“Chủ nghĩa thân hữu”
Doanh nghiệp nhà nước gắn với các cơ quan nhà nước. Sự gắn bó này tạo ra lợi thế. Ít nhất, đó là khả năng tiếp cận các quan chức dễ dàng hơn, khả năng đề xuất nguyện vọng và cung cấp thông tin cho lãnh đạo nhanh chóng hơn.
Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp nhà nước có cơ hội lớn hơn để tác động lên các quyết sách của công quyền. Mà đã như vậy thì không ít quyết sách được đưa ra sẽ có lợi hơn cho các doanh nghiệp nhà nước. Và đây là nguyên nhân sâu xa làm cho các quan hệ thị trường bị bóp méo, và một sân chơi không bình đẳng được hình thành.
Sự gắn bó này như vậy tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ.
Tuy nhiên, sự gắn bó giữa các doanh nghiệp tư nhân với các quan chức nhà nước tiềm ẩn những rủi ro lớn hơn rất nhiều. Sự gắn bó này không dựa trên những định hướng chính trị của đất nước mà trên quan hệ người nhà, thân quen. Hình thành nên một thứ gọi là “chủ nghĩa thân hữu”.
“Chủ nghĩa thân hữu” không chỉ là một kiểu đỡ đầu các công ty người nhà, mà còn là một phương tiện để hợp thức hóa các tài sản ăn cắp của Nhà nước. Ưu thế lớn nhất của các công ty tư nhân thân hữu là khả năng lại quả dễ dàng. Vì tiền của Nhà nước sau khi đã được chuyển cho các công ty tư nhân thông qua các hợp đồng “cho không, biếu không” (kiểu như các hợp đồng mua camera và làm các bảng quảng cáo điện tử của các bưu điện tỉnh mà báo chí đang nêu ra chẳng hạn) sẽ nhanh chóng được biến thành tiền của tư nhân. Mà đã là tiền của tư nhân thì “em chi thế nào, em cho ai, biếu ai là quyền của em”. Đây thật ra chỉ là một sự ngụy biện.
Về bản chất, lại quả là việc: “Các bác giúp em moi được 10 phần tiền của Nhà nước, em xin biếu lại các bác hai phần”. Không bao giờ có thể xảy ra chuyện: “Các bác giúp em moi được10 phần tiền của cá nhân các bác, em xin biếu lại các bác hai phần”.
Do được các quan chức đỡ đầu, các công ty thân hữu thậm chí có thể giành hết các hợp đồng béo bở của các doanh nghiệp nhà nước. Phải chấp nhận những phần việc xương xẩu hơn, nhiều doanh nghiệp nhà nước càng kinh doanh càng thua lỗ, lụn bại. Tình trạng này cũng giống với việc có những bác sĩ ở phòng khám tư tìm cách chuyển ra phòng khám của mình những bệnh nhân giàu có, tiềm năng nhất, để lại cho bệnh viện công những bệnh nhân nghèo không có khả năng chi trả.
“Chủ nghĩa thân hữu”, như chúng ta có thể thấy, có khả năng làm méo mó các quan hệ thị trường không thua kém gì cơ chế chủ quản. Tuy nhiên, điều nghiêm trọng hơn là nó còn làm tha hóa và biến chất cả hệ thống công quyền.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu