Ngợi khen phụ nữ

06:21 CH @ Thứ Bảy - 11 Tháng Hai, 2006

Thế nào là một người đàn ông thành đạt, chuẩn mực? Với câu hỏi này, không những nam giới trả lời một cách, nữ giới trả lời một kiểu mà với mỗi người cũng có vô số những lát cắt khác nhau. Nói to tát thì là vinh hoa phú quý, chức trọng quyền cao hoặc ít ra cũng phải phong nhã, hào hoa. Thế thôi, với nhiều mái tóc dài có lẽ chỉ cần một trong chừng ấy điều cũng quá đủ để nói về một nửa “đáng ghét mà không thể bỏ” rồi. Nhưng, nhân vật Người đương thời số đầu tiên của chúng tôi không muốn giới hạn ở đó, vì vậy, xin chọn người đối thoại là một nhân vật khá đặc biệt, Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội (VPQH) Nguyễn Sĩ Dũng. Sở dĩ phải dài dòng đôi chút vì vì, chắc ai cũng biết trên cương vị này gần như chẳng mấy ai (dám có thể) “dốc bầu” về mọi chuyện trong cuộc đời, từ sự nghiệpđến tình ái. Còn ông Dũng thì sao?

Sau khi về nước năm1980, ông đã quay trở lại Liên Xô (là nước Nga bây giờ) làm nghiên cứu sinh. Nguyên do của quyết định này? Ông thực sự muốn học lên nữa hay vì hoàn cảnh đất nước lúc đó cơ cực quá nênchọn môi trường sống dễ chịu hơn ở nước ngoài?

Đưa ra quyết định trong trường hợp này là nói cho oai, chứ mình quyết được gì đâu. Học xong Đại học, có đủ tiêu chuẩn để làm chuyển tiếp sinh thì tôi làm thủ tục, sau đó ngồi chờ thôi. Hơn một năm sau, Bộ Đại học Liên Xô mới đồng ý tiếp nhận. Tất nhiên, được tiếp tục đi học thì ai chẳng thích! Chuyện đất nước cơ cực ít liên quan gì ở đây.

Khi ấy, ông có trong dòng người buôn nồi áp suất, bánlà…?

Nói không thì không phải, nhưng sẽ chính xác hơn là nói có. Thì tôi cũng mua được mỗi thứ dăm bảy cái mang về. Còn đi buôn thì phải có năng khiếu và có vốn. Mà cả hai thứ này thì tôi đều không có. Và trong cái dòng người mà bạn nói tới chắc đa số cũng như tôi thôi.

Ông làm luận ánvề chuyên ngành gì?

Giáo dục học.

Học Đại học Anh ngữ, làm Phó Tiến sĩ về giáo dục nhưng khi về nước thì lại đi làm thư ký cho một vị lãnh đạo, cảm giác như có cái gì hơi gợn trong sự lựa chọn ở đây, vì công danh, vì sợ khổ ải chăng?

“Mình làm gì có quyền lực mà cảm thấy mùi vị của nó như thế nào”

Sự lựa chọn trong trường hợp này cũng là nói cho oai thôi. Lãnh đạo và tổ chức mới là những người lựa chọn. Tất nhiên, bạn có thể có quyền từ chối. Tuy nhiên, nếu công việc được giao quan trọng hơn công việc bạn đang làm, đồng thời lại là một sự tín nhiệm thì bạn chọn cái gì?

Làm một công việc mà thiên hạ hay gọi là “bưng bê” không tương xứng với học vị của mình, ông có chút nào day đứt không? Trong khi ấy, một thanh niên độc thân không bị ràng buộc gì, bầu máu nóng còn cuồn cuộn lẽ ra hoài bão phải cao xa hơn nhiều?

Thiên hạ đã gọi sai công việc này. Thưký nội dung không có học thì không làm được. (Khi đó ông Dũng làm thư ký cho Bí thư thứ nhất TW Đoàn, ông Vũ Mão). Còn chuyện bưng bê thì lớp trẻ, mới vào cơ quan có tránh được ớ đâu? Bạn có phải bưng bê khi mới về cơ quan không?

Khi đó, ông bắt đầu cảm thấy sự hấp dẫncủa quyền lực?

Mình làm gì có quyền lực mà cảm thấy nó như thế nào.

Vậy thời điểm nàoông cảm thấy điều đó?

Chưa có thời điểm nào cả. Tôi vẫn không nghĩ rằng mình có quyền lực. Tôi chỉ là một công chức của QH, phó chủ nhiệm VPQH thì cũng chỉ là một công chức của QH. Công chức của QH thì phải phục vụ QH và các vị đại biểu QH, thế thôi. Tôi được Chủ nhiệm VPQH ủy quyền điều hành một số công việc của VPQH. Tuy nhiên, đây là những công việc chuyên môn, kỹ thuật. Chúng đòi hỏi sự hiểu biết chứ không phải quyền lực. Ví dụ, không hiểu biết về công nghệ thông tin thì dùng quyền lực thế nào, ở đây?

Thế còn chuyện cầu cạnh, nhờ vả?

Nhờ vả thì có, nhưng cầu cạnh thì không nhiều. Vì thực ra có quyền gì lớn lắm.

Thứ trưởng thì có gì đâu mà cao.

Cứ tuần tự như vậy, sau chừng ấy thời gian rồi bây giờ ông đã ở cương vị tương đương thứ trưởng. Theo ông, địa vị nàycó được là do sự may mắn, nỗ lực, tài nănghay biết chọn đúng tọa độ ban đầu rồi anphận thủ thường, cứ “tằng tằng” mà thăng tiến?

Có lẽ mỗi thứ một chút, mà chẳng phải thứ nào cụ thể cả. Tuy nhiên, nếu đã an phận thủ thường thì khó lòng "tằng tằng mà thăng tiến”. Ngoài ra, một điều chắc chắn là không có sự đỡ đầu và sự dẫn dắt thì chắc chắn bạn chẳng tiến được xa.

Làm thư ký chắc ông biết quá rànhmọi ngõ ngách của cuộc sống thưa, có không chuyện chạy chọt, bôi trơn vì cái ghế hiện nay?

“Tôi không chế chiếc ghế, nhưng tôi không làm nô lệ cho nó”.

Thứ nhất, thư ký biết một số ngõ ngách, chứ không phải mọi ngách, đặc biệt lại là mọi ngõ ngách của cuộc sống. Thứ hai, biết là một chuyện, chui vào các ngõ ngách đó hay không lại là một chuyện khác. Tôi không chê chiếc ghế, nhưng tôi không sẵn sàng làm nô lệ cho chiếc ghế. Về việc bôi trơn, mọi chuyện không đơn giản như bạn nghĩ đâu. Quy trình đề bạt một cán bộ cấp Thứ trưởng ở QH được tiến hành như sau:
1.Bỏ phiếu phát hiện nguồn,
2. Bỏ phiếu tín nhiệm trong cán bộ chủ chốt,
3. Bỏ phiếu trong Đảng Uỷ,
4. Bỏ phiếu trong lãnh đạo VPQH,
5. Xem xét ở Đảng đoàn QH,
6. Xem xét ở Đảng uỷ khối một các cơ quan TW,
7. Xem xét ở Uỷ ban kiểm tra TW,
8. Xem xét ở Ban bảo vệ chính trị nội bộ,
9. Xem xét ở Ban Tổ chức TW,
10.Xem xét ở Ban bí thư.

Rất nhiều công đoạn trong quá trình này thường phải làm đi, làmlại 2 lần, và bất cứ công đoạn nào không qua được thì cơ hội đề bạt của bạn đều chấm dứt ở đó. Xin hỏi, bạn có cách gì để bôi trơn một quy trình như vậy không? Còn tôi thì chịu.

Còn tự đánh bóng mình?

Thế nào là tự đánh bóng mình? Những cái bạn không có trong đầu có thể làmcho thiên hạ thấy được là bạn có không?

Việc tự phơi mình - không cuộn tròn lại như nhiều người nghĩ của ông nênhiểu thế nào, phải chẳng là một cách làm tưởngnguy hiểm nhưng lại không nguy hiểm, và ông hơn người ở chỗ đó?

Ở đời chuyện Tái Ông thất mã, phúc họa biết là đâu. Tôi chỉ sống theo cách mình thấy thế là phải. Còn hơn người thì chắc gì đã hơn, mà chắc chắn là không hơn.

Ở đời biết thế nào là đủ. Nhưng bạn cũng không thể đi một lúc hai đôi giày.

Có khi bày binh bố trận lại không được?

Không nên quan niệm cuộc sống là một trận hỗn chiến.

Người Trung Hoa có câu: càng lên cao thì càng lạnh, vào lúc nào đó ôngcó bị kiện cáo gì không?

Cơ bản là không. Ngoại trừ trong quá trình đề bạt. Mà làm Phó Chủ nhiệm VPQH thì có gì đâu mà cao, nhìn xung quanh thấy toàn sếp thôi mà.

Nếu giỏi thì đã giàu hơn.

Bây giờ cuộc sống của ông thế nào, có thể gọi là giàu có được không?

Giàu có chỉ là một khái niệm tương đối. "Trông lên thì chẳng bằng ai, trông xuống thì chẳng có ai bằng mình". Giàu có như cách hiểu chung không, nhưng chắc chắn là tôi có một cuộc sống đầy đủ.

Ông làm thế nào để có tiền?

Trong thời gian đi học ở Úc năm 1990 tôi cũng tiết kiệm được một ít. Ngoài ra, có thể làm thêm như viết báo, tham gia nghiên cứu, làm chuyên gia tư vấn và dịch thuật.

Ông thấy thếlà đủ?

Ở đời biết thế nào là đủ. Nhưng bạn cũng không thể đi một lúc hai đôi giày.

Đấy là về kinh tế, còn về sự nghiệp, đúng hơn là chức tước, nếu nói thật, ông có thích ngồi cao hơn không?

Người ta bao giờ cũng phải cân đối giữa cái chuyện thích với khả năng thực tế của mình. Cân đối này không nghiêng về phía “thích ngồi cao hơn”.

Có nhiều người cứ triền miên trong cơn ngộ nhậnrằng bản thân rất tài ba, còn ông, có hay tự cho mình là giỏi không?

Giỏi gì đâu. Giỏi thì đã thành đạt hơn, giàu có hơn. Bình thường thôi.

Ông có thích thích phụ nữ nhiều không?

Thích phụ nữ nhiều thì chưa phải là thích nhiều phụ nữ.

Trước khi lập gia đình, ông yêu chừng bao nhiêu người?

Không nhiều đến mức độ vợ tương lai không chấp nhận được.

Ông nghĩ thế nào về chuyện ngoại tình?

Chuyện đó xưa như Trái đất. Đó là chuyện của cá nhân. Chúng ta không nên quan tâm về việc này nhiều hơn vợ (chồng) của người ta.

Ông có… bồ không?

Có một nhà thơ cũng đã được hỏi một câu tương tự và ông ta đã trả lời như sau: "Biết trả lời thế nào đây nhỉ? Nếu trả lời không thì mất lòng bạn gái, nhưng nếu trả lời có thì mất lòng vợ tôi". Tôi không phải là nhà thơ đó. Nói chung, tôi chưa bao giờ là một nhà thơ.

Là người có khiếu ăn nói, thông minh, lại có chức tước, chắc ôngđược nhiều người ngưỡng mộ và yêu?

Bạn có chắc không chứ tôi thì không chắc.

Thú vui của một số đàn ông thời nay là nhậu, hát karaoke và trong vòng taycó một thanh nữ nàođó, ông có phản đối?

Mỗi người một ý thích. Nhưng cuộc sống là một chuỗi những sự lựa chọn: gia đình và sở thích nói trên, công việc và sở thích nói trên. Chuyện sự lựa chọn nào đúng đắn hơn thì lại phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống giá trị mà mỗi người tự xây dựng cho mình. Tôi không lựa chọn theo thú vui nói trên, nhưng không phản đối sự lựa chọn của người khác khi chưa biết được lý do của họ.

Rất nhiều người đúc kết từ kinh nghiệm sống rằng sau khi có vợ, có con, tất nhiên vợ mình cũng già đi và tình yêu sẽ hết, cái còn lại chỉ là nghĩa thôi. Ông có đồng ý?

Thì mình cũng đâu có trẻ mãi. Mình "chín" hơn thì tình yêu cũng "chín"hơn thời. Người ta vẫn gọi là tình nghĩa vợ chồng chứ ít ai gọi là nghĩa vợ chồng.

Khi chinh phục phụ nữ, có khi nào ông nói dối không?

Nói dối chắc gì đã là cách hữu dụng để chinh phục phụ nữ. Tôi cho rằngkhen ngợi phụ nữ cùng lắm thì chỉ là sự tô hồng chứ không phải là nói dối.

Tại sao trong hầu hết câu chuyện của đàn ông lại nói về nữ giới, thưa ông?

Thì trong cuộc đời của chúng ta có mấy chuyện gì quan trọng hơn chuyện đó đâu.

Trên thế giới, người ta nói hoạt động chính trị và chinh phục phụ nữ,có một điểm giống nhau là ít…khi nói thật?

Hiểu như vậy chắc gì đã đúng với việc làm chính trị trong một nền chính trị hiện đại. Riêng tôi thấy điểm giống nhau nằm ở chỗ là đều phải rất công phu.

Và ông thấy mình thành đạt?

Ở mức vừa phải thôi.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Đam mê quan sát cuộc sống

    12/11/2014Minh ChâuKhi người ta còn bận rộn với những điều gì đó, thì tôi làm giàu. Còn khi tất cả đổ xô tìm kiếm giàu sang, thì tôi đã làm những việc khác. Ông thừa nhận mình không phải là một nhà hàn lâm và cũng không có ý định trở thành như vậy. "Nhưng tôi là một người đam mê quan sát cuộc sống. Chính đam mê này và sự hấp dẫn của cuộc sống đã thúc ép tôi phải có những lý giải về nó"...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?