Chân, Thiện, Mỹ, Hòa

10:37 CH @ Thứ Ba - 19 Tháng Mười Hai, 2017

Năm 2000, tôi tạm dừng sự nghiệp giảng dạy mới chớm nở để đi du học.

Chuyến đi đó trước hết là để dành ra một khoảng lặng, bước ra khỏi cái vòng tròn cơm áo gạo tiền để nhìn lại, hiểu mình và đất nước của mình, hơn là vì kiến thức chuyên môn. Chính vì thế, ngoài việc học thì phần thời gian còn lại tôi dành cho việc đọc về các chủ đề liên quan đến văn hóa, xã hội và tìm hiểu đời sống của Hàn Quốc, nơi tôi đang theo học.

Tôi sục sạo vào thư viện và mạng Internet để đọc đủ thứ trên đời, trong đó có chú trọng đặc biệt vào kho tàng văn hóa phương Đông - trong sự liên hệ với tinh thần khoa học mà chúng tôi được đào tạo.

Cuối cùng, tôi cũng tìm ra một bộ giá trị phổ quát đậm chất phương Đông, để mang làm vốn giắt lưng. Đối với tôi, hai năm như thế là thành công, dù cái giá phải trả cũng không hề rẻ.

Rồi cẩn thận hơn, suốt 15 năm qua, tôi dành thời gian để chiêm nghiệm và kiểm chứng. Tôi coi đó là khung tham chiếu cho mọi hành xử và suy nghĩ của mình, đặc biệt là trong những việc liên quan đến giáo dục.


Tiến sĩ Giáp Văn Dương

Ngày 20/11, tôi muốn cùng các thầy cô suy ngẫm về bộ giá trị phổ quát này. So sánh giữa các nghề đã đi qua, tôi thấy nghề dạy học là nghề khó nhất. Nghề dạy học không chỉ là một khoa học, mà hơn thế, nó còn là một nghệ thuật. Và đặc biệt, người thầy phải là chính điều họ dạy, thì điều đó mới có ý nghĩa.

Còn nếu người thầy chỉ dạy như nhắc lại sách vở, còn mình thì sống hoàn toàn khác so với điều mình dạy, thì việc dạy đó chỉ có tính cách hình thức, dạy cho xong việc, vì thế không có kết quả. Cuốn sách giáo khoa tốt nhất chính là đời sống của người thầy. Nội hàm giáo dục đúng nghĩa sẽ không chỉ giới hạn ở tri thức sách vở, mà còn phải mở rộng sang cả giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống thì mới đầy đủ.

Đó lý do tôi tin vào bốn giá trị giản dị đã được kiểm chứng bởi địa lý và thời gian: Chân - Thiện - Mỹ - Hòa.

Chânlà thông tin và tri thức sử dụng phải chân thực, được kiểm chứng. Chân là mục đích của tư duy và nội dung của khoa học.

Thiệnsống sao cho không gây hại cho mình, cho người khác và cho cuộc sống xung quanh. Thiện là mục đích của hành xử và nội dung đạo đức.

Mỹlà luôn hướng đến cái đẹp, cái tự nhiên nhất có thể. Mỹ là mục đích của sự trở thành và nội dung của nghệ thuật.

Hòa là luôn giữ được sự cân bằng, hài hòa với mình, với người và với thiên nhiên, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hòa là mục đích của lựa chọn và nội dung của tổ chức xã hội, sinh hoạt văn hóa và tôn giáo.

Sự bế tắc của giáo dục hiện tại - vốn đã được phân tích nhiều lần - thể hiện trước hết ở việc quá tải về trang bị kiến thức sách vở, nhưng thiếu hụt giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống.

Ngoài ra, giáo dục cũng đang thiếu một bộ giá trị chung có thể định hướng nội dung và chuẩn mực giảng dạy cho các mảng tri thức, đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống này. Tôi quan niệm, một người đi qua cuộc sống này cũng giống như một lữ khách đang đi trên hành trình vạn dặm của đời mình.Để không bị lạc đường, thì điều quan trọng nhất với người lữ khách không phải là lượng tiền bạc giắt lưng, mà là một la bàn chỉ rõ bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc.

Nếu sử dụng bộ giá trị phổ quát Chân - Thiện - Mỹ - Hòa này làm định hướng, ta sẽ thấy chuẩn mực của giáo dục tri thức là Chân, giáo dục đạo đức là Thiện, giáo dục nhân cách là Mỹ, giáo dục kỹ năng sống là Hòa.

Nhờ đó, giáo dục sẽ ngay lập tức vượt ra khỏi sự lệch lạc nhồi nhét tri thức sách vở, để trở thành một thể toàn diện và thống nhất, vừa trang bị tri thức với chuẩn mực là Chân, vừa giáo dục đạo đức với chuẩn mực là Thiện, rèn giũa nhân cách với chuẩn mực là Mỹ, và phát triển kỹ năng sống với chuẩn mực là Hòa.

Dù nội dung chương trình có thay đổi như thế nào đi chăng nũa, chỉ cần người thầy giữ thật vững được bốn giá trị Chân - Thiện - Mỹ - Hòa để định hướng cho việc giảng dạy, và rộng hơn là định hướng cho đời sống của mình và học trò, thì mục tiêu của giáo dục sớm muộn gì cũng sẽ đạt được.

Tôi nghĩ, giáo dục không cần phải chạy theo những chương trình cải cách cao xa. Với tư cách là một người cha có con đang đi học, bản thân tôi cũng không mong gì hơn việc con mình được các thầy cô trang bị và rèn giũa bốn giá trị Chân - Thiện - Mỹ - Hòa này. Nếu được như thế, con tôi dù ở đâu, làm gì, có gặp khó khăn sóng gió hay phải đối mặt với cạm bẫy nào, tôi cũng thấy yên tâm.

Có như thế, giáo dục mới hết hoang mang. Có như thế, giáo dục mới thực sự là giáo dục. Và con người mới thực sự trở thành người.

Nguồn:Vnexpress
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đi tìm ‘nhà giáo’

    19/11/2018TS. Giáp Văn DươngNhững ngày này của 18 năm về trước, tôi có một niềm vui háo hức: Trở thành một nhà giáo. Điều thú vị là lúc đó, tôi không hề đặt ra cho mình câu hỏi nhà giáo là ai trước khi bước vào nghề....
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Thế nào là "giáo dục đại học khai phóng"?

    06/11/2017Thùy LinhKhi 17-18 tuổi, nhiều em chưa biết mình thích gì. Vì vậy, bắt phải lựa chọn nghề nghiệp thì rất nhiều em sau này sẽ cảm thấy nuối tiếc...
  • Con người tự do là đích đến của giáo dục

    26/05/2017Giáp Văn DươngTriết lý giáo dục của thời đại mới phải hướng đến việc đào tạo con người tự do, thay vì đào tạo con người công cụ như hệ thống giáo dục hiện thời. Con người tự do là đích đến của giáo dục...
  • Học để làm người tự do

    26/03/2017Giáp Văn DươngTôi cho rằng, mục tiêu của giáo dục là giúp cho người học vượt thoát khỏi những giới hạn do chính giáo dục mang lại. Học lại là hoạt động trọng tâm của giáo dục. Vì thế, câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “Học để làm gì?” sẽ là: Học để trở thành con người tự do...
  • Minh triết và hạ tầng tư duy

    31/05/2016Giáp Văn DươngViệc tìm hiểu mối quan hệ giữa minh triết và hạ tầng tư duy có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng tư duy, tạo điều kiện cho việc giải phóng tư duy, hình thành những tư tưởng mới, sáng tạo và có giá trị cho đất nước...
  • Triết lý giáo dục trong những cuốn sách kinh điển

    10/04/2016Cao Việt DũngNền giáo dục Việt Nam nơi đào tạo ra rất nhiều đứa trẻ được nuông chiều nhưng không thực sự được tôn trọng, tự tin vì rất nhiều thứ khác ngoài nền tảng kiến thức và bản lĩnh cá nhân, chắc chắn cần có các thay đổi. Lời gợi ý đúng đắn rất có thể sẽ đến từ những cuốn sách như thế này.
  • Lá thư hè Singapore

    19/03/2016Nguyễn Xuân XanhSingapore không mất đi vẻ thu hút mãnh liệt đối với tôi. Tôi xin ghi lại vài ấn tượng và suy nghĩ hời hợt gửi đến Anh Chị, và cũng như từ góc độ Singapore tìm hiểu xem tại sao Trung Quốc như thế mà Việt Nam không như thế...
  • Khai trí – Sự nghiệp trăm năm cần tiếp nối

    13/01/2016Tiến sĩ Giáp Văn DươngLàm sao để phát triển? Làm sao để vươn lên? Câu trả lời không là gì khác ngoài những điều một nhóm trí thức tinh hoa đã chỉ ra từ hơn một trăm năm về trước: Trước hết cần khai dân trí...
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • 'Con người tự do' là đích đến của giáo dục

    15/06/2015Chi Mai thực hiệnMở trường trên mạng, TS Giáp Văn Dương theo đuổi triết lý "trên một mệnh đề duy nhất: Con người tự do là đích đến của giáo dục"...
  • Ảnh hưởng của hệ giá trị chính trị phương Tây đến sự phát triển của các xã hội ở Đông Á – trường hợp Trung Quốc

    17/10/2014TSKH. Lương Văn KếCông cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở Trung Quốc cũng như Việt Nam thực chất là một cuộc chuyển đổi toàn diện, mang tính hệ thống và về cơ bản theo chuẩn giá trị Phương Tây. Tiến trình cải cách này đến nay khá thành công. Đây là một cống hiến vĩ đại trong sự nghiệp phát triển đất nước của hai nước xã hội chủ nghĩa láng giềng này...
  • Gọi tên triết lý giáo dục

    14/05/2014TS. Giáp Văn DươngTriết lý giáo dục của hệ thống hiện thời là đào tạo con người công cụ. Đây là cái sai nghiêm trọng nhất trong những cái sai của hệ thống giáo dục này.
  • Khủng hoảng giáo dục là do không có triết lý giáo dục

    17/04/2014Nhà giáo Ưu tú, TS Lê Vinh DanhTS Lê Vinh Danh thu hút tôi vào một hướng khác, đó là những suy tư của ông đối với nền giáo dục nước nhà. Ông cho rằng khủng hoảng lớn nhất của hệ thống giáo dục VN trong vòng 60 năm qua là việc không chỉ ra được triết lý của nền giáo dục...
  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Triết lý giáo dục của người Việt

    02/11/2012Tống Văn CôngCách đây mấy thập kỷ, khi giáo dục bắt đầu lâm vào khủng hoảng, người ta cho phục hồi câu “tiên học lễ, hậu học văn”, một triết lý giáo dục của nho giáo từng được cả châu Á vận dụng, nhưng lần này đã không cứu vãn nỗi đà xuống cấp của nền giáo dục Việt Nam...
  • Một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thế kỷ 21 và dân tộc Việt Nam ngày nay

    12/11/2010TS. Bùi Trân Phượng...nếu có tác giả nào, từ cách đây gần 80 năm đã chủ trương một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thời đại chúng ta vào đầu thế kỷ 21 và cần thiết cho dân tộc Việt Nam ngày nay, đó chính là nhà toán học - triết gia người Anh Alfred North Whitehead (1861-1947). Là đồng tác giả với Bertrand Russell của bộ sách ba quyển Nguyên lý toán học (Principia Mathematica, 1910, 1912, 1913), ông đã đóng góp có ý nghĩa vào luận lý học và thần học thế kỷ 20.
  • Về triết lý giáo dục

    28/07/2009Nguyên NgọcTheo tôi, nguyên nhân đầu tiên, sai lầm đầu tiên và bao trùm là ở chính vấn đề quan trọng nhất, cơ bản nhất của giáo dục: ở triết lý giáo dục. Nói nôm na ra là chúng ta định xây dựng và thực hiện nền giáo dục này để làm gì? Tôi cho rằng đang có vấn đề hết sửa nghiêm túc ở chỗ này, nơi lâu nay ta tưởng mọi sự đã chẳng còn có chuyện gì phải bàn nữa.
  • Chân thiện mỹ: “Bộ luật tối cao của loài người”

    09/01/2008Trần Văn LýCái quá trình: nhận biết (hiểu), chọn lọc ấy có một số sự vật, sự việc trong thiên nhiên, vũ trụ và trong xã hội: Phù hợp với lợi ích (vật chất, tinh thần), phù hợp với ý thích (quan niệm), phù hợp với khát vọng (ước mơ) của con người thì đó là cái đẹp...
  • Lại chuyện triết lý giáo dục

    11/10/2007Nguyên NgọcMấy hôm nay bỗng lại thấy xôn xao lên chuyện triết lý giáo dục. Có lẽ là vì vừa có cuộc hội thảo về chuyện triết lý giáo dục do một cơ quan nào đó của Bộ GD-ĐT tổ chức, mà quả thật nếu không có một bài báo tường thuật lại khá sơ sài thì chẳng ai biết nó diễn ra ở đâu, vì sao, để làm gì.
  • Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới

    27/06/2007Nguyễn Văn PhúcTrên bìnhđiện lý luận, cần phân tíchtoàn diện và đầyđủ những nhân tố tácđộng đến quá trình hình thành hệ giá trị và chuẩn mựcđạo đức mới, trongđó, kinh tế thị trường, tiếnbộ công nghệ, giaolưu văn hoá là những nhântố cơ bản nhất...
  • xem toàn bộ