Chân thiện mỹ: “Bộ luật tối cao của loài người”
Con người là một loại động vật: ăn, ngủ và duy trì nòi giống. Nhưng lại không phải là động vật. Vì động vật chỉ biết làm những việc ấy một cách thụ động, nó không “hiểu” được những việc nó làm. Còn con người hiểu được mình làm, biết chọn lọc việc gì nên làm, việc gì không nên làm trong một bối cảnh nhất định. Cái quá trình: nhận biết (hiểu), chọn lọc ấy có một số sự vật, sự việc trong thiên nhiên, vũ trụ và trong xã hội: Phù hợp với lợi ích (vật chất, tinh thần), phù hợp với ý thích (quan niệm), phù hợp với khát vọng (ước mơ) của con người thì đó là cái đẹp.
Cái đẹp được hướng tới ngay từ khi loài người mới sinh ra, kể cả lúc chữ viết chưa xuất hiện. Một cơ thể đẹp, một bông hoa đẹp. Một bầu trời đẹp, một cách sống đẹp, rồi còn một con chó đẹp. Thậm chí một vật từng để giết người như thanh gươm người ta cũng phân biệt: Thanh gươm này đẹp, thậm chí cả “nỗi buồn” nữa, cũng có nỗi buồn đẹp, không ai biết (nhận biết) hết được cái đẹp vốn có sẵn ở quanh ta. Để mà kể hết được về nó. Cái đẹp phong phú như cuộc sống. Cũng luôn biến đổi theo những nhận biết và ý thích của cuộc sống, cái đẹp vừa có thật vừa mơ hồ, vừa hữu hạn vừa vô hạn. Phải ánh cái đẹp chính là văn chương. Hướng tới cái đẹp chính là văn chương.
“Bình thường” các tôn giáo cũng hướng tới cái đẹp (cách sống đẹp) vì nền tảng của các tôn giáo là “chân và thiện”, chính trị cũng vậy, thông thường nhằm phá vỡ những “luật lệ” cũ để xây dựng những luật lệ mới (hoặc thúc đẩy cái mới) tốt đẹp hơn. Nên có thể nói văn chương (cái đẹp) bao gồm cả tôn giáo và chính trị. Nó rất rộng tới mức không định nghĩa được chính xác văn chương (văn học) là gì, còn chính trị và tôn giáo người ta đã biết rất rõ định nghĩa được rất rõ ràng.
Văn chương (cái đẹp) được cụ thể hóa bằng công thức (chân, thiện, mỹ) đó là cái đích của văn chương và cũng là cái đích của loài người và hình như từ trước tới nay nó là “bộ luật” cao nhất của loài người. Anh sống đẹp chưa? Cuộc chiến tranh này với mục đích gì? Mục đích ấy có tốt đẹp không? Cảnh quan xung quanh ta đã đẹp chưa? Chính vì thế ngay cả khi vừa chém giết lẫn nhau xong, con người lại phải ngồi lại với nhau, bàn với nhau làm thế nào để sống bên nhau tốt đẹp hơn. Điều đơn giản ấy, giá được mọi người đều biết và ai cũng tôn trọng chắc cuộc sống của loài người cũng đã bớt đi khổ đau nhiều rồi.
Có một thực tế trong khi tuân thủ “bộ luật” trên, một số người thấy “mệt mỏi” họ muốn được “tự do tuyệt đối” ai muốn làm gì thì làm. Như muốn tự do đi xe đạp ngoài đường. Như đàn ông muốn ngủ với đàn bà bất kỳ nào đó cũng được. Nhưng khi làm như vậy xảy ra tai nạn giao thông chết người, và người khác đến ngủ với vợ họ, họ lại vội vàng “hô lên” rằng không như vậy được, như thế là không đẹp! Điều đó cho ta nhận ra một điều là: các dòng văn chương theo thuyết “hiện sinh” rất dễ sinh ra một cách tự phát, rồi lại rất nhanh chóng chết “yểu” là điều tất yếu! Máy bay cứ thử bay lung tung xem. Trái đất cứ thử chuyển động bừa không theo một quỹ đạo nhất định xem, sẽ… nổ tung ngay. “Bộ luật” chân, thiện, mỹ là mảnh đất để văn chương và loài người tìm được tự do chân chính mà mình muốn.
Nhà thơ như những con tàu vũ trụ xuất phát từ cuộc sống, từ mặt đất trí tuệ họ bay lên khoảng không bao la để nhìn lại mặt đất, để tìm hiểu cuộc sống, đúng hơn, để hiểu được cái đẹp nhiều hơn rồi để sống đẹp hơn. Để bay lên vũ trụ phải là những con người đặc biệt (các thiên tài thi ca) trong khi bay lên cái khoảng không một cách “đơn độc” ấy, họ cô đơn lắm. Cô đơn hơn cả những phi công vũ trụ thực thụ, nhiều người bay lên quá cao không chịu nổi cái “khoảng cách” với nhân quần ý nói khoảng cách trình độ, và cách sống, một vài người đã tự kết liễu đời mình đó là những bi kịch bi tráng. Số phận của những phi công vũ trụ bay đi tìm cái đẹp đôi khi cũng phải trả giá bằng máu của chính đời mình. Nước Pháp, một nước từng được coi là nơi có cuộc sống văn minh nhất, nhì thế giới mà nhà thơ Gêraxinluky còn thấy cô đơn, còn pải nhảy xuống sông Sen nữa là chỗ khác trên trái đất này. Đau đớn thay, bất hạnh thay cho các thiên tài thi ca. Ôi! Đến giờ đã mấy ai hiểu đúng tại sao mà Êxêghin, Mai a, Khuất Nguyên, Lý Bạch, Nguyễn Du, Ghê raxiluky phải chết đâu! Tác phẩm của thiên tài, cái chết của các thiên tài thi ca đã góp phần thức tỉnh “cái đẹp” trong lòng nhân loại, nhưng nhân loại ơi! Giá… đừng … phải trả giá bằng cái chết thì ”cái đẹp” trọn vẹn nhường nào!
Lý luận văn chương chưa bao giờ khủng hoảng
Hội Nhà văn Việt Nam tháng 12/2003 đã tổ chức được một Hội nghị lý luận phê bình ở Tam Đảo, sau hơn 50 năm kể từ khi Hội nghị lần thứ nhất họp ở Việt Bắc. Hội nghị này được đánh giá là một sự kiện lớn trong đời sống văn chương nước nhà ở giai đoạn hiện nay. Những vấn đề nổi lên tại Hội nghị là phê bình yếu kém nên không thúc đẩy được sáng tác. Có ý kiến còn cho rằng văn chương đang có cuộc khủng hoảng về lý luận. Theo dõi các bài tham luận đọc tại Hội nghị và in trên báo, tôi xin mạnh dạn phát biểu những suy nghĩ của tôi về những vấn đề trên. Và như chúng ta đã biết:
Thông qua hình thức ngôn ngữ chữ viết, con người thể hiện những ước mơ, những khao khát về một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp hơn, cao hơn cái cuộc sống, cao hơn cái xã hội hiện tại mà họ đang sống, và cả một tự nhiên trong lành hơn cái tự nhiên đang diễn ra. Cách thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ chữ viết ấy chính là văn chương.
Vậy các tác phẩm văn chương đích thực phải làm được cái việc lay động được lòng người đọc, thức tỉnh được lòng người đọc hướng được họ tới những điều tốt đẹp. Nghĩa là hướng được họ tới cái đích chân, thiện, mỹ, cái đích này cũng là cái đích tối cao của cả loài người chứ không chỉ riêng gì là của văn chương, vậy nên không sợ nó cũ hoặc đối lập với một giai đoạn lịch sử nào đó, những người không nhận ra được điều này thường bị những quan niệm cụ thể đơn thuần của từng giai đoạn thời gian chi phối. Khi những quan niệm ấy thay đổi, những người đó mất phương hướng thường kêu ầm lên rằng: Thế thì văn chương bây giờ đi theo hướng nào cho đúng? Viết theo chủ nghĩa nào cho hay? Ôi! Khủng hoảng lý luận mất rồi. Mặt trời tắt mất rồi…!
Qua những điều vừa nói ở trên có thể đi tới kết luận rằng: “Chân, thiện, mỹ” là cái đích tự thân của văn chương (văn chương chân chính) ngay cả từ lúc nó mới sinh ra và từ đó cho tới nay hay mãi mãi về sau vẫn thế, kể cả những lúc người ta chưa nhận ra được điều đó.
Những tác phẩm văn chương có sức lay động, thức tỉnh và hướng được lòng người về phía “chân, thiện, mỹ” tức là nó có sức thuyết phục, chinh phục, nó sống bằng chính cái sức (sống) ấy của nó, nó đâu phải đợi tới lúc phê bình mới bắt đầu được sống. Các bà buôn thúng bán mẹt, các bác đạp xích lô có bao giờ đọc phê bình thế mà họ vẫn thuộc chuyện Kiều của Nguyễn Du, thuộc thơ của Nguyễn Bính. Vậy nên sao nhiều nhà văn, nhà thơ không tự trách mình là thơ, văn của mình viết chưa có sức lay động mà lại đi trách các nhà phê bình là sao không viết về mình, về tác phẩm của mình.
Có người nói rằng tác phẩm “Thi nhân Việt
Phê bình có người nói: Nó phần nào giúp cho các nhà thơ định hướng cho sáng tác của mình. Không sai! Song nó chỉ không sai với những cây bút bình thường còn những thiên tài thi ca, chạy theo họ để hiểu họ, hiểu tác phẩm của họ. Còn lo không kịp nữa là làm sao mà các nhà phê bình định hướng được cho họ các thiên tài thi ca. Bởi các tác phẩm của các thiên tài thường là lạ, là chưa từng có trên văn đàn, mà hiểu được những cái mới lạ ấy cần phải có thời gian, phải có trình độ tới cỡ nào đó và còn cần có khát vọng cùng một hướng với các thiên tài; có những thứ ấy rồi vẫn chưa đủ, vẫn còn phải phụ thuộc vào tầm cao khát vọng của người phê bình có song hành được với người sáng tác không chứ đâu phải chỉ có một việc đã đọc nhiều sách theo kiểu tầm chương trích cú rồi là hiểu được như nhiều người đang hãnh tiến quan niệm. Chính vì thế mới có những bài thơ 100 năm, thậm chí 1000 năm tìm tòi mới hiểu được. Mà cũng chỉ một, hai người phê bình rất tài năng thường là những người đã từng sáng tác khá thành công mới chỉ ra được để mọi người cùng hiểu bởi họ (người phê bình vừa chỉ ra…) cũng từng có những cảm giác (xúc động) sáng tác gần như vậy.
Nói như ở trên thì phê bình là thừa ư? Không! Mới bước vào đời, hoặc mới tiếp xúc mới bắt đầu đam mê văn chương còn đang mầy mò để hiểu một câu, thậm chí một chữ nay có bài phê bình chỉ cho ta rằng: Nói là thế này, thế thì tốt quá đi chứ nó giúp ta đỡ mất thời gian, nhanh chóng hiểu, nhanh chóng tích lũy được nhiều kiến thức. Mặt khác, quần chúng nhân dân nói chung trong đó có cả một số nhà văn nhà thơ vì lý do nào đó nên khiếu năng cảm nhận kém, phê bình có công chỉ ra cho họ đâu là cái hay đích thực, đâu là cái hay… Giả cầy.
Còn nữa, phê bình nghĩa là hưởng thức tác phẩm. Muốn thưởng thức được tác phẩm, ngoài điều kiện tiên quyết là khiếu năng trời phú ra, thì còn cần tới trình độ và lòng say mê. Những điều ấy không phải ai sinh ra cũng có. Nên các nhà phê bình trong góc độ nhất định, cũng có một cái công hết sức to lớn là đem những cái mà mình thưởng thức được, thường là cái tinh túy và sâu sắc mà quần chúng bạn đọc chưa hiểu được, nói cho họ hiểu. Các nhà phê bình đã bắc một chiếc cầu nối giữa tác phẩm và bạn đọc. Chỉ riêng điều này thôi, những cây bút sáng tác đã phải biết ơn những nhà phê bình lắm rồi. Vì nếu không có họ (các nhà phê bình) các nhà văn, nhà thơ sẽ cô đơn biết bao, sẽ buồn biết bao, thậm chí có khi buồn tới mức như không có Chung Tử Kỳ, Bá Nha cuộn đàn lại không gẩy nữa.
Vậy nên các cây bút sáng tác và các nhà phê bình hãy thương lấy nhau.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng