Minh bạch để hội nhập
Đất nước đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Mọi thế hệ của đất nước đều được xây dựng điều chỉnh để ngày càng phù hợp với thông lệ Quốc tế. Chúng ta hòa nhập nhưng quyết không hòa tan. Đó là kim chỉ nam trong đường lối của Đảng, Nhà nước để giữ gìn bằng được bản sắc dân tộc. Chủ trương ấy rất hợp lòng dân, đồng thuận trong cả hệ thống chính trị.
Thế nhưng, đi vào thực tế thì vẫn còn nhiều bất cập.
Đơn cử, ở các nước nguồn thu của ông thị trưởng bao nhiêu, quan chức bộ nọ, ngành kia bao nhiêu dân nước họ đều tường, mà sao ở ta, ông trưởng thôn, ông chủ tịch xã, chủ tịch phương tiền bạc, đất đai bao nhiêu chẳng ai hay? Chủ trương kê khai tài sản của các cán bộ có chức quyền cũng chỉ dừng ở kê khai mà người dân nào có biết? Chỉ kê khai mà lại không chịu công khai thì người dân sao có thể giám sát?
Rõ ràng sự minh bạch đang lên tiếng. Dân chủ là ở đấy, chống tham nhũng cũng phải bắt đầu từ hai tiếng "minh bạch" này. Vụ PCI Nhật Bản làm dư luận băn khoăn, người dân day dứt. Cả nước dốc sức chăm lo xây dựng cho thương hiệu dân tộc, kéo bạn bè về với mình. Đất nước luôn nhìn thẳng, dám nhìn thẳng, quyết không để "con sâu làm rầu nồi canh". Vẫn hay việc xem xét một con người là hệ trọng, là không thể nóng vội nhưng cũng không thể chậm trễ hơn. Bởi càng chậm thì càng ảnh hưởng đến lợi ích và hình ảnh quốc gia.
Tham nhũng rõ ràng đã xuất hiện những "chiêu" tinh vi và bất chấp những răn đe của luật pháp. Thế nên mới có chuyện ở Quảng Ngãi, quan xã còn nghĩ ra mẹo kê khai giả những gia đình bị thiệt hại trong lũ lụt để ẵm về vài tạ gạo và thùng mì tôm thì thật xót xa! Dân tộc Việt Nam giàu lòng tự trọng, nhưng cũng rất giàu lòng vị tha. Chỉ một việc ông Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cao Đức Phát dũng cảm nhận lỗi trước diễn đàn Quốc hội mà người dân trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long thấy yêu hơn vị bộ trưởng này. Cái sự minh bạch là ở đấy, trắng đen là ở đấy, chứ không thể cứ u ơ cho qua chuyện...
Chỉ một việc quả thanh long xuất sang Mỹ mà người dân Bình Thuận phải minh bạch thế nào trước khi xuất đi. Quả Thanh Long có dùng hóa chất gì không? Từ khi trồng đến khi thành quả quy trình kỹ thuật thế nào? Đừng nghĩ người nước ngoài họ khó tính, nhưng cái thứ trước khi bỏ vài miệng ăn, người ta phải biết nó thế nào!
Minh bạch trước hết là sự trung thực. Có trung thực mới có sự minh bạch được. Con cái quan chức đi du học nước ngoài cả trăm nghìn USD. Tiền ở đâu ra, đã cơ quan chức năng nào thống kê và tìm hiểu ngọn nguồn? Nhà đất của một số quan chức địa phương với kiểu "tư duy nhiệm kỳ", người dân đều biết cả, mà sao các nhà làm tổ chức, kiểm tra lại không tường.
Chống tham nhũng là để cho các cơ quan công quyền trong sạch, là cho sự minh bạch rõ ràng hơn. Người dân không vui gì khi đời sống công chức cũng còn khó khăn. Công chức phải có đời sống, thu nhập ổn định để tập trung lo công việc, nhưng công chức sống giàu có trên sự sách nhiễu người dân, gây phiền hà để trục lợi thì là điều không thể chấp nhận trong một xã hội văn minh...
Minh bạch là để hội nhập và để hội nhập, sự minh bạch thiết nghĩ cần phải làm quyết liệt hơn! Bởi lòng tin của người dân đang trông vào chỉ số của sự minh bạch trong từng việc từ lớn đến nhỏ của bộ máy công quyền.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005