Sáng tạo chỉ đến khi có tự do

05:13 CH @ Thứ Sáu - 20 Tháng Chín, 2013
Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Công nghệ hóa học ĐH Quốc gia Chonbuk (Hàn Quốc), tiến sĩ ngành Vật lý kỹ thuật ĐH Công nghệ Vienna (Áo); từng làm việc và nghiên cứu tại ĐH Liverpool (Anh), ĐH Quốc gia Singapore, tiến sĩ Giáp Văn Dương được xem như một “công dân toàn cầu”.

Trách nhiệm công dân là công việc của giáo dục

- Trải nghiệm nhiều môi trường giáo dục hiện đại trên thế giới, quan niệm của anh về mục tiêu hướng đến của giáo dục là gì?

Giáo dục là câu chuyện muôn thuở của nhân loại, vì nó là câu chuyện về con người, của con người. Đằng sau câu hỏi mục tiêu của giáo dục là gì chính là câu hỏi con người là gì. Chỉ khi nào có được hình dung rõ ràng về con người mà xã hội mong đợi ra sao thì mới có thể thiết kế một hệ thống giáo dục tương ứng có hiệu quả. Đây là trường hợp lý tưởng nhưng rất khó triển khai trong thực tế.

Tiến sĩ Giáp Văn Dương - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tôi nghĩ tạo nên con người tự do là đích đến của giáo dục, bởi tự do là khát khao muôn thuở của con người. Điều này không chỉ đúng với mỗi cá nhân, mà còn với cả các quy mô dân tộc. Lịch sử đã chứng kiến biết bao cuộc chiến vùng dậy của các dân tộc bị áp bức để giành lấy tự do mà Việt Nam là một dân tộc điển hình. Tự do cũng là đích đến của văn hóa, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo... Trong tự do, con người có cơ hội được khám phá và thể hiện mình một cách trọn vẹn. Về mặt hình thức, đây là kết quả của việc cá nhân tách khỏi đám đông để nhìn nhận lại mình, và từ đó tự phát triển mình theo hướng tối ưu. Như vậy, tự do là điều kiện cho mỗi cá nhân hoàn thiện thành người theo nghĩa tốt đẹp nhất của từ này. Vì thế, tự do phải là đích đến của giáo dục.

Nếu sáng tạo mà không có trách nhiệm, đặc biệt nếu vi phạm những quy chuẩn đạo đức, thì đó là sáng tạo hủy diệt, cần loại bỏ

Tiến sĩ Giáp Văn Dương
- Trên thực tế, liệu con người có thể tự do đến mức không hề liên quan đến lợi ích của người khác và lợi ích của xã hội?

Con người không từ trên trời rơi xuống, cũng không thể tồn tại và trưởng thành mà không có sự giúp đỡ của gia đình và cộng đồng. Nói cách khác, ngay từ khi được sinh ra, con người đã có mối liên hệ với những người khác, mà sớm nhất là với cha mẹ của mình. Càng trưởng thành, những liên hệ mang tính xã hội này ngày càng nhiều. Với mỗi cá nhân, dù ở trạng thái tự do, thì cũng không thể tách biệt khỏi cộng đồng hoàn toàn. Những liên kết và tương tác của cá nhân và cộng đồng tạo ra một sự ràng buộc tương đối lẫn nhau. Sự ràng buộc này đòi hỏi cá nhân phải có một trách nhiệm chung với xã hội. Đó là trách nhiệm công dân. Sự ràng buộc của cá nhân và xã hội là không thể tách rời mà tự do của cá nhân luôn đi cùng với trách nhiệm công dân. Vì thế, bên cạnh con người tự do thì trách nhiệm công dân cũng là công việc của giáo dục.

Như vậy, câu chuyện về con người tự do và trách nhiệm công dân là rõ ràng và không mâu thuẫn. Những rắc rối chỉ xảy đến khi hai khía cạnh này bị đẩy đến cực đoan. Trong đó, nguy hiểm hơn cả là khi một hệ thống xã hội nhân danh trách nhiệm công dân tìm mọi cách để bóp nghẹt con người tự do. Khi đó con người cá nhân không còn điều kiện tự hoàn thiện mình nữa, sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là xã hội rơi vào trạng thái suy đồi, vì xã hội, suy cho cùng cũng chỉ là tập hợp của các cá nhân và tương tác giữa họ.

Ngược lại, nếu con người tự do được đẩy đến cực đoan thì ban đầu có thể gặp một số rắc rối về mặt xã hội, do sự vùng thoát của các cá nhân ra khỏi ràng buộc chung. Nhưng sự rắc rối này chỉ là tạm thời, vì với tư cách một con người trưởng thành, cá nhân sẽ tự điều chỉnh mình một cách tự nguyện để tương thích với các chuẩn mực chung, trước hết để tự bảo vệ mình và quyền lợi của chính mình, sau nữa để duy trì xã hội như một sự cần thiết tất yếu mà con người không thể tránh được. Đây chính là lý do để luật pháp ra đời, và nhà nước pháp quyền phát huy tác dụng.

Đạo đức là trọng tài phân xử

- Ai là trọng tài phân xử mâu thuẫn giữa con người tự do và trách nhiệm công dân, trong một trường hợp cụ thể là giữa mong muốn cá nhân và luật pháp? Liệu cá nhân có nhất thiết phải luôn tuân thủ luật pháp hay không?

Câu trả lời chính là đạo đức. Khi xảy ra mâu thuẫn giữa con người tự do và trách nhiệm công dân, hay giữa mong muốn cá nhân và quy định của luật pháp, thì đạo đức sẽ là cái thứ ba đứng ra làm trọng tài phân xử. Theo nghĩa đó, đạo đức đứng cao hơn luật pháp. Vấn đề còn lại là làm sao để có được những chuẩn mực đạo đức của xã hội, đủ tốt và đủ mạnh để bảo vệ cả cá nhân và xã hội. Câu trả lời sẽ dẫn ta đến cơ sở hình thành đạo đức, mà truy đến cùng thì vẫn là ở con người. Vì thế, các giá trị đạo đức chỉ khả tín nếu cơ sở của nó khả tín, tức được đặt trên nền tảng của những con người hoàn thiện.

- Theo anh, cơ sở nào để sự sáng tạo có thể thăng hoa?

Sáng tạo sẽ chỉ đến trong tự do. Nếu không có tự do sẽ không có sáng tạo. Lý do đơn giản là khi không có tự do, anh sẽ không có nhiều lựa chọn và sẽ không thể tạo ra cái mới. Những thứ anh tạo ra sẽ chỉ là những khuôn mẫu cũ. Để hướng đến sáng tạo, trước hết cần hướng đến tự do. Và để nuôi dưỡng sáng tạo, trước hết cần nuôi dưỡng tự do. Như đã nói ở trên, con người tự do luôn đi kèm với trách nhiệm công dân như hình với bóng. Một sự sáng tạo đúng nghĩa là một sự sáng tạo có trách nhiệm. Nếu sáng tạo mà không có trách nhiệm, đặc biệt nếu vi phạm những quy chuẩn đạo đức, thì đó là sáng tạo hủy diệt, cần loại bỏ.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí tuệ: Sáng tạo hay ăn cắp?

    15/07/2017Giản Tư TrungMột quốc gia sẽ không thể có được nền sáng tạo, nền học thuật, nền nghệ thuật đúng nghĩa nếu như ở đó, quyền sở hữu trí tuệ của những sản phẩm sáng tạo bị “ăn cắp” một cách tràn lan và trắng trợn. Và một khi đã thiếu sáng tạo nhưng lại thừa “ăn cắp”, thì quốc gia đó cũng sẽ khó lòng thoát khỏi đói nghèo và làm “nô lệ” trí tuệ cho quốc gia khác.
  • Bắt chước, sáng tạo và… ăn cắp

    22/10/2015Văn Như CươngGiờ tập viết của học sinh lớp một. Cô giáo dặn dò: "Các em hãy nghe kỹ lời cô nói, làm cho đúng những điều cô làm mẫu. Phải bắt chước cơ mà viết cho đúng...". Và bây giờ các em đang tập viết một chữ cái vào vở của mình.
  • Phục thầy, không lặp lại thầy mà phải sáng tạo như thầy

    27/10/2014Trường GiangTrong suốt cả đời người học tập và ngay trong mỗi chặng đường học tập, ai cũng có trong óc mình một vài hình ảnh về người thầy giỏi, mẫu mực. Hình ảnh những người thầy đó thường theo ta suốt sự nghiệp. Những cái tốt chung của họ đã có tác động tự nhiên đến ta như một lẽ thường tình, nhưng mỗi người đều có cách học tập riêng hoặc thiên về mặt này mặt khác hoặc thiên về cá thể hay cái cụ thể để nâng mình lên.
  • Bài ca về nghị lực sống và trí tưởng tượng sáng tạo tuyệt vời

    26/05/2010Có thể đối với bạn hay với bất cứ một người nào khác thì viết một cuốn sách dày hơn 100 trang là một điều bình thường. Nhưng với một người liệt toàn thân, chỉ có thể giao tiếp với thế giới bằng những cái chớp mắt, và việc viết một cuốn sách như thế cần tới hơn 200.000 lần nháy mắt thì đó không phải là một việc bình thường, nếu không muốn nói là phi thường
  • Sáng tạo nghệ thuật và tiềm thức

    29/11/2009Nguyễn QuânCó sự có mặt của tiềm thức như một thực tế không đồng nhất với ý thức - được coi là tầng sâu, tầng nền của ý thức. Trong ngôn ngữ học các nhà khoa học đang nghiên cứu rất nhiều về ngôn ngữ bên trong - tức cái có trước - khi nó chưa hiện ra thành ngôn ngữ của một khái niệm, một biểu đạt.
  • Tính ít sáng tạo - thách thức và tiềm năng cho dân tộc Việt

    15/11/2009TS. KTS. Phó Đức TùngTrong mỗi dân tộc đều có những người thuộc loại sáng tạo và những người khác thuộc loại thực hiện, nhưng nhìn chung có một cái gọi là văn hóa dân tộc, có thể xuất phát từ nguồn gốc tôn giáo, giáo dục, chủng tộc v.v..
  • Sáng tạo nghệ thuật

    24/10/2009Thái TuấnTrong công việc sáng tạo, người họa sĩ không sử dụng hình sắc như nhà văn sử dụng chữ nghĩa. Không hề là những dấu hiệu quy ước, hình sắc không có khả năng diễn đạt chính xác minh bạch như chữ nghĩa. Hơn nữa vai trò của nghệ thuật không là sự “minh họa” cho tư tưởng, nó không chú trọng đến công việc “tải đạo” như văn chương.
  • Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo

    19/08/2009TS. Hồ Bá ThâmTrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước thực hiện kinh tế tri thức thì vẫn cần văn hóa thông minh nhưng chủ yếu là cần có văn hóa sáng tạo cả trong quản lý lãnh đạo, trong sản xuất kinh doanh, trong khoa học, công nghệ và trong văn hóa nghệ thuật mà trong đó cốt lõi là phát triển mạnh năng lực tư duy sáng tạo cả về lý luận và thực hành. Không có văn hóa và năng lực sáng tạo như vậy không thể có nhiều nhân tài, không thể có tiến bộ cho dân tộc, không thể tiến lên văn minh và xã hội chủ nghĩa. Coi nhẹ tư duy sáng tạo, coi nhẹ nhân tài thì tất yếu sẽ bị tụt hậu.
  • Năng lực sáng tạo: Làm sao để có

    16/06/2009Phan Đình DiệuNăng lực sáng tạo là vấn đề hưng vong của quốc gia, đất nước, nó cũng là vấn đề thành bại của mỗi tổ chức, doanh nghiệp; và cũng là vấn đề sống còn của mỗi cá nhân. Lợi ích chung và lợi ích riêng hòa hợp một cách hữu cơ trong cùng một nhiệm vụ là làm sao để nâng cao được năng lực sáng tạo chung đó?
  • Thiên đường của sáng tạo

    25/02/2009Xuân HoàiNước Mỹ có những phát minh thành công nhất, nhiều công trình nghiên cứu khoa học được công bố nhất, nhiều trường đại học danh tiếng nhất và không phải chỉ từ khi đặt được chân lên Mặt trăng, từ thời có Monsanto hay Microsoft người Mỹ mới coi phát minh, phát huy sáng kiến cải tiến là một môn thể thao đại chúng. Để giải thích hiện tượng khao khát hướng tới tương lai này, hãy lần theo dấu vết từ phòng nghiên cứu của Benjamin Franklin.
  • Tăng cường nghiên cứu phương thức tư duy, phát huy năng lực sáng tạo triết học

    19/02/2009Trần Trung Lập - Người dịch: Th.S Trần Thúy NgọcTrên cơ sở khẳng định vai trò to lớn của phương thức tư duy đối với sự phát triển xã hội, trong bài viết này tác giả đã phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa phương thức tư duy và phát triển xã hội, coi đổi mới phương thức tư duy là điều kiện cần thiết để thúc đẩy xã hội phát triển. Theo tác giả, hiện nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như những mặt trái giữa thực tiễn sản xuất và thực tiễn khoa học đặt ra nhu cầu bức thiết phải đổi mới phương thức tư duy. tuy nhiên, sự tối ưu hoá phương thức tư duy nhất thiết phải là một quá trình.
  • Tư duy sáng tạo

    20/01/2009Phan Đình DiệuNhững năm gần đây, người ta thường đòi hỏi nền giác dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức ở nước ta, yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của một triết lý giáo dục cho nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
  • Khoa học về sự sáng tạo

    06/12/2008Nguyễn Cảnh ToànĐã có nhiều nguyên nhân được nêu ra về tình trạng học sinh bỏ học, không hứng thú học, song có một nguyên nhân ít được nhắc tới đó là việc coi thường tâm lý "thích sáng tạo" của học sinh, chỉ lo nhồi nhét kiến thức...
  • Sáng tạo và nuôi dưỡng lý tưởng

    19/11/2008PGS.TS Nguyễn Thiện TốngChúng ta đang cần hướng đến một môi trường đại học đúng nghĩa cho việc phát triển khả năng sáng tạo của sinh viên. Đại học đúng nghĩa phải là nơi mà tinh thần học hỏi tìm hiểu được thúc đẩy mạnh mẽ nhất, là nơi mà khám phá phát minh được chứng thực và hoàn thiện, là nơi mà sự động não được khuyến khích...
  • Công bằng cho người sáng tạo

    31/10/2006Vũ Duy Thông...chỉ nói chuyện các văn nghệ sĩ bị phát hiện "đạo" thì cũng đã dài dòng và đau xót lắm. Mấy chục năm trước không may khi thấy hoặc không may khi biết chuyện đó. Có thể chuyện đó không có. Có thể chuyện đó không ai để ý. Có thể chuyện đó không ai nói ra nhưng rõ ràng là chuyện nghệ sĩ đi "chôm chỉa" của người khác để biến thành của mình là ít thấy...
  • Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người

    09/11/2006Nguyễn Văn HuyênVăn hoá là "bản tính thứ hai" của loài người, nơi chứa đựng toàn bộ tinh hoa trí tuệ, nhẩm chất, năng lực, ý chí, khát vọng và niềm tin của con người, nói tổng quát, đó là toàn bộ sức mạnh bản chất Người. Quá trình tạo ra thiên nhiên thứ hai thực chất cũng là quá trình loài người không ngừng tự nâng cao và hoàn thiện chính mình...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • Khoa học sáng tạo và Phương pháp luận sáng tạo

    12/02/2003Trên con đường phát triển và hoàn thiện, KHOA HỌC SÁNG TẠO (Heuristics, Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...)
  • xem toàn bộ