Học chỉ cốt lấy điểm cao

12:00 SA @ Thứ Hai - 01 Tháng Giêng, 1900

Thách thức của giáo dục là thách thức của phát triển. Kinh nghiệm thành công trong mở cửa để phát triển của các nước đi trước đã khẳng định điều này. Việt nam là dân tộc có truyền thống hiếu học. Giá trị này là thế mạnh để Việt nam cất cánh trong điều kiện thế giới có nhiều thay đổi liên quan đến những kiến thức và kỹ năng mới trong giải quyết công việc. Sự mong đợi của người dân về một chất lượng mới trong nền giáo dục cần được nhìn nhận như một động lực cho phát triển kinh tế - xã hội khi Việt nam đang ở bên thềm của WTO. Song sử dụng động lực này như thế nào cho hiệu quả lại chủ yếu thuộc về trách nhiệm của quản lý Nhà nước về giáo dục. Sự chậm chễ và ít hiệu quả trong cải cách giáo dục đang là nỗi nhức nhối mang tính xã hội. Căn bệnh chạy theo thành tích hình thức của nhiều cơ sở đào tạo đã được một công dân bày tỏ nhân dịp ngành giáo dục có Bộ trưởng mới. Và rất đáng trân trọng khi Bộ trưởng đã có sự trả lời kịp thời trên phương tiện truyền thông.

Tuy nhiên sự trả lời từ cương vị người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục, người chịu trách nhiệm trước Chính phủ, lại chưa thỏa đáng nếu không nói là làm cho không ít người thất vọng. Bởi nguyên nhân của tình trạng trên được Bộ trưởng chỉ ra lỗiở: "Hàng triệu gia đình muốn con em mình có điểm cao (hơn thực chất) sẵn sàng đóng tiền "bồi dưỡng" các thầy cô giáo để các em thi được điểm cao bằng mọi cách mới có bệnh thành tích ở quy mô lớn và bền vững".

"Để có thể dạy học sinh trở thành người ham tự học và là người sáng tạo, có sáng kiến thì bản thân các thầy cô phải dạy được theo tinh thần đó".

Lỗi này thực sự có phải do phụ huynh học sinh và thầy, cô giáo tạo ra? Nếu chúng ta không tìm ra đúng nguyên nhân của tình trạng chạy theo điểm, thành tích hình thức... hay nói khái quát là chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển trong hội nhập kinh tế thế giới thì chắc chắn các giải pháp can thiệp từ phía Nhà nước sẽ không mang lại hiệu quả.

Hiện tượng người dân bồi dưỡng các thầy cô giáo để mong con mình được điểm cao, thầy cô dậy học theo kiểu nhồi nhét...thực chất chỉ là hệ quả của 2 nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân thứ nhất là do các cơ quan thuộc khu vực Nhà nước sử dụng nguồn nhân lực không dựa trên kết quả công việc.
  • Nguyên nhân thứ hai, trực tiếp là do cách thức hiện nay trong quản lý Nhà nước về giáo dục đã lỗi thời.

Về nguyên nhân thứ nhất, chúng ta đã biết thời bao cấp mọi người đều làm việc cho nhà nước. Để quản lý nguồn lực lao động đông đảo như vậy, người ta dựa vào bằng cấp để xếp loại, để trả lương cho cán bộ. Chuyển đổi cơ chế kinh tế, các doanh nghiệp ở khu vực tư trả lương theo kết quả công việc, bằng cấp chỉ có giá trị tham khảo. Cùng với cải cách kinh tế, 20 năm qua cải cách hành chính đã làm được nhiều việc. Trong quản lý nhân sự ở khu vực công đã ban hành được Pháp lệnh cán bộ, công chức, đã minh định được công chức với cán bộ...Song cải cách hành chính vẫn chưa lấp được lỗ hổng lớn trong quản lý công chức, cán bộ. Đó là các vị trí làmviệc trong các cơ quan đều không có "Bản môtả vị trí công việc". Do đó các nhiệm vụ trong các vị trí thường chưa được xác định rõ ràng, nên cũng khó đưa ra được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tương ứng với các nhiệm vụ phải thực hiện đối với cán bộ, công chức (trong khi đây chính là căn cứ để các công chức xác định cần học cái gì để giúp họ làm tết cho vị trí công việc nào đó. Là căn cứ để bồi dưỡng công chức sát với nhu cầu công việc). Phổ biến hơn, các cơ quan chưa chú trọng xây đựng các chỉ số để đánh giá, đo lường kết quả đạt được đối với từng vị trí công việc. Một khi thiếu yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và công cụ để đo lường kết quả đạt được tương ứng với nhiệm vụ của từng vị trí công việc thì rõ ràng việc quy hoạch, tuyển dụng, giao việc, bổ nhiệm, bồi dưỡng, đánh giá... sẽ khó tránh khỏi sự chung chung, chủ quan trong quản lý cán bộ, công chức. Do đó, các cơ quan vẫn dựa trên bằng cấp để xếp loại và trả lương công chức. Đây sẽ là mảnh đất mầu mỡ cho những ân oán len lỏi vào công tác quản lý nhân sự, sáng kiến, sáng tạo sẽ khó nảy nở trong hoạt động của các cơ quan thuộc khu vực công. Mua bằng cấp , mua các vị trí công việc...nảy nở nhờ có lỗ hổng lớn này trong quản lý nhân sự. Các vì trí này ở cấp cao là những người có trọng trách trong hoạch định chính sách, ở cấp thấp là thực thi. (Kỳ họp Quốc hội vừa qua, lỗi ở quản lý nhân sự đã được nhiều đại biểu đề cập mà hệ quả của nó đã được báo chí thông tin về những yếu kém, lãng phí trong việc cung cấp các dịch vụ công như: y tế, cầu đường, điện nước... Các hợp đồng cung cấp điện, nước, mua nhà do các công ty của Nhà nước đưa ra chỉ thấy trách nhiệm đơn phương về phía người dân...).

Cải cách giáo dục cũng do chính các công chức trong các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục ở các cấp đề xướng và thực thi. Chắc rằng họ không thể không chịu ảnh hưởng từ những hạn chế trong cách dùng người của khu vực công nói chung. Điều này làm hạn chế kết quả của cải cách giáo dục. Hiện tượng số đông trong xã hội chạy theo bằng cấp, theo điểm ở "quy mô lớn và bền vững" như nhận định của Bộ trưởng liệu có mối liên hệ chặt chẽ nào với cách dùng người chủ yếu dựa vào bằng cấp đang tồn tại hiện nay? Chính cách dùng người không dựa vào kết quả công việc đã khiến bằng cấp từ chỗ là phương tiện giúp nâng cao năng lực đã trở thành mục đích tự thân. Người học cần điểm, cần bằng mà không cần cái thực chất của sự học, của kiến thức và kỹ năng. Chất lượng của quản lý Nhà nước có tốt hơn nếu trách nhiệm của từng công chức, cán bộ ở mọi vị trí từ cao đến thấp dược xác định rõ ràng qua Bản mô tả vị trí công việc như một căn cứ pháp lý và tiền lương của họ được cải thiện?

Nguyên nhân trực tiếp khiến các thầy cô giáo không dạy học theo tinh thần sáng tạo mà Bộ trưởng và xã hội mong đợi, các trường không cạnh tranh theo hướng chất lượng, lỗicũng không phải ở họ mà chính là ở sự chậm đổi mới cơ chế quản lý giáo dục. Chúng ta hẳn chưa quên ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng PhanVăn Khải khi làm việc với lãnh đạo Bộ GDĐT ngày 12/7/2004: "Chúng ta phải xác định phạm vi Nhà nước quản lý giáo dục trong điều kiện mới này tới mức nào. Cơ chế quản lý giáo dục hiện nay chưa theo kịp với cơ chế quản lý kinh tế, với những thay đổi của tình hình nước ta. Quản lý ôm đồm quá nhiều, tập trung quá mức, đi đến quan liêu, xin - cho không phù hợp và ảnh hưởng đến mức độ phát triển giáo dục". Chính cách quản lý công chức chưa dựa trên kết quả công việc đã hạn chế sáng kiến, đề xuất và trách nhiệm của công chức nhất là khi giáo dục đứng trước yêu cầu của thay đổi. (Chúng ta chưa trọng dụng loại công chức tư vấn hay còn gọi là công chức chuyên môn. Họ không có đường thăng tiến về sự nghiệp. Ví dụ: chỉ có khoảng 5% - 6% công chức không giữ chức vụ lên được ngạch công chà cao cấp.Số % còn lại là những người có chức vụ. Vì vậy đã có lời bình là nên đổi lại tên ngạch là: quan chức cao cấp.

Ngày nay đánh giá thành công trong đổi mới của một quốc gia hay những thay đổi có tính bước ngoặt của một lĩnh vực thì yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công chính là ở năng lực của đội ngũ lãnh đạo và quản lý quốc gia. Cái đáng để xã hội ghi nhận công lao của họ, sản phẩm của họ chính là tạo dựng được một thể chế tiến bộ (hiểu là chính sách, luật pháp và các tổ chức thực hiện) đáp từng được yêu cầu của phát triển trong một giai đoạn. Chính thể chế tiến bộ này sẽ nhào nặn lại những hành vi, thói quen đã lỗi thời của người dân cho phù hợp với yêu cầu mới. (Hành vi đóng tiền bồi dưỡng thầy cô của số đông trong hàng triệu gia đình sẽ không còn nữa khi chúng ta thay đổi cách dùng người, khi các trường học phải cạnh tranh và được xếp hạng...). Những đổi thay kinh tế - xã hội hiện nay đòi hỏi quản lý Nhà nước về giáo dục làm tết việc trao quyền nhiều hơn, lớn hơn cho các cơ sở đào tạo và tạo dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng, chất lượng. Chẳng hạn: lộtrình chuyển quyền cho các cơ sở đào tạo, đến lúc nào các trường Đại học được phong giáo sư cho mình, trường càng nổi tiếng thì Giáo sư của trường càng có giá trị. Khi cơ sở đào tạo tự lựu chọn sẽ không có chuyện nhầm lẫn, nhất là khi họ phải cạnh tranh để xây dựng giá trị xã hội cho trường của mình. Tình trạng hiện nay Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đưa ra rất nhiều các quy định trong xét chọn những vẫn không làm tăng hiệu quả của sự xét chọn và tôn vinh được trách nhiệm xã bội của các trường là ví dụ về sự quản lý tập trung, ôm đồm, tốn kém hiện nay trong giáo dục. Cũng vậy, việc cấp bằng Tiến sĩ do Bộ cấp cũng nên trao về cho các trường đại học.... Những việc làmnhư thế sẽ giúp tăng trách nhiệm xã hội của các trường, tạo dựng danh tiếng cho từng trường trước xã hội. Trường càng nổi tiếng văn bằng càng có giá trị. Kinh nghiệm nhiều nước đã làm từ nhiều năm nay ở lứa tuổi mà sự học được Nhà nước bảo trợ thì ngân sách không chỉ cấp cho các trường công mà cấp theo đầu học sinh vào học, không phân biệt trường công hay tư. Trường nào đưa ra được chương trình hay, có nhiều giáo viên dạy giỏi, quản lý tết sẽ có nhiều học sinh vào học, trường đó sẽ nhận được nhiều kinh phí từ Nhà nước. Khi các trường có nhiều tự do thì thanh tra giáo dục sẽ có vị trí quan trọng trong quản lý Nhà nước về giáo dục. Việc xếp hạng các trường cũng là cần thiết. Cơ quan quản lý giáo dục các cấp đánh giá chất lượng các trường do cấp mình quản lý đồng thời cần tạo điều kiện để các hiệp hội giáo dục ra đời và tham gia vào việc xếp hạng các trường...Những sự can thiệp như vậy của Nhà nước sẽ góp phần tạo dựng môi trường cạnh tranh theo hướng chất lượng cho giáo dục. Sự cạnh tranh bình đẳng, định hướng giáo dục theo yêu cầu của thị trường sẽ khiến các trường thực sự phải tôn vinh các giáo viên dạy giỏi, sáng tạo ra được cách thức tết nhất để tôn vinh đúng người. Nếu trong trường học giá trị được đề cao không phải là sự phấn đấu để trở thành giáo viên dạy giỏi, thành giáo sư, mà là vươn tới các vị trí quản lý cao thì ở đó khó nói đến chất lượng của giáo dục.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: