Hội nhập không chấp nhận quản lý tồi

09:02 SA @ Thứ Bảy - 05 Tháng Bảy, 2008

Dù muốn hay không, để phát triển kinh tế xã hội vững mạnh thì cần thiết phải hội nhập với kinh tế thế giới, việc đó giống như một dòng sông cần kết nối với nhiều dòng khác để tránh tình trạng khi thì bị lũ dâng cao, khi thì bị cạn dòng trơ đáy.

Một dòng sông muốn hòa dòng tốt thì ngoài việc phải tăng cường ổn định nguồn nước của mình còn phải biết nhậy bén đóng mở các cửa kết nối nhằm tranh thủ xả nước lũ, ngăn nước bẩn cũng như tiếp nhận nguồn nước sạch, nguồn phù sa để nuôi dưỡng những mùa bội thu và tạo môi trường sinh thái trong lành, bền vững. Mấy thập kỷ qua, một số quốc gia nhỏ bé ở Châu Á nhờ hội nhập một cách khéo léo, tỉnh táo nên đã trở thành “Rồng”, hy vọng nước ta cũng như vậy.

Tuy nhiên mới bén đến cửa hội nhập mà dân ta đã phải lao đao vì hàng loạt các mặt hàng quan trọng đã tăng giá khủng khiếp. Sự việc được một số quan chức và chuyên gia trấn an và dạy rằng, với kinh tế thị trường và hội nhập thì phải làm quen và biết chịu đựng tình trạng giá cả biến động, tăng đột xuất 3- 5 lần! Lo lắng muốn hỏi rằng, các nhà quản lý vĩ mô đã xây dựng và quản lý thực hiện các chiến lược phát triển như thế nào! Họ đã chuẩn bị cho sự hội nhập ra sao!

Thực tế vài vụ giá tăng cao vọt và bất ngờ đã bộc lộ quá rõ sự thiếu chuẩn bị cho sự hội nhập đầy cam go này, ví như vụ giá thép xây dựng tăng đột biến, ta hoàn toàn phụ thuộc vào các đại gia nước ngoài nâng giá nguyên liệu (chủ yếu là giá phôi thép) trong khi ta có đủ mỏ kim loại nhưng không tính đến việc xây dựng công nghệ sản xuất phôi thép hoặc tính toán để có lượng dự trữ nguyên liệu hợp lý. Tình trạng xăng dầu cũng thế, chjỉ vì loay hoay chọn đại điểm xây dựng nhà máy lọc dầu quá lâu nên cứ xuất mãi dầu thô giá rẻ để nhập xăng dầu giá cao, và như vậy là làm mất đi cơ hội gia tăng nguồn ngoại tệ dự trữ cho quốc gia. Một số ngành chưa hội nhập và có nội lực cao như xi măng, điện, nước sạch… cũng đua nhau tăng giá và đe dọa tăng giá. Bên cạnh đó, một số ngành công nghệ cao được Nhà nước ưu tiên đầu tư lớn và lâu dài như Bưu chính viễn thông, Dầu khí, Hàng không… đã ngang nhiên biến sự đầu tư đó thành vốn liếng đặc quyền, đặc lợi của các nhóm công chức trong những ngành đó.

Xin hãy lưu ý, với tư cách là một quốc gia độc lập và phát triển theo định hướng XHCN thì sự phát triển và hội nhập không thể chấp nhận sự nhập nhèm, thiếu hiểu biết, thiếu trách nhiệm, phủ tay “sống chết mặc bay” đối với đông đảo người lao động lương thiện.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công nghiệp hóa = Đô thị hóa?

    30/03/2015Nguyễn Bỉnh QuânMười năm tăng tốc phát triển liên tục. GDP trên đầu người tiến tới sát mức 1000 USD cái ngưỡng mà nhiều chuyên gia dự báo sẽ xuất hiện những vần đề nan giải mới, sẽ bộc lộ các khía cạnh không bền vững do tăng trưởng quá nóng. Một trong các biểu hiện rõ nhất là vấn đề của các đô thị...
  • Nông dân nghèo - mối nguy của xã hội

    05/06/2008TS Nguyễn Đức Truyến (Viện xã hội học)Sau hơn 20 năm đổi mới, lần đầu tiên hiện tượng đầu cơ gạo xuất hiện không chỉ làm giá gạo tăng vọt mà còn tạo nên cú sốc toàn xã hội.
  • Mùa gió chướng

    18/05/2008Nhà sử học Dương Trung QuốcChưa bao giờ đầu óc bị phân tâm như thời điểm này. Cuộc sống trở nên bề bộn của những chuyển đổi . Mới hơn một năm gia nhập WTO, vừa mới những ngày ngây ngất với những chỉ tiêu vượt trội, nay lần đầu tiên Quốc hội phải biểu quyết hạ thấp những chỉ tiêu phát triển kinh tế mới thông qua, ngón tay còn lưu cái cảm giác tê tê của lần ấn nút cách đây mới chừng nửa năm...
  • Lạm phát hay tăng trưởng: Con người và ý chí

    29/04/2008GS, TS Trần Ngọc ThơChống lạm phát bằn cách thắt chặt tiền tệ, giảm cung tiền, tăng lãi suất, dẫn tới giảm tổng cầu hàng hóa, giá hàng hóa và xuất khẩu giảm...
  • Nghe các tập đoàn lớn nói

    28/04/2008TS. Nguyễn Quang ANgày 23.4.2008 trong và bên lề Hội nghị Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, người ta đã được nghe những lời bộc bạch "lấy ngắn nuôi dài" của những người đứng đầu một số "tập đoàn" lớn, các tổ chức được Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng gọi là các "anh cả" của nền kinh tế...
  • Luận bàn về quản lý: Nhà nước, mô hình tập đoàn và cổ phần hóa

    27/04/2008Sau một năm gia nhập WTO, bên cạnh những thành tựu thu được, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề lớn có xuất phát điểm từ điều hành quản lý kinh tế. Giới doanh nghiệp, người dân tiếp tục trông đợi sự chèo lái của Nhà nước nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn ở phía trước. Bàn về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế khẳng định, để đáp ứng sự trông đợi đó, đã đến lúc cần một sự đổi mới về quản lý Nhà nước...
  • Mắc nợ nông thôn

    22/04/2008Nguyễn Mạnh QuânMình còn mắc nợ nông thôn những gì và phải làm gì để bù đắp cho những mất mát của làng quê Việt Nam trước những đổi thay của thời cuộc...
  • An ninh tài chính: Một khía cạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN

    14/04/2008Nhà báo Trường Phước (Bình luận kinh tế năm 2003)Hệ thống tài chính - tiền tệ phải được xây dựng, vận hành theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường, công khai, minh bạch...
  • Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề

    12/04/2008Nguyên thủ tướng Võ Văn KiệtNgười nghèo trên thực tế chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng, trong khi chính họ phải gần như lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra. Muốn đất nước có được sự phát triển bền vững, tôi cho rằng chúng ta không thể thiếu những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo...
  • xem toàn bộ