Chuẩn mực sống

12:51 CH @ Thứ Hai - 16 Tháng Tám, 2010
Xem thêm về nạn bạo lực:

Một thanh niên vốn không tiền án, tiền sự, trong lúc điều khiển xe máy trên đường phố lỡ va quẹt nhẹ với xe của người không quen biết. Lời qua tiếng lại, những chiếc đầu nóng nhanh chóng bốc lửa.


Bị tấn công, người thanh niên dùng vũ khí chống trả quyết liệt. Hậu quả là hai người chết, một người bị thương nặng; còn người thanh niên ấy sau mấy ngày lẩn trốn đã bị bắt và dự kiến sẽ đối mặt với một bản cáo trạng nghiêm khắc về tội giết người.

Trên thực tế, những vụ va chạm dẫn đến xung đột giữa người và người không hiếm, nhất là trong điều kiện không gian xã hội ngày càng chật. Điều gây quan ngại là trong những tình huống như thế, lựa chọn phương án giải quyết mâu thuẫn dựa vào bạo lực và nhắm đến mục tiêu triệt hạ đối phương đang có chiều hướng phổ biến, lan rộng.

Trong vụ ẩu đả vừa rồi, công lực đã can thiệp, người gây tội ác đã bị khống chế và chắc chắn sẽ bị trừng phạt theo quy định của pháp luật. Suy nghĩ đọng lại sâu lắng nhất từ câu chuyện có kết cục bi thảm đến lạnh sống lưng ấy và những chuyện tương tự xảy ra trong thời gian qua là: có vẻ như đối với những người trong cuộc, giữa tốt và xấu, không gian sống tự do, tươi sáng và chốn lao tù bế tắc, tối tăm không hề có ranh giới rõ ràng.

Trong tích tắc, một vụ gây gổ lặt vặt đã có thể bùng nổ thành cuộc xâu xé khốc liệt một mất một còn; người hiền lành có thể biến thành quỷ dữ, công dân lương hảo bỗng trở thành kẻ phạm tội...

Từ xa xưa, các nhà hiền triết đã chỉ ra rằng con người ta trước hết là một động vật, luôn tìm cách thỏa mãn cao nhất các nhu cầu của mình. Bởi vậy, tự do được hiểu là muốn làm gì thì làm, là một thiên hướng thuộc bản năng tự nhiên của mỗi người. Nhưng tự do trong xã hội có tổ chức phải mang nội dung kép: một mặt, con người có sự tự do đầy đủ của mình; mặt khác, mỗi người phải tôn trọng tự do đầy đủ của người khác.

Rốt cuộc, tự do đích thực của con người với tư cách là một thành viên xã hội chỉ có thể là tự do trong khuôn khổ các chuẩn mực sống mà xã hội đặt ra nhằm dung hòa các lợi ích khác biệt.

Sự tuân thủ của con người đối với các chuẩn mực ấy là điều kiện cần để người ta được sống thoải mái và bình yên trong không gian chung, cũng như để cộng đồng người được gọi là xã hội có thể tồn tại và vận hành trong trật tự. Để bảo đảm điều này, tất nhiên có thể nhờ đến công lực: ai cư xử tùy tiện, không theo chuẩn mực thì nhà chức trách uốn nắn, xử phạt, thậm chí bắt bỏ tù.

Tuy nhiên, chẳng nhà chức trách nào đủ tiền bạc, phương tiện để đặt tai mắt ở mọi ngóc ngách nhằm phát hiện những vụ vi phạm chuẩn mực mà kịp thời can thiệp. Cách tốt nhất là giáo dục mọi thành viên xã hội: phải trang bị cho mọi người nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của việc tôn trọng chuẩn mực khi giao tiếp trong không gian chung; phải làm cho mọi người hiểu được rằng việc cư xử đúng mực không chỉ có tác dụng góp phần bảo đảm trật tự, bình ổn xã hội mà còn tạo điều kiện để mỗi người có được cuộc sống tốt đẹp.

Một cách hợp lý, sự trang bị phải được thực hiện ngay từ giai đoạn chuẩn bị cho thành viên gia nhập vào đời sống cộng đồng. Rõ hơn, hệ thống giáo dục và gia đình phải giữ vai trò chính trong việc giới thiệu cho xã hội những thành viên tốt, tích cực trong công cuộc kiến tạo không gian sống tập thể lành mạnh và văn minh.
Nguồn:Tuổi trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhân cách tuyệt chủng

    08/04/2020Dương Ngọc DũngChúng ta không thấy rằng hiện nay một hệ thống giá trị để giúp cá nhân định hướng sự phát triển tinh thần không tồn tại hay nếu có tồn tại cũng chỉ là một hình ảnh già nua, mờ nhạt, một kỷ niệm hơn là một động lực mạnh mẽ khuyến khích cá nhân tự thăng tiến theo một chiều hướng tích cực...
  • Trình độ sống của người Việt còn thấp!

    21/10/2018Minh Phương (thực hiện)"Bạo lực nằm sâu trong di sản văn hoá cộng đồng. Người Việt chúng ta không có niềm tin đủ mạnh vào cái thiện, đủ để làm cho họ tránh phạm điều ác. Bạo lực chứng tỏ trình độ làm người thấp của cả cộng đồng. Chúng ta còn phải phấn đấu nhiều để vượt lên một trình độ sống khác".
  • Thái độ sống

    18/10/2018Nguyễn Tất ThịnhTôi gửi đến bạn đọc Ba Câu chuyện dưới đây tôi viết ra từ đáy lòng, bởi những gì tôi đã được chứng kiến, đã trải nghiệm. Những câu chuyện, tự nó đã là điều tôi hằng muốn chia sẻ với các Bạn…
  • Tại sao phải hét to khi tức giận?

    24/08/2017Minh AnhCó một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng:
    - Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải thét thật to vào mặt nhau?
  • Phong cách sống của người đời

    09/07/2017Nhà báo Trường GiangCon người phải biết nói những điều cần nói, nói đúng lúc, đúng chỗ những điều thích hợp, nói theo lẽ phải, hợp với đạo lý, lương tri con người, hợp với xu thế thời đại. Con người phải biết hành động đúng, giúp cho sự bảo vệ chân lý, phải biết hành động có hiệu quả công việc được phân công, nghề nghiệp mình đang theo đuổi để giúp cho sự phát triển của xã hội...
  • Cảnh báo “hoại tử phần hồn”!

    08/09/2016Hữu NguyênKhi xã hội xuất hiện những chuyện như học sinh tạt cả chậu a-xít vào mặt thầy giáo, cầm dao rượt đuổi thầy chạy lòng vòng quanh trường, dùng những từ ngữ lưu manh chửi rủa thầy cô, còn phụ huynh thì “đột nhập” vào lớp học hành hung thầy cô ngang nhiên trước sự ngỡ ngàng của cả trường... thì những hành động đó đã không thể được coi là bình thường trong thang bậc giá trị về luân lý đạo đức...
  • Sự ích kỷ đang lớn dần trong xã hội

    20/05/2016Quốc NamThiện ác có thể xoay chuyển trong gang tấc, nhưng sự vô cảm, từ chối các trách nhiệm tương quan mới khiến chúng ta trở thành người đứng ngoài thơ ơ trước tất cả những vận động của cuộc sống.
  • Đạo đức là nền tảng duy nhất

    28/04/2016Nhóm phóng viênNếu mọi người từ thời còn bé thơ được trang bị theo một chiều hướng tâm linh, đạo đức, và cái đức dục nó đi theo được cái trí dục, thì trên quá trình lớn lên (thì cái) chiều hướng tâm linh đó sẽ giúp cho mình đi đúng con đường chân thiện mà không có bị phá sản về tâm linh.
  • Biểu hiện của suy thoái đạo đức xã hội

    13/04/2016TS Xã hội học Nguyễn Đức TruyềnKhi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình thức…
  • Có một điểm ở đó phát sinh mọi chuyện

    06/01/2016Hồ Trung TúTôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm của anh Vương Trí Nhàn khi đặt vấn đề và đi tìm căn nguyên của các hiện tượng tha hóa đạo đức trong bản sắc văn hóa của dân tộc. Quả thật cái cách xét tật mình như thế là luôn cần thiết và cũng tỏ ra khá hiệu quả. Tuy vậy thật khó mà đồng ý với anh khi bảo rằng căn nguyên của những căn bệnh ấy nó đã có từ thời xa xưa khi người ta tạo nên những câu tục ngữ....
  • Cảm giác có lỗi

    29/10/2015Vương Trí NhànKhiêm tốn, biết điều có vẻ như là một cái gì xa lạ trong tâm lý con người đương thời. Có thể bạn cho rằng tôi đã quá lời ư? Hãy thử lướt qua báo chí và các chương trình truyền hình hàng ngày. Có phải nhìn đâu chúng ta cũng bắt gặp những nụ cười tự mãn, những lời hoa mỹ khoe tài khoe giỏi.
  • Lại bàn về những giá trị sống

    19/06/2014Nguyễn Trần BạtAnh là một mẫu mực, giống như cách anh nói, anh muốn đi tìm hiểu đời sống tinh thần của những người thành đạt, những người nổi tiếng để hiểu thêm họ như một cái gì đó để hướng theo. Anh vẫn nói là không muốn trở thành một người giảng dạy chuyên nghiệp, nhưng đối với tôi và đối với những giáo viên ở khoa chúng tôi cũng như các sinh viên ở đây thì anh vẫn là một người thầy...
  • Sa sút đạo đức, nỗi đau xã hội

    13/06/2010Tương LaiNhững clip video của những tay quay không chuyên nghiệp được tung lên mạng về “nữ sinh đánh nhau” đang gây bức xúc trong dư luận xã hội. Và rồi các báo liên tục đưa tin về bạo lực học đường: Một học sinh lớp 10 dễ dàng đâm chết bạn với một con dao thủ sẵn trong cặp sách vở.
  • Chúng ta không vô can

    29/05/2010Tương LaiTrong số báo trước, tác giả Tương Lai đã đề cập đến vấn đề “sa sút đạo đức”, và gọi đó là một “nỗi đau xã hội”. Ông nhấn mạnh, để xảy ra nỗi đau này, chúng ta không hề vô can! Bài viết sau đây làm rõ hơn những liên quan trách nhiệm từ gia đình đến trường học và cả luật pháp.
  • Đi giữa các ‘Cặp Giá trị sống’

    01/05/2010Nguyễn Tất ThịnhCác quan hệ giữa con người rất phức tạp nên đường chuẩn mực đó vốn là phi tuyến, đã thế trong từng hoàn cảnh bi du di, xê dịch, xô đẩy thậm chí bị dẫm xéo lên mà uốn lượn, đứt đoạn… đến mức người ta chỉ cố tự thu xếp bản thân được trong một đoạn rất ngắn, rồi sau thế nào tính tiếp, giải quyết tiếp… Cứ thế nhưng vấn đề bất cập, không ưng ý, sự vô lí cứ thế mà tích lũy trong đời sống và các quan hệ khiến tất cả cảm thấy rối loạn và bất an...
  • “Người ta hèn là do dân trí thấp”

    07/01/2010Đoan Trang (thực hiện)Xuất thân từ một thanh niên nghèo ở Hà Tĩnh, lận đận kiếm sống bao năm, nhưng anh lại dốc hết tâm sức vào một việc rất có vẻ “vác tù và hàng tổng” - đưa sách về nông thôn - với niềm tin mãnh liệt: Dân tộc mình muốn 50 năm nữa tiến bộ thì bây giờ phải biết đọc sách.
  • Giá trị & thước đo

    06/01/2010Nguyễn Bỉnh QuânEm thấy các thứ giá trị và thước đo cứ "lộn tùng phèo". Thì bởi giá trị cũ và giá trị mới đan xen nhau, thước đo cũ thước đo mới chồng chéo nhau. Bao nhiêu oan trái, bất công có thể từ đó mà ra. Thế làm sao gỡ? Thì dùng luật, tất tật từ to đến nhỏ phải có luật, học sống theo luật dần nó quen đi, gọi là xã hội tiến hoá, tiến bộ.
  • Cái ác sinh ra từ Games online?

    15/07/2009Nguyên Cẩn (Theo VHPG)Làm sao giáo dục tính THIỆN trong nhà trường và nhất là trong gia đình? Không ở đâu mà lòng yêu thương con người, quý trọng mạng sống được dạy dỗ tốt và có hiệu quả cho bằng trong gia đình vì ở đó con trẻ học được ý nghĩa và niềm vui trong tình yêu.
  • xem toàn bộ