Chuyện về bà mẹ Mỹ thắng kiện 1000 USD chỉ vì một chữ “OPEN”

10:04 CH @ Thứ Hai - 21 Tháng Mười Hai, 2015

Năm 1968, tại tiểu bang Nevada nước Mỹ, một cô bé 3 tuổi tên là Edith. Một hôm cô bé chỉ vào chữ cái đầu tiên của chữ “OPEN” trên chiếc hộp đựng quà trong nhà mình, và nói với mẹ rằng đó là chữ “O”. Mẹ của cô bé rất ngạc nhiên và hỏi vì sao mà cô bé lại biết được đó là chữ “O”. Edith nói với mẹ là cô giáo ở trường dạy...

Trẻ em có tiềm năng không giới hạn!Nhưng còn phải xem bạn dạy thế nào.

Thật không ngờ là bà mẹ đã ngay lập tức viết một lá đơn khởi kiện trường mầm non nơi con bà học. Lý do khởi kiện của bà làm cho người khác vô cùng kinh ngạc, bà kiện trường mầm non đã tước đi khả năng tưởng tượng của Edith. Bởi vì khi chưa biết chữ “O”, con gái bà có thể nói “O” là mặt trời, là quả táo, là quả trứng gà… Nhưng sau khi trường mẫu giáo dạy cô bé nhận biết đó là chữ “O”, Edith đã bị mất khả năng tưởng tượng này, và đòi phí bồi thường tổn hại tinh thần cho cô bé là 1000 USD.

Đơn kiện sau khi được gửi lên tòa án, đã làm cho toàn bộ tiểu bang Nevada vô cùng kinh ngạc và không ngừng tranh luận. Các thầy cô của trường mẫu giáo cho rằng bà mẹ này nhất định là … bị điên, những phụ huynh khác thì cho rằng bà mẹ có chút “chuyện bé xé ra to“, ngay cả luật sư của bà cũng không tán thành cách làm của bà.

Ba tháng sau, nằm ngoài dự đoán của mọi người, kết quả là trường mầm non thua kiện. Bởi vì toàn bộ thẩm phán viên của đoàn thẩm phán, đều bị câu chuyện mà bà kể khi bà biện hộ làm cho xúc động. Đó là câu chuyện về hai con thiên nga:

Bà mẹ này nói: “Tôi đã từng đến một số đất nước Đông phương du lịch, một lần tôi ở trong một công viên, nhìn thấy hai con thiên nga, một con bị cắt bỏ một cánh bên trái được thả ở một cái hồ lớn; con kia thì còn nguyên vẹn không bị gì, được thả ở cái hồ nhỏ. Nhân viên quản lý ở đó nói rằng, như thế là để cho hai con thiên nga này không bay đi mất, con thiên nga bị mất một cánh bên trái không thể bay vì không giữ được thăng bằng, còn con kia vì thả ở hồ nhỏ nên không có đủ không gian để lấy đà bay. Lúc đó tôi vô cùng khiếp sợ, khiếp sợ sự thông minh của người phương Đông. Và tôi cũng cảm thấy rất bi ai. Hôm nay tôi kiện cho con gái tôi, vì tôi cảm thấy con gái tôi giống như con thiên nga ở trong nhà trẻ. Họ đã cắt đứt một cánh tưởng tượng của Edith, đã nhốt con bé trong cái ao nhỏ chỉ có 26 chữ cái quá sớm. Edison cũng là bởi vì có trí tưởng tượng không thực tế, mới phát minh ra được bóng đèn điện; Newton là bởi có tư tưởng sáng tạo ra cái mới, mới phát hiện ra được lực hấp dẫn của Trái đất. Có thể khả năng tưởng tượng của Edith không phong phú, nhưng bạn không thể cướp đoạt quyền tưởng tượng của con bé, bởi vì một con thiên nga không có cánh thì vĩnh viễn không bay lên được“.

Sau đó tiểu bang Nevada đã căn cứ vào toàn bộ đoạn biện hộ trước tòa của bà mẹ để sửa đổi “Luật bảo hộ giáo dục cho công dân“, trong đó có quy định những quyền lợi của trẻ nhỏ tại trường học:

1. Quyền được chơi;
2. Quyền được hỏi tại sao, cũng chính là quyền được sử dụng trí tưởng tượng.

Vòng tròn là gì? Trong não trẻ có thể có hàng ngàn vạn câu trả lời, xin đừng nói với các em rằng đó chỉ là một vòng tròn, đừng bẻ gãy chiếc cánh tưởng tượng của các em. Khi con thiên bị mất đi một cánh thì nó không thể bay, khi chúng ta bị cắt đi chiếc cánh tưởng tượng, thì sẽ không bao giờ tìm được thiên đường của niềm vui sáng tạo nữa.

*
* *

Câu chuyện được đăng trong một cuốn sách bàn về giáo dục, và phương cách giáo dục trẻ em. Tính xác thực của câu chuyện chưa được làm rõ, nhưng có lẽ nó cũng đáng để các bậc cha mẹ và giáo viên suy ngẫm.

Nguồn:Tinh Hoa
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bạn đang làm gì với cuộc đời mình: Sáng tạo hay thụ động?

    04/03/2016Nhà văn Hà Thủy NguyênKhông cần biết những truyền thuyết về nguồn gốc loài người là đúng hay sai, nhưng dễ dàng để nhận thấy một điểm chung, chúng ta đã quá quen với việc thụ động và bị điều khiển bởi ai đó hay một quy luật nào đó...
  • Bắt chước, sáng tạo và… ăn cắp

    22/10/2015Văn Như CươngGiờ tập viết của học sinh lớp một. Cô giáo dặn dò: "Các em hãy nghe kỹ lời cô nói, làm cho đúng những điều cô làm mẫu. Phải bắt chước cơ mà viết cho đúng...". Và bây giờ các em đang tập viết một chữ cái vào vở của mình.
  • Phục thầy, không lặp lại thầy mà phải sáng tạo như thầy

    27/10/2014Trường GiangTrong suốt cả đời người học tập và ngay trong mỗi chặng đường học tập, ai cũng có trong óc mình một vài hình ảnh về người thầy giỏi, mẫu mực. Hình ảnh những người thầy đó thường theo ta suốt sự nghiệp. Những cái tốt chung của họ đã có tác động tự nhiên đến ta như một lẽ thường tình, nhưng mỗi người đều có cách học tập riêng hoặc thiên về mặt này mặt khác hoặc thiên về cá thể hay cái cụ thể để nâng mình lên.
  • Tư duy sáng tạo và phê phán trong giáo dục Mỹ

    30/09/2014Dương Ngọc DũngCó lẽ trong tất cả giảng trình tạo Đại học Harvard không có giảng trình nào thu hút nhiều sinh viên ghi danh học như giảng trình 101 tư duy về tư duy (101 thinking about thinking – 101 là mã số chung cho tất cả các giáo trình nhập môn tại đại học Mỹ).
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Sáng tạo chỉ đến khi có tự do

    20/09/2013Đình PhúTôi nghĩ tạo nên con người tự do là đích đến của giáo dục, bởi tự do là khát khao muôn thuở của con người. Điều này không chỉ đúng với mỗi cá nhân, mà còn với cả các quy mô dân tộc. Lịch sử đã chứng kiến biết bao cuộc chiến vùng dậy của các dân tộc bị áp bức để giành lấy tự do mà Việt Nam là một dân tộc điển hình. Tự do cũng là đích đến của văn hóa, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo... Trong tự do, con người có cơ hội được khám phá và thể hiện mình một cách trọn vẹn...
  • Làm sao để đào tạo người có “tư duy sáng tạo”?

    05/09/2009Bùi Trọng LiễuTrước tiên, tôi muốn tìm hiểu cụm từ “tư duy sáng tạo” mà một số người Việt Nam đang dùng hiện nay nghĩa là gì. Nói giáo dục đào tạo ra những người “biết suy luận” (có người gọi là có “tính chủ động tư duy”) thì tôi hiểu. Còn từ “sáng tạo” thì tôi hiểu theo nghĩa là “phát minh, tạo ra những cái mới có giá trị về vật chất hay tinh thần mà tới nay chưa có; tìm ra những giải pháp độc đáo chưa ai dùng để giải quyết vấn đề này nọ; hoặc là biết phù hợp hóa những phát minh của người khác vào khung cảnh đặc biệt của mình”. Nếu quả vậy, tôi xin được phát biểu đôi lời về việc giáo dục đào tạo ra những con người biết suy luận.
  • Tư duy sáng tạo

    20/01/2009Phan Đình DiệuNhững năm gần đây, người ta thường đòi hỏi nền giác dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức ở nước ta, yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của một triết lý giáo dục cho nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
  • Khoa học về sự sáng tạo

    06/12/2008Nguyễn Cảnh ToànĐã có nhiều nguyên nhân được nêu ra về tình trạng học sinh bỏ học, không hứng thú học, song có một nguyên nhân ít được nhắc tới đó là việc coi thường tâm lý "thích sáng tạo" của học sinh, chỉ lo nhồi nhét kiến thức...
  • Những trở ngại về tâm thức trong tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề

    09/11/2005Nhiều thói quen của người lớn tuổi có thể ngăn cản sự thay đổi và tiến bộ do sáng tạo đem lại...
  • Vì sao học sinh Việt Nam không sáng tạo?

    25/05/2003Nguyễn Hiếu NhânHọc sinh Việt Nam nói chung là chăm học và học giỏi. Trong các cuộc thi quốc tế toán, tin, vật lý, hoá học..., Việt Nam luôn được coi là cường quốc. Người Việt trẻ ở nước ngoài cũng thường chiếm tỷ lệ cao trong số các học sinh – sinh viên đỗ đầu các kỳ thi. Tuy nhiên, sau những thành tích đó, chúng ta thấy hầu như rất ít học sinh có sáng tạo đáng kể, tương xứng với thành tích vinh quang mà họ đạt được.
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay

    15/02/2003Nguyễn Thanh Huyền, Pháp B – K35F...trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới.
  • Khoa học sáng tạo và Phương pháp luận sáng tạo

    12/02/2003Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics, Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...)
  • Trường đại học sáng tạo sáng chế TRIZ

    10/02/2003Trường đại học sáng tạo sáng chế được thành lập theo sáng kiến của Thầy Altshuller và Thầy cũng là người cấu trúc chương trình, nội dung giảng dạy. Trường có mục đích đào tạo các nhà sáng chế chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu, giảng dạy phương pháp luận sáng tạo (PPLST) và các nhà tổ chức hoạt động sáng tạo sáng chế.
  • Phương pháp luận sáng tạo hay trò chơi nguy hiểm?

    10/02/2003Tuấn Thành5 kg là số lượng tài liệu của một môn học được gửi đến các cấp lãnh đạo có liên quan nhằm vận động đưa môn học này vào giảng dạy trong chương trình đại học. Đó là môn học gì mà tài liệu lại đồ sộ đến như vậy?
  • xem toàn bộ