Chính khách và chính trị

09:03 SA @ Thứ Bảy - 26 Tháng Mười Một, 2011
Phải công tâm đánh giá cao một số vị đại biểu Quốc hội đã biết vượt lên chính mình để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng cử tri về khả năng diễn thuyết, những câu hỏi có chiều sâu, xây dựng thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cử tri.

LTS: Trong tiến trình từng bước hướng tới một Quốc hội thực sự chuyên nghiệp, chúng ta còn nhiều việc phải làm, nhiều vấn đề phải bàn sâu, nghiên cứu kĩ. Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn riêng của TS Tô Văn Trường. Mời độc giả cùng tranh luận.

Chính khách cũng là một nghề

Trong các kỳ họp của Quốc hội Việt Nam, người dân thường quan tâm theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ. Điều trần là thuật ngữ thường dùng trong Quốc hội, thực chất là liên quan đến việc hỏi và trả lời trong hoạt động của Quốc hội. Chính khách của bất cứ quốc gia nào cũng phải biết diễn thuyết nghĩa là hùng biện, có ngữ điệu, diễn giải có logic, nói đúng, rõ ràng bản chất sự việc, nguyên nhân các vấn đề và các giải pháp khắc phục.

Theo chúng tôi hiểu phần lớn người mà ở các quốc gia dân chủ khác gọi là chính khách thì ở ta họ là nhà chính trị. Chính khách là một nghề nên rất chuyên nghiệp do đó họ rất giữ danh giá, gắn bó với cộng đồng (đối tượng mà họ kiếm phiếu). Chính trị chính là sản phẩm của chính khách.

Đối với những người làm công tác quản lý, tổ chức muốn thành công phải hội tụ cả ba khả năng: làm tốt, viết tốt, và nói tốt. Ở đây chỉ bàn đến khả năng "nói", đương nhiên muốn "nói tốt" và "viết tốt" thì trước hết phải làm tốt đã. Có cảm giác ở ta khả năng "nói" ở nhiều người, kể cả lãnh đạo và chính khách chưa tốt! Nhiều vị nói năng lủng củng, rối rắm, sai cả ý lẫn ngữ pháp.

Cũng có cảm giác là nhiều vị đại biểu Quốc hội ít phát biểu. Mà cử tri thì lại rất muốn nghe họ phát biểu để xem quan điểm của họ về những vấn đề quốc kế dân sinh mà mình quan tâm như thế nào. Còn ấn nút bỏ phiếu như "áo gấm đi đêm", ít minh bạch lắm! Ở những đại biểu hăng hái phát biểu, kể cả ý kiến trái chiều không những hội tụ khả năng diễn thuyết mà còn thấy ở họ bản lĩnh của chính khách.

Truyền hình đang chiếu bộ phim "Bí thư Tỉnh ủy", một việc làm rất có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay. Chưa rõ Ông Kim Ngọc ngoài đời thế nào, chứ Ông Kim Ngọc trên ti vi có một khả năng nổi trội nói rất giỏi, thuyết phục rất giỏi, tức là "diễn thuyết" rất giỏi! Chắc chắn các nhà làm phim khi xây dựng "nhân vật điển hình" không thể hư cấu ra nhiều. Ông Kim Ngọc làm được nên mới nói được. Nhưng trước hết Ông là một người rất dũng cảm. Người dân mong rằng đất nước có nhiều chính khách, nhiều đại biểu của dân như Ông bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc.

Chúng tôi tìm hiểu thành phần dân biểu của một số nước, kể cả trong khu vực Đông Nam Á, nhận thấy vấn đề khác biệt cơ bản và quan trọng nhất là họ không có cơ cấu Quốc hội.

Chính khách là nghề chuyên nghiệp, người ta theo đuổi như sự nghiệp cá nhân, không phải đi vào, đi ra trong một mùa hoặc một nhiệm kỳ. Sự nghiệp ấy đòi hỏi sự rèn luyện bản lĩnh và tài năng lâu dài. Các cá nhân được đảng phái chính trị đưa ra làm khuôn mặt ứng cử cho đảng mình, họ phải chuẩn bị mọi mặt từ nội dung cương lĩnh đến hình ảnh tiếp cận với nhân dân để lấy được lá phiếu của cử tri. Ý

thức người nghị sĩ là "công bộc" của nhân dân thể hiện rất rõ ở chỗ họ cực kỳ nhậy bén với bức xúc của người dân, bằng cách nêu ra các vấn đề đó hoặc đưa ra các giải pháp (lời hứa khi tranh cử) để lấy lòng dân thì mới hi vọng có đủ phiếu vào được Quốc hội.

Khi đã là nghị sĩ, họ cũng hết sức cẩn thận trong lời ăn, tiếng nói vì sẽ được các phương tiện thông tin đại chúng soi chiếu trên công luận. Nếu để người dân thấy ông này, bà kia còn ngáp ngủ trong nghị trường, hoặc nhớn nhác trong cuộc họp sẽ khó lòng khôi phục được hình ảnh đẹp trong người dân. Ở các nước tiên tiến, chúng ta thường thấy các vị chính khách tự tin, đĩnh đạc, trình bầy quan điểm và ý tưởng rõ ràng mạch lạc. Ngoài năng lực và rèn luyện bản thân, họ còn được hỗ trợ bởi ban cố vấn tốt về nội dung chính sách, pháp luật, và có cả tư vấn về xây dựng hình ảnh của mình trên công luận.

Cấp càng cao thì vấn đề chăm sóc hình ảnh trước công luận càng phải công phu và tinh tế. Ví dụ như ở Quốc hội của Úc, mỗi nghị sĩ đều có nhân viên văn hay, chữ tốt viết bài, biên tập đề cương nội dung câu hỏi hoặc bài phát biểu. Một nghĩ sĩ có ít nhất là ba thư ký phục vụ. Đội ngũ này là nhân viên được hưởng lương hành chính trong Quốc hội, nhưng nghị sĩ là người quyết định tuyển dụng, nên thường tạo được đội ngũ giúp việc hợp ý.

Cái khó của chúng ta là nghị sĩ không được đáp ứng hậu cần như vậy, thư ký trong Quốc hội thường phải phục vụ cả tiểu ban, hoặc cả đoàn đại biểu từng địa phương, và phải làm nhiều việc từ A đến Z, không có thì giờ quan tâm phục vụ cho từng đại biểu được.

Thư ký của chúng ta thường làm hành chính, hiếm có thư ký được dùng làm tư vấn cho nên càng hiếm có nghị sĩ nào quan tâm đến vấn đề "làm đẹp" cho mình trước công luận vì nó không ảnh hưởng lắm đến sinh mệnh chính trị của họ như ở các nước khác.

Nhìn lại các phiên chất vấn của Quốc hội nước ta, phải công tâm đánh giá cao một số vị đại biểu Quốc hội đã biết vượt lên chính mình để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng cử tri về khả năng diễn thuyết, những câu hỏi có chiều sâu, xây dựng thể hiện được ý chí, nguyện vọng của cử tri. Lịch sử sẽ không bao giờ quên những hình ảnh của họ trong giai đoạn phát triển khó khăn của đất nước.

Nhiều chất vấn: Hỏi chưa sâu, trả lời còn dài dòng

Tuy nhiên, còn nhiều vị đai biểu Quốc hội chưa hiểu rõ tầm quan trọng của ống kính truyền hình khi có truyền hình trực tiếp, nên chưa biết cách thể hiện mình cho phù hợp với vai trò, vị thế người đại diện cho dân. Người dân bắt gặp không ít các gương mặt thờ ơ, mệt mỏi, còn nói chuyện riêng, buồn ngủ, không có vẻ chú ý tập trung đến nội dung đang diễn ra. Nhìn những chiếc ghế trống, đoán rằng chắc do đại biểu vắng mặt có lý do, không phải là trốn họp và lười vỗ tay như các hội thảo, hội nghị thường thấy diễn ra trong cả nước.


Biên tập truyền hình không biết vô tình hay cố ý để lại nhiều "hạt sạn" trong chương trình. Không nên chiếu những cảnh như đại biểu, phóng viên chạy ra, chạy vào, len qua hàng ghế làm ảnh hưởng đến người khác. Có người còn vừa đi, vừa đang ôm bụng kéo áo, hoặc đang ngủ gật làm mất đi tính trang trọng của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước.

Nhiều cảnh quay chỉ thấy đầu người lấp ló trên nền nhung đỏ vì ghế dựa cao quá, phương tiện sang trọng này làm cho người ta cảm thấy người ngồi đó rất căng cứng và ức chế, không thoải mái, không tạo được không khí làm việc hiệu quả cho các đại biểu phải ngồi nhiều giờ và khó tập trung tinh thần nghị lực cho nội dung cuộc họp bàn.

Một lưu ý về mặt kỹ thuật, thấy hãng SONY có sản phẩm laptop VAIO được có mặt trên bàn chủ tọa Quốc hội. Với công chúng xem truyền hình nhìn rất rõ thương hiệu sản phẩm rõ hơn cả tên Chủ tịch Quốc hội. Để như thế chẳng khác nào chúng ta đã vô tình quảng cáo cho thương hiệu này trong một chương trình được nhiều khán giả theo dõi.

Trong chất vấn vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có chiều sâu, các câu trả lời thì quá dài, nhiều điệp ngữ quá quen tai, hiếm thấy có trả lời nào ngắn, đủ ý và đúng ngay vào nội dung được hỏi. Vinashin đúng là làm ăn thua lỗ nặng, không thể tiếp tục lấy vốn ngân sách tức là tiền thuế của dân và bắt ngân hàng giãn nợ, để nói rằng Vinashin tự lo, tự trả như lời tuyên bố của ông Tổng giám đốc Vinashin mới được bổ nhiệm. Rất ít đại biểu can đảm và sâu sắc phát hiện những vấn đề còn đang rất băn khoăn, lo ngại ở phía trước của Vinashin, bô xít Tây Nguyên như các đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Dương Trung Quốc, Phạm Thị Loan, Lê Văn Cuông vv...

Đặc biệt đối với dự án bô xít Tây Nguyên đã có những chuyên gia lo ngại sẽ lỗ nhưng rất tiếc là Bộ Công thương không công khai, minh bạch trước công luận về phương pháp tính toán, các dữ kiện đầu vào của bài toán kinh tế, tài chính, chi phí cơ hội, thuế, phí môi trường, hoàn thổ vv...của dự án bô xít Tây Nguyên để cử tri cả nước được tỏ tường.

Ngay việc giải thích về an toàn của hồ bùn đỏ của Tây Nguyên mà lại đi so sánh giá trị pH của bùn đỏ ở Hungary 13-15% vừa sai kiến thức cơ bản về khoa học vì pH làm gì có đơn vị phần trăm, chưa kể thang giá trị giá trị cao nhất của pH cũng chỉ đến 14. Trong bùn đỏ, có xút NaOH, trong đó có nhiều độc tố rất nguy hiểm, nhất là thủy ngân. Trong quá trình tương tác giữa xút và các lớp vải địa kỹ thuật ở đáy hồ bùn đỏ, không có nhà khoa học nào trên thế giới dám khẳng định lớp vải địa kỹ thuật này được an toàn trong bao lâu để các độc tố không thấm qua đáy hồ vào mực nước ngầm. Đấy là chưa kể đến nguy cơ về an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội cho đến rủi ro phụ thuộc vào đầu ra là thị trường của Trung Quốc.

Không phải ngẫu nhiên mà hàng nghìn người dân, trong đó có rất nhiều các nhà quản lý, lão thành cách mạng, tướng lĩnh, các nhà khoa học tên tuổi ở cả trong và ngoài nước đủ các lĩnh vực, đồng loạt ký tên đề nghị tạm dừng dự án để xem xét đánh giá lại một cách khách quan, toàn diện về dự án nói trên.

Quan trọng nhất đối với Quốc hội là phải làm đúng chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình trên cơ sở thực hiện quyền lực của dân. Tổ chức nào được dân trao quyền đến đâu, thì nghiêm chỉnh, vững vàng, tự tin làm đúng đến đấy. Nếu mọi tổ chức, mọi quan chức nhà nước đều thực sự là người con hiếu thảo, người đầy tớ trung thành, người học trò khiêm tốn của dân tộc thì sẽ trở thành người quản lý đáng tin cậy của dân và không có chỗ tranh giành hoặc mâu thuẫn về quyền lực.

Không nên hiểu Chính phủ bị Quốc hội chất vấn mà nên hiểu được chất vấn vì đây là cơ hội rất tốt để Chính phủ giải trình, báo cáo trực tiếp trước cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, giải trình, báo cáo trước toàn dân tộc, và nói với thế giới. Cử tri mong muốn Quốc hội cần sớm tăng cường tính chuyên nghiệp kể cả số lượng các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên nghiệp với các phương tiện và điều kiện làm việc ngày càng cao hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài lời về Địa – Kinh tế - Chính trị & hình dung Chính Khách hiện đại

    15/04/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong Khoa học Kinh tế Chính trị hiện đại, thuật ngữ “Địa – Kinh tế - Chính trị” không xa lạ gì. Nhưng giải pháp ứng xử như thế nào với tính chất Địa phương và Toàn cầu của nó sẽ thể hiện một nhà Chính trị Quốc nội có được coi là tầm cỡ Chính Khách thực sự hay không...
  • Tư duy địa kinh tế - địa chính trị

    23/05/2016Nguyễn Trần BạtGần 30 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, khoảng thời gian đủ dài để một đất nước phát triển tới tầm cao mới về chất, nhưng Việt Nam vẫn không thể phát triển, trái lại vẫn mắc kẹt trong những tình thế kinh tế - chính trị bất lợi. Nguyên nhân của tình trạng này có phần rất lớn thuộc về trách nhiệm của công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh tế...
  • Những thay đổi cơ bản của đời sống kinh tế - chính trị thế giới

    28/11/2015Nguyễn Trần Bạt... nhìn vào chiếc T.V của bạn, rất có thể đó là một chiếc Sony của “Nhật” hay một chiếc Daewoo của “Hàn Quốc”. Nhưng hãy để ý đến dòng chữ bên dưới, gần như chắc chắn là bạn sẽ lại thấy một dòng chữ khác: “Made in Singapore” hoặc “Made in Vietnam”. Điều này chắc chắn sẽ chẳng hề khiến bạn ngạc nhiên. Nhưng vậy thì đó là T.V Nhật, hoặc Hàn Quốc hay T. V Singapore hoặc Việt Nam?
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Chính khách và nhân cách cuối cùng

    24/09/2013Nguyễn Tất ThịnhTôi đưa ra định nghĩa: Nhân Cách cuối cùng là cách anh lựa chọn buộc phải đưa ra ứng xử cá nhân, ở thời điểm mà anh dù là ai cũng không thể chối bỏ, trốn tránh được nhu cầu và quyền đánh giá của người khác hay Cộng đồng, khiến cá nhân anh bộc lộ tất cả sự thật về bản thân như thế nào, mà từ đó ai cũng nhận ra anh thực là Ai, đi đến mặc nhiên định vị anh đòi hỏi anh đúng như anh phải là, cho dù anh cố là Ai theo cách của anh.
  • Chính khách và lòng dân

    23/10/2010GS. Tương LaiQuý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “ Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thực cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật.
  • Văn minh Chính trị

    23/08/2010Nguyễn Tất ThịnhNhư tôi từng viết : một cá nhân, cộng đồng, xã hội có thể có văn hóa cùng bề dày lịch sử của nó, nhưng không có nghĩa sẽ dẫn đến được sự văn minh. Tôi cũng đã viết rằng bản thân Chính trị không tự giác văn minh mà trình độ phát triển xã hội buộc nó phải văn minh lên…
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    18/08/2010Nguyễn Trần BạtTính trễ của cải cách chính trị là trạng thái không đồng bộ của quá trình cải cách, trong đó hệ thống chính trị có xu hướng bảo lưu các đặc tính đã trở nên lạc hậu trước thực tế đời sống xã hội...
  • Đạo đức công phu hay chính trị thực hành

    09/08/2010Nguyễn Kim SơnTrên cơ sở trình bày những ghi chép ít ỏi còn lại về tư tưởng và học thuật của Hồ Quý Ly, phân tích những đánh giá của các nhà Nho cũng như của các học giả hiện đại về ông, trong bài viết này, tác giả đã luận giải để góp phần làm rõ thêm tư tưởng Nho giáo của Hồ Quý Ly. Theo tác giả, động cơ của Hồ Quý Ly khi thảo luận về Nho giáo mang sắc thái chính trị trực tiếp và đậm nét. Việc Hồ Quý Ly phê phán Tống Nho xuất phát từ nhu cầu đem tư tưởng hậu thuẫn cho hoạt động chính trị và cải cách.
  • Văn hóa chính trị ở phương Tây ngày nay

    01/02/2010Nguyễn Tiến DũngVăn hóa chính trị là những dấu hiệu phân biệt, đặc trưng cho nhận thức chính trị, cũng như mọi hoạt động chính trị - xã hội của con người trong một xã hội. Trung tâm của văn hóa chính trị không chỉ là tổng số những tri thức của con người về chính trị, mà còn là những định hướng tự do và ý thức hệ của cá nhân, khả năng hoạt động chính trị, kể cả những ứng xử theo thói quen của họ. Khái niệm văn hóa chính trị nói lên trình độ nhất định của sự phát triển cá nhân...
  • Toàn cầu hóa và thay đổi chính trị

    05/11/2009Cao Huy ThuầnCác nước Tây phương tin rằng quá trình toàn cầu hóa sẽ làm thay đổi chế độ chính trị trong các nước chuyên chế khiến các nước này trước sau gì rồi cũng phải xuôi theo trào lưu dân chủ. Trước sau gì toàn cầu hóa kinh tế cũng đưa đến toàn cầu hóa chính trị, bởi vì dân chủ và thị trường có khuynh hướng đi kẹp đôi với nhau như một cặp bài trùng. Luận cứ đó ngây thơ chăng? Vững chắc chăng?
  • Triết lý chính trị- xã hội & pháp luật

    13/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCó thể nói quá trình phát triển của loại hình triết học chính trị, xã hội và pháp lý theo truyền thống văn minh phương Tây đã bặt nguồn từ thời Plato. Ngay từ thời đại ấy, các triết gia đã tìm cách xác định bản chất và ý nghĩa của những gì được gọi là xã hội tốt đẹp, nhà nước và xã hội mẫu mực phải có những đặc điểm gì...
  • Chính trị lương thiện

    08/07/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi viết tiếp, ngắn gọn những hiểu biết và quan điểm của mình dưới đây, không diễn giải một cách lý thuyết hay ‘học thuật’ mà tôi đã tổng kết trong quá trình đọc, nghiên cứu, giảng dạy...
  • Chính trị của đẳng cấp, của mọi công chúng và của toàn cầu

    20/01/2009Nguyễn Tất ThịnhCó lẽ không cần phải mô tả gì thêm về sự kiện ngày 20 Tháng 1 Năm 2009, hôm qua, của Nước Mĩ – mà gần 4 tỉ dân chứng kiến, hầu như mọi người trên Hành Tinh đều biết đến và quan tâm, với những lí do khác nhau, nhưng đều chung một cảm nhận : Vĩ Đại !
  • Sự chậm trễ của cải cách chính trị ở thế giới thứ ba

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtNguyên nhân của tình trạng chậm trễ và trì hoãn cải cách chính trị ở các nước thế giới thứ ba nằm ngay trong hệ thống chính trị của nó; thể chế chính trị ngày càng lạc hậu của thế giới thứ ba đang trở thành lực lượng kìm hãm sự phát triển ở khu vực này...
  • Một giờ với chính khách Lý Quang Diệu

    27/02/2007Kim HạnhTôi thêm vào cái tựa 2 từ “chính khách” sau khi đọc bài báo trên Straits Times Singapore sáng 21/1/2007 (một ngày sau khi ông trở về nước). Những gì ông nhận đình về Việt Nam khi đã trở về nhà là đúng tầm với 1 chính khách.

  • Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ lạc hậu hay đổi mới

    13/12/2006Lê Thị LanĐến nay, đa số các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam cho rằng tư tưởng của các nhà canh tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX là bảo thủ về mặt chính trị, nhất là tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ và họ thường không dành nhiều sự chú ý tới vấn đề này...
  • Tác dụng chính trị - xã hội của các Hội

    15/04/2007Lê Xuân MậuLuật về Hội đang được soạn thảo. Qua nhiều lần chỉnh sửa các bản dự thảo, ta thấy có những điều chưa được nhận thức rõ về vai trò tác dụng của Hội. Riêng về mặt chính trị - xã hội, còn có những nhận thà hẹp hòi, xưa cũ, không phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn...
  • xem toàn bộ