp... Được dân thị tứ muốn bầu làm thị trưởng! Nhưng người đó từ chối với câu 'nhất nghệ tinh nhất thân vinh'... rằng : Phật luôn cho mỗi người cơ hội, nhưng dành về mình nhiều quá sẽ bớt phần kẻ khác xứng đáng, sẽ xa rời nhệ tinh... rồi sẽ THIỆN TAI...
...
Rốt cuộc anh ta vẫn nghèo như xưa vì vật dụng trong nhà cũ kĩ chả có giá trị gì, không đủ tiền làm mới hay sắm thêm vì sinh thêm tiền rượu và thuốc thang... Một ngày mệt quá không đi làm được, anh ta lại hừng nỗi niềm cất giọng khàn khàn hát thê thiết ...' đời ta buồn ghê trong kiếp sống mưu sinh... Đời ta linh tinh mãi không thành... Đời ta bao lâu toàn khổ đau... chẳng có gì mai sau nên nhân sinh nào thấy đâu..' Ôi Giời Phật ơi... Anh ta chồn dậy lau nước mắt hét lên thế! Vợ anh ta chạy ra cằn nhằn nghiệt ngã 'chỉ có con này vớ phải anh thôi' !
Phật vén mây hiện ra phán: Con không học hỏi người hay mà chỉ ôm cái kiến thức tội nghiệp thu vào xưa kia! Con tụng lời ta dạy nhưng không hiểu không hành được, khác hẳn cách người kia đã thực hiện nên họ đã giàu có thực sự! Con cũng không thực hiện lời hứa nên vẫn ca cẩm ! Hãy nhớ Phật ta đây không cứu đời con được nếu con không tự đổi đời để hay hơn mỗi ngày, thì mỗi ngày là bể khổ với con thôi !
Cái Tâm ai cũng có , cái Lý ai cũng mang! Nhưng Tâm của con nhỏ cạn không dung được cái Lý hay và lớn! Cái Lý của con tủn mủn không đủ làm Tâm thông quang và mở rộng!
Ai nào mà đã giàu có thì không biến họ trở lại nghèo được đâu, việc đó chỉ do chính họ, và sự tình nếu không tốt được thì với họ chỉ là lụn bại . Nhưng người kia vốn có Tâm Nhân và Lý Thiên, vậy con còn cơ hội nữa đến xin họ cho làm việc nào đó. Khi làm thế nhớ mang cái Tâm vì người trước khi mong nó lớn trong, nhớ trình bày cái Lý vì công việc trước khi mong nó làm chuyện lớn... Sao để cho người hay ho, khôn ngoan thừa nhận con!!!
Phật thăng về Trời. Còn anh ta ngẫm nghĩ về con người mình!! Văng vẳng xa xăm là những âm thanh hỗn tạp trong đó vẫn có những giai điệu xưa...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)