Tác dụng chính trị - xã hội của các Hội

09:08 SA @ Chủ Nhật - 15 Tháng Tư, 2007

Luật về Hội đang được soạn thảo. Qua nhiều lần chỉnh sửa các bản dự thảo, ta thấy có những điều chưa được nhận thức rõ về vai trò tác dụng củaHội. Riêng về mặt chính trị - xã hội, còn có những nhận thà hẹp hòi, xưa cũ, không phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.

Nhu cầu cá nhân - nhu cầu xã hội

Con người sống trong xã hội luôn có nhu cầu tập hợp trong những cộng đồng lớn nhỏ. Các nhóm xã hội tập hợp các thành viên cùng có chung một đặc điểm tự nhiên (tuổi tác, giới tính ) xã hội (hoạt động, sở thích...). Trong các nhóm đó, những nhu cầu riêng được thỏa mãn, những giá trị chung được tôn vinh. Hội tồn tại do sự tự nguyện của các cá nhân có những nhu cầu cần đáp ứng. Nhu cầu dẫn đến sự hình thành các hội đoàn có nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa. Như thế phải thấy tác dụng của hội đoàn với xã hội rất to lớn.

Không nên quan niệm tác dụng chính trị xã hội của các hội đoàn quá hẹp hòi, định kiến theo kiểu đơn giản hóa về chính trị. Ngay một nhu cầu giao lưu tình cảm của các đồng nghiệp cũ tác động tích cực đến trạng thái tinh thần của các cá nhân cũng đã có ý nghĩa xã hội bởi sự cân bằng trong đời sống cá nhân cũng là một biểu hiện ổn định tốt đẹp của một xã hội hiện đại. Trong hoạt động, các hội đoàn còn đem lại cho thành viên những thông tin cần thiết về xã hội từ đó tích cực hóa sự gắn kết với xã hội với ngành nghề, hoạt động (kể cả các thành viên đã về hưu) thì tác dụng xã hội của hội đoàn ấy với cá nhân và xã hội càng cao. Nếu lại có các cuộc trao đổi, góp ý về các đường lối chính sách liên quan thì ý nghĩa hoạch định đường lối chung (về chính trị) càng tích cực hơn với xã hội cũng như sự tích cực chính trị với cá nhân. Lãnh đạo đất nước nếu biết khai thác các đóng góp này sẽ có điều kiện nhìn rõ được yêu cầu của xã hội, của đất nước để giải quyết đúng đắn hơn. Một mặt khác phải thấy khi nhu cầu (chính trị - xã hội) được thỏa mãn, động lực của cá nhân và nhóm được giải phóng sẽ góp phần tích cực vào sản xuất, vào sự phát triển xã hội. Dễ thấy tác dụng giúp cá nhân hiện thực hóa các năng lực của mình trong các tổ chức hội đoàn. Cũng dễ thấy những hoạt động của các hội đoàn cạnh tranh và hợp tác sẽ tạo ra sự cân bằng trong môi trường chính trị - xã hội, giải tỏa các ẩn ức không tốt vì phân biệt đối xử. Hiểu như thế, quan niệm vai trò tác dụng chính trị xã hội của hội sẽ không bó hẹp, bảo thủ dẫn đến việc khai thác tác dụng này phục vụ việc xây dựng xã hội dân chủ hiệu quả hơn. Nếu chỉ coi các tổ chức hội đoàn chính trị tổ chức quan phương mới có tác dụng chính trị thì dẫn đến một thứ gọi là chủ nghĩa biệt phái, để dẫn đến sự lạm quyền của một nhóm nhỏ, quay lưng lại với những yêu cầu của thực tiễn.

Điều kiện cần có

Ý nghĩa chính trị xã hội của một hội đoàn nằm ở tôn chỉ mục đích và điều kiện hoạt động của nó. Ý nghĩa đó cũng xuất phát từ tính khách quan của nó. Sự áp đặt, sự hoạt động mang tính hình thức, không độc lập trong nhiều trường hợp đã công cụ hóa nhiều hội đoàn cho những hoạt động chính trị có khi trái với nhu cầu, lợi ích thật sự của cộng đồng. Tác dụng chính trị trong những trường hợp ấy là khó chấp nhận nhất là khi nó bị nhóm nhỏ nắm quyền lực lèo lái phục vụ lợi ích sai trái của họ. Cái nguyên lý tự do trong thành lập, trong hoạt động phải được tôn trọng mới đem lại sức sống thực sự, tác dụng thật sự của hội đoàn mới thực hiện được việc tham gia tự nguyện độc lập.

Cùng với sự tự do, hội đoàn còn phải được tôn trọng và bình đẳng. Cái tầm quan trọng, sự hấp dẫn và ý nghĩa cao của hội đoàn là ở chỗ đáp ứng đến mức nào đó những nhu cầu cộng đồng của cá nhân và yêu cầu của xã hội. Chính vì thế sự phân biệt đối xử giữa các hội đoàn trong một xã hội là điều cần xóa bỏ. Đương nhiên sự chăm sóc của lãnh đạo và chính quyền đối với các hội đoàn không thể như nhau. Với những hội đoàn kiểu cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong là sự đền ơn trả nghĩa với lớp người đã cống hiến sức khỏe, tuổi trẻ, là thể hiện thái độ của xã hội sẽ khác với đoàn hội khác. Cũng như vậy, với các hội đoàn hoạt động ngành nghề sẽ khác với các hội đoàn của thanh thiếu niên. Những cái không như nhau đó không phải là trong thái độ ứng xử, trong sự khinh trọng nhiều khi thể hiện ở cả các luật. Khó chấp nhận quan niệm về Bộ chủ quản, về sự "cho phép" của chính quyền đến mức đòi các tổ chức hội các cấp cũng phải xin phép thành lập riêng khi mà Hội cấp trung ương đã được phép thành lập, hoạt động?

Trong một xã hội công dân quyền lập hội phải được tôn trọng - tôn trọng trong luật cụ thể. Việc quản lý của chính quyền là quản lý bằng pháp luật - ở đó cả hai phía đều có quyền lợi và nghĩa vụ phải tôn trọng. Quản lý tốt nhất là giúp đỡ hội đoàn hoạt động đúng tôn chỉ - mục đích, phát huy tác đụng xã hội cao nhất. Sự "sát sao" kiểu chăn dắt cần được phê phán. Nó xúc phạm Hội đoàn... Phía hội đoàn, sự tự quản lý, sự tôn trọng pháp luật phải được đề cao. Việc phát hiện xử lý các sai trái vi phạm luật pháp là việc của cơ quan chuyên trách. Đó là điều cả hai bên phải ý thức được tránh những hoạt động có hại đến cộng đồng nói chung và các quyền lợi chính đáng của các nhóm khác đồng thời tránh những can thiệp thô bạo.

Rất cần quan tâm đến mặt văn hóa chính trị trong các ứng xử với hội. Phải tôn trọng những chuẩn mực ứng xử văn hóa trong các hoạt động chính trị trong đó có hoạt động các hội đoàn. Sự tôn trọng lẫn nhau ở các ứng xử văn hóa chung cũng đòi hỏi phải chống lại những nghi kỵ, những kỳ thị, những phân biệt đối xử nhiều khi cả những ứng xử kiểu áp đặt phong kiến gia trưởng với các hội đoàn. "Luật chơi" trong các ứng xử văn hóa đòi hỏi đổi mới sâu sắc trong nhiều lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực đòi hỏi đổi mới sâu sắc là lĩnh vực thực hiện quyền tham gia vào các hoạt động chính trị như bầu cử, ứng cử, trưng cầu dân ý, lập hội... Đó là điều đây đó còn rất chậm đổi mới cả từ lập pháp đến thi hành. Điều đó cần phải được vạch rõ, khắc phục.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề

    15/04/2014Bùi Quang DũngXã hội dân sự hiện đang là vấn đề được cả giới nghiên cứu khoa học lẫn các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Khái niệm "xã hội dân sự” xuất hiện khá sớm ở Châu Âu. Các đinh nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo đó, xã hội dân sự được tạo lập bởi các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại và những tổ chức truyền thông, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức...
  • Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển

    28/11/2013Kiên ĐịnhPhản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng...
  • Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

    07/06/2006Nguyễn KiênXã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại...
  • Bài toán xã hội hóa

    03/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngXã hội hóa và đổi mới tư duy vẫn là hai thứ khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng nhiều khi cũng tế nhị như mối quan hệ giữa bình và rượu...
  • Đại biểu Quốc hội có nhất thiết phải am hiểu luật?

    09/01/2006Đoàn Tiểu LongCác đại biểu Quốc hội vì thế không nhất thiết là luật gia, mà trước hết phải là chính khách. Điều quan trọng nhất họ cần nắm được, đó là tâm tư, nguyện vọng của các cử tri đã tín nhiệm cử họ làm đại diện...
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Đồng thuận xã hội

    05/11/2005GS. Tương LaiĐồng thuận là sự thể hiện cụ thể một tầm nhìn mới, vượt qua những ràng buộc hạn hẹp trong quan điểm “ai thắng ai” để thấy được rằng, hiện nay, đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước...
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • Sách "Bàn về khế ước xã hội"

    06/07/2005Bàn về khế ước xã hội” cũng đề cập những vấn đề nêu trên nhưng đi theo hướng tư duy hoàn toàn khác: Nếu như Montesquieu muốn khám phá cái “trật tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn các luật pháp ở mọi xứ sở và mọi thời đại” thì Rousseau lại cố gắng tìm kiếm trong cái “trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người”;
  • xem toàn bộ