Sách dạy làm giàu: Bổ ích hay phí thời gian vô ích?
"Một góc nhìn khác, một tư duy phản biện đáng ghi nhận" "Tác giả rơi vào bẫy tư duy phiến diện" là những comment sôi nổi của bạn đọc xoay quanh bài viết Sự khốn cùng của “tư duy triệu phú” của tác giả Đặng Hoàng Giang
Và bài viết này cũng đã nhận được nhiều ý kiến đa chiều, tranh luận sách self-help là có hại hay có lợi.
Tuổi Trẻ Online xin trích đăng và mong đón nhận những ý kiến của bạn.
Sách không có lỗi
* Có vẻ như ở bài này, tác giả Đặng Hoàng Giang đang đánh tráo khái niệm. Khái niệm dựa... vào bản thân và self-help hướng đến tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nó không có nghĩa là vô tình với xã hội và cộng đồng. Khi người ta tự chịu trách nhiệm được với bản thân mình trước thì mới có sức để giúp cộng đồng chứ!
Dù tôi đồng ý là đọc sách self-help không đủ để trưởng thành và giàu có như chính những cuốn sách quảng cáo, nhưng tôi không cho rằng nó có hại như tác giả nói. Các suy diễn của tác giả không thuyết phục.
Hanh
* Bài viết trên như muốn phủ định sạch trơn tác dụng của những cuốn sách self-help vì chỉ tập trung vào phân tích những điểm có thể gọi là chưa được của sách self-help. Bài viết không nói về... những tác động tích cực do sách self-help mang lại. Chính vì vậy tôi coi những lý lẽ trong bài viết này là tính định kiến. Tôi nghĩ, bạn không nên đồng ý hoàn toàn với bài viết khi chưa thực sự nhìn vấn đề một cách bao quát hơn.
Tuấn
* Khi đọc bài viết này thấy có một vài điểm tốt và đúng nhưng nhìn chung là khá phiến diện. Nếu theo cách lý luận của tác giả thì có thể chỉ cần tìm vài dẫn chứng sinh viên Harvard ra trường mà thất bại hoặc làm mấy việc điên điên khùng khùng vì học nhiều quá thì có thể chứng minh Harvard là cái trường vứt đi, dành cho cái bọn đầu óc có vấn đề.
Chưa kể trong bài này có thể chỉ ra hàng loạt các dẫn chứng mang tính một chiều khác. Nói chung, sách self-help cũng như trường đại học, người biết áp dụng và tận dụng thì sẽ nhờ đó mà thành công, người không biết thì dùng để tự huyễn hoặc mình (mình đọc nhiều sách, mình có bằng đại học).
Chỉ tiếc là tác giả vì cố chứng tỏ quan điểm của mình nên vô tình rơi vào bẫy tư duy phiến diện. Đây là cái bẫy tư duy mà khi con người muốn cố bác bỏ một cái gì đó hoàn toàn rất dễ rơi vào. Nếu là người học nhiều hiểu rộng, thì nên hiểu đủ nhiều để có cái nhìn càng khách quan, càng đa chiều càng tốt.
Dĩ nhiên, con người không ai tránh được có ít nhiều sự chủ quan, nhưng quan trọng nhất là mình phải ý thức được rằng mình khó thoát được sự chủ quan thì mới tiến gần đến được với cái khách quan.
Kenny Tran
Cá nhân tôi cho rằng: Phải yêu bản thân chính mình thì mới yêu thương được mọi người. Những gì Dale, Napoleon, Robert Kiyosaki... để lại là giúp cho con người nhận ra giá trị chính ... mình, tin tưởng vào bản thân chứ không phải làm theo một khuôn mẫu sẵn có và trở thành tỉ phú hết được. Bởi nếu ai cũng làm tỉ phú, làm giáo sư hay tiến sĩ thì xã hội này tồn tại như thế nào đây? Nguyễn Thảo |
* Không thể phủ định hết những gì mà loạt sách này đem lại cho người đọc, bên cạnh đó là các tác dụng phụ mà bài viết trên đã đề cập.
Đối với bản thân tôi từ ngày... đọc loại sách này tôi thấy tôi suy nghĩ sâu sắc hơn, tầm nhìn tốt hơn, bản lĩnh hơn và cũng như tác giả, tôi cũng cảm nhận được mặt trái của nó.
Cái gì cũng có 2 mặt, cố gắng ý thức được cả 2 mặt này để hạn chế mặt xấu, chứ không thể vì 1 mặt nào đó mà phủ định tất cả được.
Chin
* Trong Đắc Nhân Tâm, Dale cũng đề cập đến việc quan tâm tới người khác, mà chẳng những thế phải là quan tâm chân thành, chứ không giả tạo.
Còn... các cuốn sách dạy làm giàu khác, thà rằng ảo tưởng, có một một khát khao làm giàu, nhưng vẫn nghèo, còn hơn là một cuộc sống giàu mà không có mục đích sống.
Thêm nữa là người nghèo sau chục năm, 2 chục năm nữa mà vẫn nghèo thì đúng là lỗi do họ.
Nếu cứ đổ lỗi cho chính sách, cho môi trường sống thì tại sao vẫn có những người từ một cửa hiệu rất nhỏ, rồi mở ra được nhiều cửa hàng?
TP
Thức tỉnh việc tôn sùng sự giàu có là cần thiết
* Nếu ngẫm nghĩ kỹ, tôi thấy ở một phương diện nào đó, bài viết sâu sắc và có ý muốn thức tỉnh những người, về giá trị nhân văn còn chưa tự bồi đắp cho bản thân mình mà lại quá tôn thờ vật chất và lao theo triết lý làm giàu là tất cả.
Tuy nhiên phải chăng tác giả đã tiêu cực khi đảo lộn các khái niệm và quên đi rằng 1 số đầu sách có giá trị không thể phủ nhận.
Đọc sách là tốt tuy nhiên không phải ai đọc sách cũng có thể thay đổi thói quen tính cách chưa nói đến bản chất của mỗi người. Do đó những mặt tiêu cực không hẳn là do sách, mà do cách con người cảm nhận, xây dựng niềm tin, và lập kế hoạch.
Đỗ Xuân Thịnh
* Bài viết rất hay. Khi con người sinh ra, ông trời không nói gì về mục tiêu cho chúng ta cả. Điều đó có nghĩa là đi theo hướng nào: giàu, nghèo, tri thức, chân tay, ca hát, văn chương... đều là từ ... chọn lựa của mỗi người. Mấu chốt là sự trải nghiệm.
Tư Phê
* Thời trẻ trâu tôi cũng mơ mộng về viễn cảnh giàu có, cũng "tha" 1 đống sách self-help về gối đầu giường, kết cục cũng bán ve chai với giá cực rẻ vì không tiêu thụ nổi mớ lý thuyêt đó. Thời điểm đó tôi có cảm giác mình là kẻ lạc loài trong cuộc đời này.
Pham Ngoc Vinh
- Bài này hay quá. Tôi cũng có suy nghĩ như tác giả nhưng không viết được như vậy. Đọc xong, tôi thấy tôi minh mẫn ra và nghiệm ra một số vấn đề. Tôi đã thoát khỏi mấy cuốn sách thể loại này ... được 3 năm, trước kia tôi mua và đọc khá nhiều. Và tôi cũng sa lầy vào tâm trạng tiêu cực tai hại cũng khá lâu. Mãi sau thoát ra được tôi mới thấy sách này không nên đọc. Loại sách này được xuất bản tràn lan và tần suất cao hiện nay, tôi thấy có nhiều cái hại lắm.
JD 9x
- Tôi đã từng đọc qua vài cuốn self-help. Ban đầu tôi đọc nó với tất cả quan tâm thích thú, nhưng càng những cuốn về sau tôi càng cảm thấy khó chịu. Có cuốn tôi đọc được 1, 2 trang rồi không ... bao giờ đụng tới. Sau này lớn lên, tôi mới thấy tôi ghét chúng như thế nào. Đối với tôi đó chỉ là mớ lý thuyết sáo rỗng và tạo ra những ảo tưởng không tốt. Khi tôi ghét thứ sách này cũng là lúc bạn bè xung quanh tôi bắt đầu lao vào đọc nó.
Cảm thấy may mắn vì mình đã trải nghiệm sớm để từ bỏ sớm, nên sẽ không lãng phí thời gian tuổi trẻ để tin vào những điều đó thêm nữa.
Thái Sơn
* Sách self-help là loại sách đọc để ứng dụng, mà để ứng dụng cần phải được chuẩn bị đủ điều kiện thích hợp. Vấn đề ở đây cần phải xem lại người đọc chứ không phải sách. Như nhà văn Oscar Wilde từng nói: "Không có sách bổ ích hay độc hại, chỉ có sách hấp dẫn hoặc tẻ nhạt." Self-help tập trung vào kỹ năng mềm, người đọc nên hiểu để thành công phải cần kỹ năng cứng (kiến thức chuyên môn) trước. Kỹ năng mềm tạo động lực và hệ thống hóa chúng cho ta tự tin phát triển trên cái nền của kỹ năng cứng đang có. Hãy ví như đi đánh trận, ai cũng hiểu bên cạnh thực túc binh cường thì củng cố tinh thần quân lính là quan trọng không kém. Những hành động 'quái dị' như lặp lại các câu nói, đặt tay lên ngực v.v... đó chính là phương pháp dùng ám thị. Phương pháp này nói ra rất dài, nhưng nó không phải là vô tác dụng. Self-help chỉ là một quyển sách, tất nhiên không phải ai đọc nó cũng thành công. Đó là điều bình thường. Còn trong sách tác giả "nổ" thế nào ư? Kệ họ đi, ai quảng cáo mà không nổ, đặc biệt khi quảng cáo bản thân. Đọc self-help ta cảm tưởng như cuộc đời những con người ấy chỉ biết có kiếm tiền phải không? Đúng, tôi cũng thấy vậy. Nhưng sách là kinh nghiệm của một cá nhân viết ra hẳn nhiên nó sẽ bị ám bởi lý tưởng sống của tác giả. Một ông doanh nhân viết sách sặc mùi tiền, một nhà khoa học viết sách sặc mùi logic khô khan, một cô gái mới lớn viết sách sặc mùi tình cảm ngốc xít. Đó là việc hoàn toàn bình thường. Điều không bình thường là người đọc đọc mà tin và theo sách 100%. Nguyễn Tuấn Linh |
* Mời bạn tiếp tục trao đổi ý kiến, quan điểm của mình về câu chuyện
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn