Thịnh vượng sẽ đến nhanh hơn, nếu...
13 tháng 10 - ngày của các doanh nhân VN, một ngày lễ mới tròn một tuổi. Ngày lễ này được xác lập như vậy là rất muộn, nhưng có lẽ, cũng không thể sớm hơn. Bởi vì rằng trái cây cần thời gian để chín, con người cần thời gian để vượt qua những định kiến của mình.
Ngoài ra, xã hội giống như một con tàu khổng lồ khó có thể cua gấp khi chúng ta chuyển hướng.
Một đất nước không thể trở nên giàu có nếu đất nước đó không có những người con biết cách làm giàu. Làm giàu không chỉ là một việc tốt, mà còn là một việc khó. Không nhìn thấy cơ hội, không chấp nhận rủi ro và không huy động được các nguồn lực thì không thể làm giàu. Vấn đề là không phải ai cũng nhìn thấy cơ hội; không phải ai cũng dám chấp nhận rủi ro; không phải ai cũng biết huy động các nguồn lực.
Ba kỹ năng quan trọng nói trên chỉ những nhà kinh doanh mới có. Chính vì vậy, nếu đội ngũ này ngày một nhiều hơn, ngày một giỏi hơn, thì sự thịnh vượng cũng sẽ đến với dân tộc ta ngày một nhanh hơn.
Giàu có và công bằng là hai chuyện khác nhau. Tuy nhiên, công bằng là việc của Nhà nước nhiều hơn là việc của các doanh nhân. Chúng ta đã từng được hưởng sự công bằng trong nghèo khổ và hiểu ra rằng đó không phải là thứ công bằng mà chúng ta muốn có.
Cái chúng ta muốn có là sự công bằng trong no đủ. Mà như vậy thì sự giàu có cần phải xảy ra trước. Và ủng hộ các doanh nhân là cần thiết để điều đó xảy ra. Suy cho cùng, chúng ta không thể nào chia nhau miếng da của con gấu còn chưa săn được.
Đã thế, kinh doanh trong điều kiện của nước ta lại càng khó khăn hơn. Lý do là vì hệ thống pháp luật về quyền tài sản, về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng chưa thật phát triển và rất khó thực thi.
Lý do là vì môi trường kinh doanh chưa phải bao giờ cũng thuận lợi; vì luật lệ của sân chơi không phải bao giờ cũng rõ ràng; vì một bộ máy hành chính đã quen cai quản, mãi vẫn chưa học được cách phụng sự các doanh nghiệp và công cuộc chấn hưng kinh tế. Nêu lên một vài khó khăn như trên để thấy kinh doanh cũng là một sự dấn thân.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường