Đừng tiếc tiền đầu tư kiến thức
"Con đường nào cũng là quá trình của một đẳng thức gồm sự chuẩn bị và nắm bắt cơ hội kịp lúc!" - ông Vũ Xuân Tường, Giám đốc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của Công ty Theodore Alexander (chuyên sản xuất hàng nội thất bằng gỗ), đúc kết từ kinh nghiệm quản lý 8.000 lao động tại doanh nghiệp của mình.
“Đón đầu” cơ hội
Tốt nghiệp ngành thủy sản sau năm 1975, chàng kỹ sư Vũ Xuân Tường may mắn được làm đúng nghề. Đến khi Luật Đầu tư ra đời vào cuối thập niên 80, chàng kỹ sư quyết định cắp cặpđi học... quản trị. Năm 1990, một Tập đoàn của Pháp đến Sài Gòn tuyển dụng nhân sự để chuẩn bị làm ăn tại Việt
"Bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh mà tôi có được là một trong những kế hoạch đặt ra trong việc phấn đấu đạt mục tiêu là người lao động tri thức, đủ sức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế Việt
"Có ai đó đã nói, đại ý là giọt nước làm mòn tảng đá không phải bàng lực, mà bằng tần số nhỏ giọt của nó. Cũng như vậy, con người hiểu biết không phải ở bằng cấp mà bằng tính liên tục học hỏi của mình. Ởđây, tôi nghĩ với giới trẻ, sự thành công sẽ đến nếu biết chuẩn bị tốt kiến thức cho bản thân, và khi có cơ hội hãy mạnh dạn nắm bắt để phát huy được những vốn liếng đã chuẩn bị trước đó. Bởi thời cơ là người bạn khó tính, ít gặp. Khi nó đã đi qua thì khó quay trở lại!", anh chia sẻ.
Thông điệp cho bạn bè
Bàn luận tiếp về việc giới trẻ cản chuẩn bị gì để để khi có cơ hội sẽ dễ nắm bắt, dg Vũ Xuân Tường bày tỏ quan điểm: “Ở đây, cơ hội thành đạt dành cho mọi người là như nhau. Vấn đề quyết định là khả năng của từng người - nói nôm na, sự nghiệp của mỗi người không phải chỉ là tấm bằng Đại học hay bất cứ bằng cấp nào khác, mà là một nghề chính đáng, một cuộc sống có ý nghĩa với chính bản thân, gia đình và xã hội. Cũng từ kinh nghiệm của một người phụ trách tuyển dụng, ông nhận xét: "Người Việt mình dùng 2 chữ thích hợp” khi nói về một công việc ưng ý. Trong khi các ứng viên trẻ, trình độ Đại học thường đòi lương phải cao và chức vụ cũng phải... oai! Có thể các bạn chưa mấy suy tính xem mình "hợp" với công việc ấy đến mức độ nào có vì lẽ tương xứng với yêu cầu mà mình "thích” hay không? Nếu cho một lời tham vấn với những lao động trí thức trẻ, xin được nhắc lại câu hội nói mà trước đây tôi được thày mình dạy: Trong 10 năm đầu đời, đừng quá chú trọng tiền lương và địa vị, vì nó ít khi bền vững. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ ở môi trường làm việc mà mình đang có và tất cả sẽ đến trong 10 năm sau đó!.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh