Bằng cấp và năng lực

05:06 CH @ Thứ Hai - 09 Tháng Mười Một, 2009

Ðể xem xét việc đòi hỏi công chức lãnh đạo có bằng cấp tiến sĩ có hợp lý hay không, nên tìm hiểu thêm về phương thức quản lý công chức trên thế giới và cũng đang được tiến tới áp dụng ở nước ta. Đó là, hệ thống chức nghiệp và hệ thống theo việc làm hay còn gọi là theo vị trí.

Hai hệ thống quản lý công chức

Theo Hệ thống chức nghiệp thì công chức được tổ chức theo các ngạch và theo ngành chuyên môn. Mỗi ngạch có tiêu chuẩn riêng, muốn được bổ nhiệm chính thức vào ngạch thì phải thi tuyển, muốn được nâng ngạch thì phải tham gia các kỳ thi nâng ngạch. Mỗi ngạch có một bảng tiền lương thích ứng. Theo hệ thống này thì việc đào tạo gắn liền với việc tuyển dụng công chức. Tiền lương của công chức được khuyến khích theo thâm niên và theo các kỳ thi nâng ngạch.

Nước Cộng hòa Pháp, Vương quốc Anh, một số nước khác ở châu Âu và nhiều nước châu Á theo hệ thống này. Tuy vậy, hệ thống này có một số hạn chế nhất là nếu công tác theo dõi, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ hàng năm không tốt sẽ không khuyến khích công chức phát huy hết năng lực trong công tác.Hiện nay đang chủ trương áp dụng hệ thống này đối với công chức thừa hành .

Hệ thống theo việc làm hay còn gọi là theo vị trí công việc là phải thiết kế, xác định yêu cầu, tiêu chuẩn cho từng vị trí cụ thể của công chức. Việc thi tuyển vị trí công chức bố trí vào các vị trí công việc không chỉ căn cứ vào bằng cấp.

Những người có năng lực thực sự có cơ hội trở thành công chức hơn là những người có “quá trình đào tạo”, qua nhiều trường lớp, có lắm “chứng chỉ, văn bằng”. Dù công chức chỉ có văn bẳng không cao nhưng nếu muốn và có đủ năng lực có thể tham gia thi tuyển cạnh tranh vào vị trí cao hơn .

Khó khăn trong thực hiện hệ thống này là phải xây dựng được tiêu chuẩn, thiết kế được yêu cầu của hàng chục ngàn vị trí công việc. Nếu muốn được đải ngộ cao hơn thì tự do thi cạnh tranh vào vị trí cao hơn. Tuy vậy, ưu điểm nổi bật của hệ thống này là do mỗi vị trí công việc có yêu cầu cụ thể, đòi hỏi công chức phải thực hiện nên năng suất và hiệu quả làm việc của công chức cao hơn.

Vì vậy, hiện nay ở Mỹ và Liên hiệp quốc đang sử dụng hệ thống này. Nước ta đang chủ trương áp dụng hệ thống theo việc làm đối với công chức lãnh đạo.

Cũng có một số nước áp dụng đồng thời cả hai hệ thống. Bang Quebec, Canada là một điển hình. Đối với công chức chuyên môn nghiệp vụ thì áp dụng hệ thống chức nghiệp; còn đối với công chức chỉ huy, quản lý (trưởng phòng, vụ trưởng, cục trưởng) thì áp dụng theo hệ thống vị trí. Sự kết hợp sử dụng mềm dẻo, hợp lý hai hệ thống này đem lại kết quả trong hoạt động của công chức và công tác quản lý công chức.

Đối với nước ta, thiết nghĩ nên tổ chức thi tuyển đầu vào nghiêm ngặt, khoa học khách quan hơn đối với công chức so với thời gian vừa qua. Nên chăng tổ chức những cơ quan độc lập lo việc thi tuyển công chức. Dựa vào kết quả thi đấy cơ quan cần tuyển dụng chiếu theo yêu cầu của cơ quan mình tuyển dụng.

Ngoài ra, đối với các chức vụ lãnh đạo cần tổ chức thi tuyển cạnh tranh vào một chức danh nào đó. Trước mắt cho thí điểm thi trưởng, phó phòng, dần dần mở rộng đến phó, chánh giám đốc sở, vụ trưởng, vụ phó, cục trưởng, cục phó … Tiến tới đích tổ chức hệ thống quản lý công chức theo Hệ thống việc làm theo vị trí. Bổ sung Chế định sát hạch công chức định kỳ hoặc đột xuất.

Đã đến lúc làm quen “công nghệ mới” bổ sung cho hệ thống tuyển chọn nhân sự cao cấp để quy hoạch thông qua áp dụng tiêu chí đánh giá qua Chỉ số thông minh IQ (Intelligent Quotient) và Chỉ số cảm xúc EQ (Emotinal Quotient).

Tuyển chọn công tâm

Có vẻ như lâu nay ta vẫn chưa có một hệ thống tiến cử, tuyển chọn hiền tài công tâm và khoa học.

Chúng ta biết rằng, trong thực tiễn quản lý, nhất là ở tầm hoạch định chính sách, nhiều vấn đề phát sinh không có trong sách vở, các thông lệ. Hơn nữa, công cuộc đổi mới cũng như Cải cách hành chính và những vấn đề bức xúc của Nhà nước ta chưa có tiền lệ. Vì thế, nếu chỉ biết “nhai lại” mà chỉ số thông minh thấp thì khó có khả năng đề xuất giải quyết những vấn đề bức xúc có tính đột phá. Có chỉ số thông minh và chỉ số xúc cảm cao mới có điều kiện để năng động, sáng tạo nhạy bén!

Nhớ lại chuyên mấy năm về trước (17-7 -2006), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đến thăm và mừng thọ học giả nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng, một người được đánh giá là có đầu óc siêu Việt do tự học mà có nhưng không màng bằng cấp. Ông tâm sự một cách bức xúc rằng, cách thức bổ nhiệm, sử dụng con người thông qua tiêu chuẩn bằng cấp ở nước ta hiện đang có “vấn đề” cần nghiên cứu.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết góp vào câu chuyện bằng một thực tế thỉnh thoảng xảy ra: cán bộ yếu thì cho đi học, bắt cán bộ giỏi làm thay; đến khi bổ nhiệm thì nhờ có bằng cấp nên cán bộ yếu được đề bạt… (Tuổi Trẻ 18/7/2006).

Các quan chức ngày nay có cái “mốt” ngoài chức danh còn có gắn thêm các “phụ tùng” như T.S., ThS, PGS, GS ...cho có vẻ “văn võ song toàn” thêm phần “trí tuệ” nhưng thật ra trí thấp, tài mọn không xứng với chức danh ghi quá kêu, quá nổ ... Các vị này quên rằng “Càng cao DANH VỌNG càng đầy gian nan”.

Thực trang giáo dục Đại học hiện nay và đào tạo Tiến sĩ, Thạc sĩ những năm qua và đoan chắc khó có thể khắc phục triệt để trong tương lai gần, làm cho xã hội không khỏi hoài nghi về thực chất của các loại bằng cấp và kết quả sản phẩm mang lại!?

Công bằng mà nói, vừa qua việc đòi hỏi công chức trong một thời gian phải có bằng cấp cao vô hình trung làm bùng nổ vấn nạn “mua bằng, bằng giả” hay “ học giả bằng thật”.

Ở Việt Nam ta, nhiều vị thực tài nhưng bằng cấp rất khiêm tốn. Thí dụ, Giáo sư Tôn Thất Tùng (Bác sĩ), Giáo sư Tạ Quang Bửu (cử nhân), Giáo sư Trần Đại Nghĩa (kỹ sư)... Những vị này mãi mãi là ngôi sao sáng trên bầu trời văn hiến đất Việt.

Thiết nghĩ lao động của công chức là loại hình lao động đặc biệt vì thế nó phải được điều chỉnh một cách đặc biệt không thể đồng nhất với các loại hình lao động khác. Muốn làm công chức phải chấp nhận “luật chơi nghiêm khắc hơn”. Vấn đề còn lại ở đây là chế độ đãi ngộ vật chất cũng như tinh thần phải tương xứng với “luật chơi” đó để bảo đảm thu hút lao động giỏi vào cơ quan công quyền.

Trì trệ bởi áp dụng chế độ công chức suốt đời

Theo kinh nghiệm nhiều nước cần nhanh chóng bãi bỏ chế độ tuyển dụng công chức suốt đời. Nước Nhật là quốc gia điển hình về áp dụng chế độ tuyển dụng công chức suốt đời, nhưng qua trên chục năm liên tục suy thoái kinh tế đã ngộ ra, một trong những nguyên nhân đưa đến sự trì trệ là do áp dụng chế độ này.

Trung Quốc có những nét khá tương đồng với ta về chủ trương bao cấp trong thực thi chế độ nhân sự. Nhưng để phát triển, vì nhu cầu tăng trưởng cao, bạn không ngần ngại bỏ chế độ biên chế đối với mọi loại hình lao động kể cả cán bộ, công chức để thực hiện chế độ hợp đồng linh hoạt.

Có làm được những điều trên mới mong có một đội ngũ công chức có đủ phẩm chất và năng lực thưc sự chuyên nghiệp. Khi công chức đủ tâm, đủ tầm, thực sự chuyên nghiệp thì mới đủ sức ngăn chặn các vấn nạn làm nhức nhối xã hội.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một góc nhìn khác về bằng cấp

    22/03/2016Tạ Thị Ngọc ThảoCó nhiều nguyên nhân khiến người ta không thể tìm đến trường để học: không trang trải nổi chi phí học tập, bận nuôi sống bản thân mình và lo cho nhiều người khác... Nhưng cũng có những người sau khi làm bài toán so sánh họ chọn con đường tự học, tự đào tạo. Theo họ, lợi ích thu được từ việc đến trường không bằng cơ hội, thời gian, tiền bạc… mà họ phải mất đi....
  • Luận bàn về trí thức

    17/06/2014TS. Nguyễn Quang AVài tháng nay các trí thức Việt Nam (trong và ngoài nước) sôi nổi đóng góp cho Đề án "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế" mà Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X, dự kiến sẽ thảo luận và thông qua.
  • Học tại chức thời @

    30/12/2010Hà ThanhDưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại...
  • Năng lực và bằng cấp - Chuyện của ông thợ mộc và thợ cơ khí

    13/09/2009Xuân AnNhân dịp khai giảng năm học mới 2009 - 2010, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã có cuộc trả lời trực tuyến về các vấn đề liên quan đến giáo dục nước ta hiện nay. Một trong những câu nói của ông được báo chí khai thác nhiều: "Năng lực thực sự bước vào đời mới là vốn quý...". Nhân câu nói của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, tôi xin đưa ra một số dẫn chứng thực tế mà tôi đã trải qua liên quan đến vấn đề năng lực & bằng cấp ở nước ta.
  • Thu vốn

    05/02/2009Nhà văn Tạ Duy AnhHọc không hay, cày không biết, chỉ giỏi mưu mô, đố kỵ, đểu giả trong khi để có cái bằng chứng nhận người tử tế luôn luôn khó gấp ngàn lần những cái bằng ông đang có. Thôi thì chả được gì thì cũng được cho thiên hạ một bài học nhục nhã. Vả lại cũng là cách để trời thu lại vốn khi trót thừa tiền dung dưỡng một thằng vô lại.
  • PhD hay DBA?

    10/11/2006Trương Thu HàSau khi hoàn thành chương trình MBA, có thể bạn sẽ cảm thấy như mình không bao giờ muốn học nữa! Điều này là dễ hiểu bởi vì bạn đã phải vất vả để vượt qua nó. Tuy nhiên đôí với những ai quan tâm tới vấn đề theo đuổi việc học hành ở trình độ cao hơn, có hai văn bằng có thể hợp với những ai đã tốt nghiệp MBA. Đó là chương trình PhD và DBA....
  • Học chỉ cốt lấy điểm cao

    01/01/1900Thu LinhThách thức của giáo dục là thách thức của phát triển. Kinh nghiệm thành công trong mở cửa để phát triển của các nước đi trước đã khẳng định điều này. Việt nam là dân tộc có truyền thống hiếu học
  • Đừng tiếc tiền đầu tư kiến thức

    22/07/2006V.A & nhóm tư vấn HR"Con đường nào cũng là quá trình của một đẳng thức gồm sự chuẩn bị và nắm bắt cơ hội kịp lúc!" - ông Vũ Xuân Tường, Giám đốc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của Công ty Theodore Alexander (chuyên sản xuất hàng nội thất bằng gỗ), đúc kết từ kinh nghiệm quản lý 8.000 lao động tại doanh nghiệp của mình...
  • Có nên sưu tầm bằng cấp?

    14/07/2006Lê Ngân (Careers)Nhiều người mới tốt nghiệp đã nhanh chóng vỡ mộng vì cuộc sống đi làm, họ thấy mình không đi đến đâu, chán ngán với công việc, buồn chán với những quy định cơ quan, và nghĩ rằng cách duy nhất để cải thiện hoàn cảnh đó là đi học...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • MBA dạy gì ? MBA yêu cầu gì?

    09/08/2005Trương Thu HàMBA không chỉ là một bằng cấp kinh doanh mà còn mang ý nghĩa nhiều hơn như thế. Nó là một chương trình sau đại học được thiết kế để chuẩn bị các kĩ năng chuyên nghiệp nhằm giải quyết mọi khía cạnh phức tạp và cạnh tranh của thế giới kinh doanh ngày nay. Vậy chương trình MBA dạy những gì và nó yêu cầu những gì? ...
  • Nạn bằng giả đâu khó giải quyết

    09/07/2005Tiến sĩ Nguyễn Quang ANạn bằng giả là một câu chuyện nhức nhối ở nước ta. Từ tháng 10 đến tháng 12. 2004, cục hải quan TPHCM phát hiện 120 văn bằng chng chỉ giả, xử lý kỷ luật trên 100 cán bộ; 73 cán bộ Sở thương mại Hà Nội dùng văn bằng giả; trong số 1,28 triệu trường hợp được Bộ GDĐT kiểm tra phát hiện 7.425 (0,58%) văn bằng chứng chỉ không hợp pháp. Nếu tính chi phí xã hội cho việc kiểm tra văn bằng chắc không nhỏ. Nếu tính cả tác hại do người có bằng giả gây ra thì có thể rất khủng khiếp, đó là chưa nói đến ảnh hưởng băng hoại đạo đức nó gây ra cho toàn xã hội.
  • Lượng đổi chất không đổi

    06/07/2005Ths.Lê Hoàng Tùng“Chào các em, thi cử thế nào?- Chán lắm anh ạ, thất vọng kinh khủng”. Đó là câu mở đầu cho một đoạn họi thoại ngắn mà tôi nghe được vào đầu giờ làm việc sau đợt thi thứ hai của kỳ thi tuyển sinh cao học 2005. Tiếp đó, là những bức xúc về sự lơi lỏng kỷ luật phòng thi, về sự thiếu nghiêm túc của phần đông thí sinh... Lâu nay, báo chí nói nhiều đến sự sụt giảm của chất lượng đào tạo cao học. Bản thân tác giả cũng là một thạc sỹ đã trải nghiệm quá trình đào tạo đó, đúng là có rất nhiều chuyện cần phải xem xét!
  • Cuộc rượt đuổi bằng cấp

    01/06/2005Ra trường thất nghiệp, chưa biết về đâu thì... làm cái cao học (nghe thật sang). Có việc rồi nhưng trốn việc, cao thủ nhất là xin cơ quan cho đi học.
    Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học!
    Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh! Nhưng đi học để làm việc, hay chỉ là rượt đuổi bằng cấp?
  • Đổ xô kiếm “mác” tiến sĩ để thăng tiến

    14/01/2004Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bằng tiến sĩ “hấp dẫn” chủ yếu đang chỉ bởi tư cách là “giấy thông hành” bắt buộc cho sự thăng tiến. Số người dự định theo học sau đại học với toan tính có bằng cấp cao để dễ bề tiến thân mà không phải vì thực sự đam mê nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều.
  • Tản mạn về mảnh bằng Ph.D

    06/12/2003Ngô Quang Hưng"Những năm gần đây có khá nhiều sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ và nhiều nước khác, bằng nhiều con đường khác nhau. Người có học bổng, chức trợ giảng (teaching assistant - TA), hoặc trợ nghiên cứu (research assistant - RA), người thì du học tự túc. Tôi không nhớ chính xác là đã đọc ở đâu đó rằng có hơn nghìn du học sinh mỗi năm sang Mỹ. Nhiều người trong số họ theo học tiến sĩ (Ph.D)." ChúngTa.com xin đăng tải vài viết của anh Ngô Quang Hưng viết trên mailling list [email protected] về vấn đề này.
  • xem toàn bộ